Bộ kỹ năng tạo nên sự chuyên nghiệp cho Quản lý bán hàng
Để có thể quản lý một số lượng lớn nhân viên bán hàng, các doanh nghiệp cần đến sự giúp đỡ của quản lý bán hàng. Quản lý bán hàng trực tiếp phân công công việc và giám sát, hướng dẫn đội ngũ nhân viên bán hàng. Bạn sẽ không chỉ cần có kinh nghiệm làm việc mà còn phải sở hữu những kỹ năng tổng hợp để lãnh đạo hiệu quả, hướng tới nâng cao hiệu suất, chất lượng công việc và tạo dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp về lâu dài.
MỤC LỤC:
I. Top kỹ năng quan trọng nhất với Quản lý bán hàng
II. Phẩm chất quyết định thành công của Quản lý bán hàng
Những kỹ năng cần có của Quản lý bán hàng chuyên nghiệp
I. Top kỹ năng quan trọng nhất với Quản lý bán hàng
1. Kỹ năng lãnh đạo
Quản lý bán hàng cần có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc để quản lý nhân viên bán hàng, phân công nhiệm vụ, giám sát thực hiện công việc, đánh giá hiệu suất, tạo động lực và định hướng tốt nhất. Đồng thời, kỹ năng này cũng giúp bạn hoàn thành các trách nhiệm như quản lý ngân sách, chi phí, kết nối toàn bộ phận.
Đọc thêm: Quản lý bán hàng là gì? Thu nhập có cao không và yêu cầu ra sao?
2. Kỹ năng đặt mục tiêu
Quản lý bán hàng cần có kỹ năng đặt mục tiêu để sau đó phân công từng nhiệm vụ dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, định hướng, hỗ trợ họ làm việc, phối hợp với nhau để hoàn thành mục tiêu chung. Bạn cần có khả năng đánh giá khách quan về tiềm năng, cơ hội, thách thức và tính khả thi của mục tiêu trước khi bắt tay vào triển khai, thực hiện.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong môi trường kinh doanh, bán hàng, mỗi ngày một nhân viên đều sẽ giao tiếp, làm việc với rất nhiều khách hàng và đồng nghiệp khác nhau. Nguy cơ xảy ra xung đột, hiểu lầm hoặc phát sinh các vấn đề sẽ luôn tồn tại. Là người Quản lý bán hàng, bạn cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định tình huống, phản ứng nhanh và chính xác, đưa ra biện pháp xử lý hợp lý dựa trên quy định, chính sách của công ty, cửa hàng.
4. Kỹ năng tuyển dụng
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới cũng là trách nhiệm của quản lý bán hàng. Bạn phải biết cách đánh giá đâu là ứng viên có đủ năng lực để đảm nhiệm công việc cũng như liệu họ có thể thích ứng được với môi trường làm việc của doanh nghiệp và có thể hòa nhập với đồng nghiệp không qua một vài lần tiếp xúc, một vài câu hỏi phỏng vấn, ....
II. Phẩm chất quyết định thành công của Quản lý bán hàng
1. Khả năng tạo động lực cho bản thân và cho cấp dưới
Một quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ biết cách truyền cảm hứng làm việc cũng như thúc đẩy các thành viên trong nhóm bán hàng phát huy tối đa tiềm năng của họ. Để có thể làm được điều này, quản lý bán hàng cần giúp cấp dưới của họ nhận thức được mục đích và ý nghĩa của công việc mà họ đang thực hiện. Đó có thể là làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết vấn đề mà họ gặp phải, ...
Mọi người đều sẽ gặp khó khăn, thậm chí là thất bại trong công việc. Khi đó, bạn có thể cảm thấy chán nản và thất vọng. Tuy nhiên là một quản lý bán hàng chuyên nghiệp, bạn phải có cái nhìn lạc quan hơn. Hãy coi đó là cơ hội để bản thân học tập và phát triển hơn nữa. Bạn không thể sợ hãi hay từ bỏ vì bạn chính là chỗ dựa cho cả nhóm.
Đọc thêm: Bí quyết quản lý thời gian dành cho Quản lý bán hàng bận rộn
2. Khả năng gắn kết các thành viên trong nhóm
Đội ngũ nhân viên bán hàng được tạo nên bởi nhiều cá nhân với tính cách và tài năng khác nhau. Là quản lý, bạn cần biết cách kết nối mọi người lại với nhau cũng như tận dụng được điểm mạnh của họ để đạt được hiệu suất làm việc cao. Chỉ cần hai thành viên trong nhóm có mâu thuẫn với nhau, tiến độ làm việc của cả nhóm sẽ bị ảnh hưởng. Quản lý bán hàng cần phải quan sát, phát hiện được những dấu hiệu bất thường giữa các thành viên và có biện pháp giải quyết càng sớm càng tốt.
3. Khả năng phát triển nhân viên
Một trong những điều bạn cần làm được khi đảm nhận việc làm quản lý bán hàng là khả năng giúp nhân viên không ngừng học hỏi và phát triển bản thân. Bạn cần có những chiến lược giúp các thành viên trong nhóm bán hàng phát triển năng lực cá nhân của họ để từ đó xây dựng sự nghiệp lâu dài. Việc nhân viên bán hàng biết họ đang được cấp trên quan tâm, hỗ trợ cũng như có khả năng phát triển xa hơn nữa trong tương lai sẽ khiến họ yên tâm làm việc hơn.
Quản lý bán hàng không thể thiếu những kỹ năng mềm quan trọng
4. Làm việc một cách công tâm
Sự công tâm, minh bạch khi làm việc luôn là yếu tố giúp những người quản lý, lãnh đạo giành được sự yêu mến và ngưỡng mộ từ nhân viên. Quản lý bán hàng không thể thiên vị với bất kỳ thành viên nào trong nhóm chỉ vì họ đạt được thành tích tốt hơn những người khác. Hãy đối xử với mọi người một cách bình đẳng và chân thành nếu bạn muốn nhận được sự tôn trọng từ họ.
5. Lắng nghe và thấu hiểu
Để phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng, quản lý bán hàng phải luôn sẵn sàng tiếp nhận những ý tưởng mới mà cấp dưới đề xuất. Bạn phải làm cho các thành viên trong nhóm cảm thấy họ thực sự là một phần quan trọng, ý kiến của họ được người khác lắng nghe và tôn trọng.
Công việc của quản lý bán hàng không hề đơn giản. Bạn không chỉ cần có đầy đủ kỹ năng của một nhân viên bán hàng như giao tiếp, lắng nghe,... mà còn cần đến các kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Song đừng quá lo lắng nếu bạn muốn ứng tuyển quản lý bán hàng mà chưa sở hữu những kỹ năng này bởi bạn hoàn toàn có thể tự trau dồi và phát triển chúng trong quá trình học tập và làm việc.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.