Kỹ năng quản trị website là gì? có quan trọng khi đánh giá ứng viên?

04/02/2020 10:36
Quản trị website là một công việc nhưng cũng đồng thời là một kỹ năng quan trọng để vận hành, xây dựng trang web. Vậy kỹ năng này là gì, tập trung vào các nhiệm vụ nào và vì sao nó quan trọng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của JOBOKO nhé!

MỤC LỤC:
I. Kỹ năng quản trị website là gì?
II. Vai trò của người quản trị website
III. Đánh giá kỹ năng quản trị website của ứng viên trong tuyển dụng​

Website là kênh tương tác kỹ thuật số duy nhất với khách hàng mà một nhà tiếp thị có quyền kiểm soát 100%. Khi được xây dựng tốt, trang web là nơi kinh doanh hiệu quả, vậy nên, một nhà tiếp thị hoặc doanh nhân cần điều học cách quản lý các trang web. Điều này, cũng đồng nghĩa với việc, nhà tuyển dụng thuê nhân tài cần có kỹ năng công nghệ tốt để quản trị website công ty chuyên nghiệp, mang đến hiệu quả cao. Trong bài viết dưới đây, chuyên trang tuyển dụng https://vn.joboko.com sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về kỹ năng quản trị website giúp việc tuyển dụng hay tìm việc của ứng viên cũng trở nên đơn giản.
ky nang quan tri website

Làm thế nào để nâng cao kỹ năng quản trị website?

I. Kỹ năng quản trị website là gì?

Đằng sau việc vận hành thành công các trang web là các chuyên gia thực hiện nhiệm vụ bảo trì và các vai trò thiết yếu khác. Một thuật ngữ chung có thể đề cập đến các chuyên gia này là một nhân viên quản trị website. Quản trị website là kỹ năng phát triển, duy trì và quảng bá trang web. Chúng ta hãy xem xét sâu hơn về vai trò của quản trị trang web trong bài viết này nhé.

II. Vai trò của người quản trị website

1. Bảo trì hosting và server

Quản trị viên website là người sắp xếp mua một tên miền trang web. Họ cũng có trách nhiệm chọn một server (máy chủ) - máy tính lưu trữ toàn bộ thông tin của một trang web và bảo mật máy chủ. Bên cạnh đó, công việc quản trị web cũng yêu cầu quản trị viên thành thạo quy trình sao lưu khẩn cấp để đảm bảo trang web tiếp tục vận hành khi không may có sự cố máy chủ xảy ra.

2. Duy trì website

Một phần công việc đáng kể trong quản trị trang web chuyên nghiệp là duy trì nội dung website. Điều này liên quan đến việc cập nhật nội dung, đảm bảo rằng mã của trang web tương thích với nhiều trình duyệt khác nhau, sửa các liên kết và hình ảnh bị hỏng, thêm hình động và hình ảnh mới. Bên cạnh đó, người đảm nhận vị trí này còn phải phát huy kỹ năng viết nội dung để thường xuyên tạo sự kiện và cập nhật sản phẩm, bài viết mới cho trang. Nếu chủ sở hữu trang web muốn thực hiện các thay đổi, quản trị viên web thường phải ngay lập tức đáp ứng.
Xem thêm: Cách tăng kỹ năng viết nội dung giúp Seo website hiệu quả

3. Xử lý sự cố

Xử lý sự cố là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của bất kỳ quản trị viên web nào. Để giữ cho trang web hoạt động trơn tru, quản trị viên sẽ liên tục kiểm tra trang web về các yếu tố như chức năng, giao diện thân thiện với người dùng hay chưa và thời gian tải trang. Họ cũng phải đảm bảo rằng nội dung trên trang web dễ hiểu đối với đối tượng mục tiêu. Nếu có bất kỳ khiếu nại nào từ người dùng, họ sẽ đánh giá tình hình và thực hiện các giải pháp tương ứng.

