Học ngành thương mại điện tử ra làm gì? lương có cao không?

03/04/2022 14:30
Thương mại điện tử là ngành học mới phát triển ở Việt Nam. Đây cũng là lý do khiến nhiều em học sinh học sinh khoăn khi đăng ký ngành học này. Vậy học ngành thương mại điện tử ra làm gì? lương có cao không? Những thông tin hữu ích sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết để bạn đọc tham khảo.

Thương mại điện tử đề cập đến các giao dịch mua học sinh hàng hóa, dịch vụ qua internet. Ngành học thương mại điện tử bao gồm các khóa học, đào tạo về phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh trực tuyến, marketing online, thanh toán điện tử,... giúp người học có kiến thức tổng quan về ngành và vận dụng vào thực tế công việc. Khái niệm thương mại điện tử khá rộng và ít người hiểu rõ về công việc, mức lương cụ thể. Để hiểu và có thêm nhiều thông tin về ngành học này, các em cần tìm hiểu bài viết học ngành thương mại điện tử ra làm gì? lương có cao không? dưới đây.

Cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử

1. Ngành thương mại điện tử là gì? Học những gì?

Như đã đề cập ở trên, thương mại điện tử (TMĐT) là nền tảng mà mọi hoạt động mua bán sản phẩm đều được thực hiện qua internet. Thương mại điện tử hoạt động dưới nhiều mô hình khác nhau, trong đó phổ biến nhất là B2C, B2B, C2B, C2C và các sàn thương mại điện tử.
Lựa chọn theo học ngành thương mại điện tử, các em học sinh sẽ được trang bị các kiến thức về quản trị kinh doanh, định hướng khởi nghiệp kinh doanh trên các nền tảng website, MXH, sàn TMĐT, trang bị kiến thức, kỹ năng về Marketing online, tiếp thị trực tuyến, logistic, quản trị đơn hàng, phát triển hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, triển khai thanh toán trực tuyến,... để hiểu và đáp ứng được hầu hết nhu cầu công việc của thị trường lao động.

2. Học ngành thương mại điện tử ra làm gì?

Có thể nói, ngành thương mại điện tử khá rộng và yêu cầu kỹ năng đa dạng của người lao động. Một số công việc phổ biến mà các em có thể làm trong lĩnh vực thương mại điện tử sau khi tốt nghiệp ra trường bao gồm:

  • Lĩnh vực thiết kế: Thiết kế đồ họa, thiết kế giao diện UX/UI, thiết kế website.
  • SEO, Marketing online: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị trên internet, tiếp thị trên thiết bị di động, email, MXH,...
  • Biên tập viên, content: Biên tập nội dung website, viết bài PR báo chí, viết content chạy quảng cáo, truyền thông MXH,...
  • Nhân viên kinh doanh sàn TMĐT: Lên chiến lược kinh doanh, bán sản phẩm của công ty trên các sàn TMĐT phổ biến shopee, Lazada,...
  • Chuyên viên TMĐT: Phân tích và xử lý dữ liệu, quản trị hệ thống giao dịch trực tuyến, quản lý quan hệ khách hàng, chăm sóc khách hàng,...
  • Quản lý, trưởng phòng, Giám đốc sàn: Quản trị tài chính, lập kế hoạch Marketing, phát triển thương hiệu trong từng giai đoạn. Sử dụng các kiến thức về tài chính, TMĐT để kết nối các bộ phận tiếp thị, hậu cần TMĐT, học sinh hàng với nhau, đảm bảo hoạt động TMĐT diễn ra đúng kế hoạch.

Ngành thương mại điện tử làm gì sau khi tốt nghiệp?

3. Ngành thương mại điện tử có dễ xin việc

Cùng với xu hướng phát triển CNTT 4.0 trên thế giới, TMĐT tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, chiếm tỷ trọng lớn so với các loại hình kinh doanh truyền thống. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực về TMĐT, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong tương lai tại các tập đoàn, doanh nghiệp hiện tại là rất lớn. Vì vậy, nếu theo học ngành Thương mại điện tử và chủ động học tập, trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết, TMĐT sẽ mang đến rất nhiều cơ hội việc làm tốt cho các em.

