Mô tả công việc của Kỹ sư kết cấu
Là một kỹ sư kết cấu, bạn sẽ phải thiết kế các công trình có thể chống chịu tốt trước các điều kiện môi trường và hao mòn trong quá trình sử dụng của con người. Bạn cũng sẽ phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yếu tố về tính khả dụng và an toàn của các tòa nhà và công trình theo nhiều tiêu chí khác nhau. Kỹ sư kết cấu sẽ phối hợp chặt chẽ với các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên môn khác để thiết kế hầu hết các công trình như nhà ở, bệnh viện, tòa nhà văn phòng, cầu đường, giàn khoan dầu, tàu và cả máy bay.
MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của kỹ sư kết cấu
II. Trở thành kỹ sư thiết kế kết cấu cần những gì?
III. Cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu
Kỹ sư kết cấu cần phải đảm nhận công việc gì hằng ngày?
I. Mô tả công việc của kỹ sư kết cấu
Kỹ sư kết cấu là một thuật ngữ khá chung chung chỉ những người làm công việc thiết kế các sản phẩm như nhà ở, cầu đường, đường hầm,... (gọi chung là kỹ sư kết cấu xây dựng), máy bay, tàu vũ trụ,... (gọi chung là kỹ sư kết cấu cơ khí). Công việc của kỹ sư thiết kế kết cấu cũng bao gồm lựa chọn vật liệu phù hợp như bê tông, thép, gỗ hay gạch để đáp ứng các thông số kỹ thuật thiết kế và tham gia cố vấn cho các nhà thầu.
Nhiệm vụ của kỹ sư kết cấu bao gồm:
- Phân tích kết cấu các thành phần cơ bản của một công trình.
- Tính toán áp lực, sức căng và độ biến dạng mà mỗi thành phần như là xà hay dầm sẽ phải chịu đựng trong quá trình sử dụng của con người hay trước tác động của môi trường như thời tiết xấu, động đất,...
- Tính toán độ bền của các loại vật liệu khác nhau như gỗ, bê tông, thép và gạch để xem liệu chúng có phù hợp với kết cấu hay không và cần phải thay đổi như thế nào cho phù hợp.
- Hợp tác với các kỹ sư thiết kế khác để thống nhất tính an toàn cũng như tính thẩm mỹ của công trình.
- Kiểm tra các công trình có nguy cơ sụp đổ và tư vấn cách thức cải tạo cấu trúc của chúng: loại bỏ hoặc sửa chữa phần bị lỗi hay xây dựng lại toàn bộ theo kết cấu mới.
- Cung cấp cho nhà thầu bản vẽ thiết kế, các thông số kỹ thuật và mô hình trên máy tính của từng công trình.
- Làm việc với kỹ sư địa chất để phân tích các điều kiện mặt đất, kết quả mẫu đất, và thực hiện thử nghiệm tại chỗ.
- Phối hợp với các nhà thầu xây dựng để đảm bảo công trình mới được xây dựng theo đúng thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư.
- Vận dụng kiến thức chuyên môn về lực tác động để đảm bảo tính an toàn của công trình.
- Thiết kế sản phẩm mô phỏng trên máy tính với công nghệ CAD (Computer-aided design technology).
II. Trở thành kỹ sư thiết kế kết cấu cần những gì?
1. Trình độ
Để trở thành kỹ sư kết cấu, bạn có thể học ngành xây dựng dân dụng hoặc kỹ thuật xây dựng. Nếu như bạn có bằng cấp về một ngành kỹ thuật hoặc xây dựng khác thì bạn vẫn có cơ hội trở thành một kỹ sư kết cấu, chỉ có điều sẽ mất nhiều thời gian hơn. Để thăng tiến nhanh hơn và có thể ứng tuyển quản lý kết cấu trong các tập đoàn lớn hoặc công ty nước ngoài thì bạn có thể học thêm bằng Thạc sỹ.
2. Kỹ năng
Để trở thành một kỹ sư kết cấu giỏi, thì bạn cần phải có những kỹ năng như:
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
- Khả năng tính toán nhanh và chính xác.
- Sử dụng máy tính thành thạo, đặc biệt là các phần mềm thiết kế và mô phỏng 3D.
- Kiến thức vật lý chuyên sâu.
- Khả năng nhìn nhận vấn đề đa chiều.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Khả năng lập kế hoạch.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Cẩn thận, tỉ mỉ.
- Biết cách tạo dựng và duy trì mối quan hệ với các chuyên gia, kỹ sư, nhà thiết kế khác làm việc trong cùng dự án.
3. Kinh nghiệm làm việc
Ngày nay, có rất nhiều công ty tuyển dụng kỹ sư kết cấu mới ra trường không cần kinh nghiệm nhưng bạn sẽ có lợi thế hơn nhiều ứng viên khác nếu như đã từng làm việc trong ngành hoặc làm một công việc liên quan khác. Kinh nghiệm làm việc cũng là một yếu tố quan trọng để bạn chứng minh được kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân.
Bạn cần có kỹ năng và kinh nghiệm gì để trở thành kỹ sư kết cấu chuyên nghiệp
III. Cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu
Hầu hết kỹ sư kết cấu làm việc cho các công ty tư vấn kỹ thuật, từ các công ty nhỏ do cá nhân sở hữu tới những công ty lớn mang tầm vóc quốc tế. Các công ty lớn có trụ sở ở nhiều tỉnh thành thường sẽ cung cấp cả dịch vụ thiết kế kết cấu và thi công xây dựng, đòi hỏi nhân viên của mình phải có trình độ cao và sẵn sàng di chuyển đến nhiều địa điểm làm việc khác nhau. Ngược lại, các công ty nhỏ thường tuyển kỹ sư kết cấu theo từng dự án và tuyển kỹ sư tại địa phương.
Hy vọng bài viết mô tả công việc kỹ sư kết cấu trên đây của JobOKO.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này. Sau một thời gian làm công việc kỹ sư kết cấu, bạn sẽ có cơ hội được thăng chức lên làm quản lý dự án. Bạn có thể làm việc độc lập hoặc cùng với một nhóm chuyên gia khác để hoàn thành công việc.
Hầu hết các công ty lớn đều sẽ có quy trình làm việc rõ ràng, mỗi người sẽ phụ trách một công đoạn phù hợp nhất với chuyên môn của mình. Tuy nhiên, ở các công ty nhỏ, bạn thường phải đảm nhiệm gần như là tất cả công việc.
Bên cạnh việc làm kỹ sư kết cấu các bạn cũng có thể tìm việc làm kỹ sư cầu đường, đây là một trong số những vị trí đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Để ứng tuyển và lựa chọn việc làm phù hợp với kỹ năng của bản thân các bạn cũng nên tìm hiểu và đưa ra những mục tiêu cho bản thân nhanh chóng và cụ thể nhất.
Những việc làm kỹ sư tốt nhất hiện nay
Ngoài việc làm kỹ sư kết cấu thì có đa dạng các vị trí khác trong ngành kỹ sư, kỹ thuật đang chờ bạn ứng tuyển. Nếu yêu thích lĩnh vực này thì chắc chắn bạn không nên bỏ lỡ việc tìm hiểu top ngành kỹ sư tốt nhất hiện nay để lựa chọn việc làm ưng ý, mang đến nguồn thu nhập tốt cũng như có cơ hội để rèn luyện, thể hiện năng lực của bản thân.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.