4. Lập trình

Về cơ bản, một phần chính của quản trị trang web được dành cho lập trình và phát triển dự án. Điều này liên quan đến các nhiệm vụ khác nhau như: mã hóa trang web; thêm nội dung và tính năng mới; tăng cường điều hướng thông qua tinh chỉnh Javascript, CSS và HTML; tạo hình ảnh động, video, âm thanh, logo; cài đặt Java, mã hóa Javascript và Flash; cài đặt tập lệnh Perl; sao lưu trang web. Họ cũng cung cấp bảo mật chống lại tin tặc và kẻ gửi thư rác.
ky nang quan tri website
Quản trị website là một kỹ năng tổng hợp

5. Marketing và SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

Một trong những vai trò quan trọng nhất của một quản trị viên trang web chuyên nghiệp là hướng lưu lượng truy cập đến một trang web và đảm bảo rằng nó được xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm. Họ sẽ tìm thấy các nguồn lực phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp một cách hiệu quả. Họ tối ưu hóa các yếu tố khác nhau của trang web để nó hiển thị cao hơn trong bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm.

III. Đánh giá kỹ năng quản trị website của ứng viên trong tuyển dụng

Không phải tất cả các công việc, nghề nghiệp đều sẽ yêu cầu ứng viên có kỹ năng quản trị website. Nhiều công ty vận hành website như landing page cũng có thể lựa chọn thuê ngoài - giao trang web cho một marketing agency quản lý. Tuy nhiên, với các vị trí như nhân viên content, nhân viên quản trị website, nhân viên hệ thống mạng, admin, nhân viên/chuyên viên marketing thì kỹ năng quản trị website có thể là yêu cầu bắt buộc của nhà tuyển dụng với ứng viên.
Trao một trang web giới thiệu công ty, bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ... cho một nhân viên hoàn toàn chưa có kinh nghiệm có thể tồn tại rủi ro với nhà tuyển dụng. Do đó, ngay từ khi tìm và tuyển dụng ứng viên, doanh nghiệp thường yêu cầu rõ ràng người đó phải có kỹ năng quản trị website. Khi đánh giá ứng viên, nhà tuyển dụng có thể sử dụng một số phương pháp như đặt câu hỏi về các vấn đề:
  • Như thế nào là một website hoạt động tốt?
  • Bạn nhìn nhận thế nào về tỷ lệ thoát trang (bounce rate) của một trang web? Là một người quản trị web, bạn có cách gì để giảm tỷ lệ này?
  • Theo bạn, thời gian đọc quan trọng hơn hay giảm tỷ lệ thoát trang quan trọng hơn?
  • Nếu trang bị lỗi, bạn sẽ làm gì trước tiên?
Chỉ thông qua những câu hỏi như vậy, nhà tuyển dụng có thể phần nào hiểu hơn về ứng viên, các kiến thức và kỹ năng mà họ có để quản trị website hiệu quả.
Xem thêm: Để trở thành nhân viên SEO website chuyên nghiệp bắt đầu từ đâu?
Các chức năng lập trình rất quan trọng đối với hiệu suất của quản trị web. Họ phải thiết lập trình theo dõi trong mã HTML. Trình theo dõi có trách nhiệm cho biết trang nào trên trang web được xem nhiều nhất và nguồn khách truy cập. Thông tin có giá trị này giúp quản trị viên web ưu tiên các liên kết bên ngoài và không gian quảng cáo. Họ sẽ thông báo những trang web nào hoạt động tốt nhất về SEO. Hơn nữa, họ theo dõi số lượt truy cập vào trang web của bạn và tỷ lệ truy cập tạo ra doanh số. Điều này cho thấy rằng, vị trí nhân viên quản trị web đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng tin học văn phòng, công nghệ tốt.

tin mới

​Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn: Làm thế nào để "đầu xuôi đuôi lọt"?

Ấn tượng ban đầu rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng. Đừng quên chuẩn bị kỹ lưỡng phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bạn nhé!

24/04/2024 14:30

​Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn: Làm thế nào để "đầu xuôi đuôi lọt"?