4. Mức lương ngành thương mại điện tử

Mức lương của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam được trả dựa trên vai trò, chức vụ và kinh nghiệm làm việc của người lao động. Các ưu đãi về mức lương sẽ được tính dựa trên kỹ năng, doanh số mà người lao động tạo ra và những phúc lợi riêng của từng công ty.
Dưới đây là bảng tổng hợp mức lương hàng năm dựa theo tính chất công việc đảm nhận trong ngành thương mại điện tử dựa trên năng lực, nấc thang sự nghiệp của người lao động.

  • Lương khởi điểm của thương mại điện tử: dao động từ 3 - 5 triệu đồng/tháng cho các vị trí content, biên tập viên, lập trình, chuyên viên quản trị đơn hàng, chăm sóc khách hàng, trợ lý thương mại điện tử,...
  • Mức lương chuyên viên thương mại điện tử: Dao động từ 7 - 8 triệu/tháng. Với những người làm việc nhiều năm (>3 năm), tích lũy nhiều kinh nghiệm có thể đạt mức lương 10 -12 triệu/tháng.
  • Mức lương trưởng phòng TMĐT: Chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của phòng TMĐT, đảm bảo doanh số kinh doanh theo kế hoạch, vai trò, trách nhiệm và mức lương của trưởng phòng TMĐT sẽ cao hơn so với nhân viên. Mức lương trung bình dao động từ 15 - 20 triệu/tháng.
  • Mức lương giám đốc kinh doanh, giám đốc sàn TMĐT: Giám đốc là cấp độ cao nhất trên lộ trình thăng tiến của người làm việc trong lĩnh vực TMĐT. Trung bình, mức lương của giám đốc kinh doanh, giám đốc sàn TMĐT dao động trong khoảng từ 40 - 60 triệu/tháng tùy quy mô công ty và hiệu suất công việc đảm nhận.

Tổng hợp mức lương của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam cho một số công việc

5. Những câu hỏi thường gặp về ngành thương mại điện tử

5.1. Nên học Marketing hay thương mại điện tử?

Marketing và TMĐT đều là những ngành học hot, yêu cầu sự năng động, sáng tạo của các em học sinh, sinh viên. Các em cần tìm hiểu kỹ về chương trình học, cơ hội việc làm, yêu cầu công việc của từng ngành học, sở thích cá nhân để lựa chọn được ngành học phù hợp.

5.2. Con gái có nên học ngành Thương mại điện tử?

Không thiên quá nhiều về kỹ thuật, hầu hết công việc sau khi ra trường được làm online tại văn phòng, tại nhà trên internet nên thương mại điện tử là ngành học phù hợp cho cả nam và nữ.
Tuy nhiên, để có thể theo học thương mại điện tử, bên cạnh việc yêu thích ngành nghề và sự đam mê, quyết tâm theo đuổi, các em cũng cần là người năng động, tư duy nhạy bén trong kinh doanh và sự thay đổi của các xu hướng kinh doanh trực tuyến trên thị trường, có tham vọng khởi nghiệp, vươn lên trong cuộc sống và có tính cách kiên trì, không ngại khó, ngại khổ,...

5.3. Bí quyết để đạt lương cao ngành thương mại điện tử sau khi ra trường.

Để có thể đạt mức lương cao ngành thương mại điện tử sau khi ra trường, các em cần lựa chọn được trường đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử uy tín. Ngoài ra, trong quá trình theo học, các em cần chủ động tìm hiểu, cập nhật kiến thức ngành, nâng cao ý thức học tập của học sinh, trang bị kỹ năng làm việc nhóm, làm việc online, quản trị website TMĐT, quản trị, chạy quảng cáo các kênh Facebook, Instagram, Tik Tok, YouTube,..., để tìm được công việc tốt trong ngành TMĐT và đạt mức lương cao.
Như vậy, JOBOKO đã chia sẻ cho học sinh tổng quan thông tin về TMĐT, học ngành thương mại điện tử ra làm gì? lương có cao không? Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với các em, giúp các em hiểu thêm về ngành và đưa ra lựa chọn đăng ký ngành học, trường học tốt nhất, phù hợp nhất cho mình.

MỤC LỤC:
1. Ngành thương mại điện tử là gì? Học những gì?
2. Học ngành thương mại điện tử ra làm gì?
3. Ngành thương mại điện tử có dễ xin việc
4. Mức lương ngành thương mại điện tử
5. Những câu hỏi thường gặp về ngành thương mại điện tử

Đọc thêm: Thương mại điện tử: Liệu có hot và thu nhập tốt không?

Đọc thêm: Kỹ năng cần có của Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888