Kỹ sư Hệ thống điện là làm gì? mô tả công việc
Trong ngành công nghiệp điện, có nhiều vị trí việc làm khác nhau từ thợ điện (công nhân điện) đến kỹ sư điện, v.v. Trong đó, Kỹ sư Hệ thống điện không thực sự là một công việc phổ biến được nhiều người biết đến vì thuần chuyên môn và thiên về thiết kế thay vì trực tiếp chỉ đạo lắp đặt hay bảo dưỡng.
MỤC LỤC:
1. Kỹ sư Hệ thống điện là làm gì?
2. Mô tả công việc của Kỹ sư Hệ thống điện
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Kỹ sư Hệ thống điện
Công việc của Kỹ sư hệ thống điện là làm gì?
1. Kỹ sư Hệ thống điện là làm gì?
Kỹ sư Hệ thống điện nghiên cứu, thiết kế, phát triển, thử nghiệm hoặc giám sát việc sản xuất và lắp đặt các thiết bị, linh kiện và hệ thống điện dùng cho mục đích thương mại, công nghiệp, quân sự hoặc khoa học. Các nhiệm vụ cụ thể đối với Kỹ sư Hệ thống điện sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hệ thống điện mà họ làm việc, chẳng hạn như tuabin gió hoặc hệ thống điện tòa nhà, hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy sản xuất.
Nhìn chung, Kỹ sư Hệ thống điện sẽ thiết kế hệ thống, phân tích kết quả nghiên cứu hệ thống điện có sẵn và đưa ra các khuyến nghị, hỗ trợ nâng cấp, chuẩn bị dự toán chi phí và đề xuất đấu thầu.
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Ngành điện chuẩn, dễ ứng tuyển
2. Mô tả công việc của Kỹ sư Hệ thống điện
Môi trường làm việc khác nhau thì công việc cụ thể của Kỹ sư Hệ thống điện cũng khác nhau nhưng nhìn chung, các nhiệm vụ chính của họ thường gồm có:
- Sử dụng phần mềm, thiết bị kỹ thuật hoặc công cụ thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật.
- Tính toán các thông số kỹ thuật cho thiết kế hệ thống điện, xác định các vật tư, thiết bị cần thiết.
- Chỉ đạo hoặc điều phối các hoạt động thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì, hỗ trợ vận hành hệ thống điện, soạn thảo tài liệu và thử nghiệm để đảm bảo thiết kế tuân thủ các thông số kỹ thuật.
- Tổng hợp dữ liệu và viết báo cáo về các nghiên cứu hoặc dự án kỹ thuật điện hiện có hoặc tiềm năng.
- Thực hiện các tính toán chi tiết để thiết lập các tiêu chuẩn hoặc thông số kỹ thuật xây dựng hoặc lắp đặt hệ thống điện.
- Chuẩn bị các bản vẽ kỹ thuật, thông số kỹ thuật của hệ thống điện hoặc bản đồ địa hình để đảm bảo việc lắp đặt và vận hành phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu.
- Thiết kế, thực hiện, bảo trì hoặc cải tiến các thiết bị điện, thành phần, sản phẩm hoặc hệ thống cho mục đích thương mại, công nghiệp hoặc gia dụng.
- Giám sát hoặc đào tạo các thành viên trong nhóm dự án khi cần thiết.
- Ước tính chi phí lao động, vật liệu và chi phí xây dựng để quản lý ngân sách ngân sách.
Những kỹ năng Kỹ sư hệ thống điện cần có
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Kỹ sư Hệ thống điện
Kỹ sư Hệ thống điện cần đáp ứng được những yêu cầu sau về trình độ và kỹ năng:
- Bằng cử nhân về Kỹ thuật điện.
- Kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên sẽ được ưu tiên.
- Nền tảng kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế trong thiết kế, vận hành và lập kế hoạch hệ thống điện.
- Kỹ năng kỹ thuật xuất sắc để phân tích và làm việc với nhiều hệ thống điện khác nhau.
- Kỹ năng công nghệ thành thạo để sử dụng các phần mềm phân tích hệ thống điện như EasyPower, Adobe Professional, thiết kế điện và kiến trúc mạng, phân tích dòng tải và điều phối thiết bị bảo vệ.
- Kỹ năng giao tiếp tốt để hợp tác với đồng nghiệp và tương tác với khách hàng.
- Kỹ năng phân tích mạnh mẽ để tìm ra giải pháp cho vấn đề.
- Kỹ năng quản lý dự án.
Kỹ sư Hệ thống điện thực hiện những công việc yêu cầu cao cả trình độ và kỹ năng mà những ai học trái ngành nghề sẽ không thể làm được. Qua bản mô tả công việc của Kỹ sư Hệ thống điện, những ai quan tâm tới vai trò này sẽ hiểu rõ hơn và nhà tuyển dụng cũng có thể có căn cứ để điều chỉnh thông báo tuyển dụng đầy đủ, chính xác nhất.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.