Ứng phó với câu hỏi Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?

Câu hỏi "Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?" nhấn mạnh vào sự phù hợp văn hóa và môi trường làm việc của ứng viên. Dưới đây là cách giúp bạn vượt qua các câu hỏi phỏng vấn, trả lời đúng ý nhà tuyển dụng.

01/04/2024 21:00

Ứng phó với câu hỏi Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?

Làm sao để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn nghe?

Khi đối diện với câu hỏi "Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?", bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự tương thích giữa mục tiêu nghề nghiệp và cơ hội mà công ty cung cấp. Trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ cách để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà NTD nào cũng muốn nghe.

01/04/2024 11:18

Làm sao để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn nghe?

Từ chối lời mời phỏng vấn thế nào để không "mất lòng" nhà tuyển dụng?

Đôi khi có những tình huống khiến ứng viên không muốn tiếp nhận lời mời phỏng vấn. Trong trường hợp này, bạn hãy từ chối lời mời phỏng vấn một cách tế nhị, không gây ra bất kỳ hiểu lầm nào cho nhà tuyển dụng.

01/04/2024 08:30

Từ chối lời mời phỏng vấn thế nào để không "mất lòng" nhà tuyển dụng?

​Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

"Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?" là một trong những câu hỏi phỏng vấn thường được hỏi nhất. Vậy làm thế nào để trả lời "ăn đứt" các ứng viên khác? Bạn đọc lưu ý một số bí quyết JOBOKO chia sẻ trong bài viết nhé.

16/02/2023 06:45

​Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

Kinh nghiệm trả lời câu hỏi trong phỏng vấn nhân viên QC

Để nắm bắt được cơ hội có được việc làm nhân viên QC, trước hết bạn cần vượt qua buổi phỏng vấn và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Top câu hỏi phỏng vấn nhân viên QC phổ biến cùng hướng dẫn trả lời chi tiết sẽ giúp ứng viên gia tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí này. Vì vậy, hãy tham khảo và áp dụng phù hợp với nhu cầu tìm việc làm của bản thân nhé.

07/02/2023 18:00

Kinh nghiệm trả lời câu hỏi trong phỏng vấn nhân viên QC

Bí quyết trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Digital Marketing

Mỗi nhà tuyển dụng có cách đặt câu hỏi và tiêu chí tuyển dụng nhân viên khác nhau nhưng với một vị trí, chẳng hạn như nhân viên digital marketing thì vẫn sẽ có những mối quan tâm chung về trình độ, kinh nghiệm của ứng viên. Việc chuẩn bị cách trả lời câu hỏi phỏng vấn digital marketing sẽ giúp bạn tự tin vượt qua buổi phỏng vấn.

30/01/2023 07:45

Bí quyết trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Digital Marketing

​Có nên gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn?

Liệu bạn có biết, ngay cả khi đã kết thúc phỏng vấn, bạn vẫn có thể tiếp tục "hành động" để thúc đẩy ấn tượng tích cực của nhà tuyển dụng, điển hình là gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn.

27/01/2023 21:15

​Có nên gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn?

Phỏng vấn nhóm là gì? Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng

Hiện nay, một trong những hình thức phỏng vấn được sử dụng phổ biến là phỏng vấn nhóm, giữa một ứng viên và một nhóm người đại diện cho công ty. Đối với các buổi phỏng vấn nhóm, sự chuẩn bị chính là yếu tố giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng.

24/01/2023 10:30

Phỏng vấn nhóm là gì? Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng

​Câu hỏi phỏng vấn Kế toán tổng hợp

Trong lĩnh vực kế toán, bạn có thể tha hồ lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình như kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ,... Nếu bạn yêu thích trở thành kế toán tổng hợp thì việc nắm được các câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp dưới đây là điều cần thiết để dễ dàng trúng tuyển vào vị trí mong muốn.

21/01/2023 14:12

​Câu hỏi phỏng vấn Kế toán tổng hợp
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.