Việc làm kỹ sư hệ thống (472 việc)
- Hệ thống máy chủ giám sát (Zabbix, Grafana hoặc Kibana, Prometheus)
- Cài đặt & quản lý cấu hình các giải pháp hệ thống DB (PostgreSQL, MariaDB, MySQL, NoSQL, PaceMaket, v.v
- Hạn chót nhận hồ Sơ.
- Hiểu biết chuyên sâu: Nắm vững các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của hệ thống cơ điện trong lĩnh vực xây dựng (TCVN, IEC, NFPA)
- Có kỹ năng làm việc nhóm tốt, khả năng lãnh đạo nhóm kỹ sư phụ trách và năng lực quản lý thời gian hiệu quả
- Hướng dẫn quản trị, vận hành hệ thống, đào tạo cho đội ngũ hỗ trợ Kỹ thuật và Quản trị hệ thống
- Tham gia nghiên cứu các giải pháp công nghệ, thiết kế, triển khai hệ thống cho các sản phẩm, nhóm dịch vụ Cloud GPU (AI infrastructure)
Xem tất cả: Việc làm tại Hà Nội
- Giám sát và vận hành cho toàn bộ hệ thống của khách hàng (Linux Server: Redhat, CentOS,
- Tiếp nhận sự cố, phân tích và xử lý sự cố để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh
- Tham gia các dự án triển khai hệ thống cho doanh nghiệp
- Triển khai các dự án ứng dụng gồm các hệ thống tổng đài và các ứng dụng liên quan cho khách hàng (chủ yếu trong phạm vi Hanoi)
- Triển khai, cấu hình tích hợp hệ thống và giải pháp của các hãng Cisco, HPE, DellEMC, Netapp,
- Hiểu biết sâu các hệ thống máy chủ của Cisco, HPE, Dell, các hệ thống storage, SAN, Dell,
- Tối ưu hệ thống lưu trữ tập trung
- Giới thiệu các hệ thống lưu trữ mới cho cơ sở hạ tầng VCCorp
Xem tất cả: CÔNG TY CỔ PHẦN VCCorp tuyển dụng việc làm
- Kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin hoặc Điện Tử Viễn Thông
- Tham gia các dự án triển khai hệ thống cho doanh nghiệp
- Kiến thức kỹ thuật điện và kỹ năng thiết kế hệ thống điện trong Hệ thống điện/điều khiển và điện tử: E-PLAN, E-AUTOCAD, SOLID EDGE
- Thiết kế hệ thống điện và kỹ thuật điện cho máy móc, hệ thống điều khiển trong môi trường hàng hải/ ngoài khơi/ trên boong tàu
- Lập phương án kỹ thuật và công nghệ cho các dự án năng lượng mặt trời, các TBA đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đối tác
- Thiết kế chi tiết hệ thống năng lượng mặt trời và xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình thi công
- Triển khai, cấu hình tích hợp hệ thống và giải pháp của các hãng Cisco, HPE, DellEMC, Netapp,
- Hiểu biết sâu các hệ thống máy chủ của Cisco, HPE, Dell, các hệ thống storage, SAN, Dell,
- Thực hiện các biện pháp nâng cao và phát triển hệ thống quản lý chất lượng
- Có 2 năm kinh nghiệm trong việc triển khai và quản lý hệ thống quản lý chất lượng ISO9001 và quản lý môi trường ISO14001, TNXH 。
- Giám sát và tối ưu kỹ thuật các thiết bị mạng, máy chủ của hệ thống
- Cài đặt, cấu hình, quản trị hệ thống máy chủ, quản trị hệ điều hành, vận hành hệ thống phần mềm, giám sát hệ thống
- Kỹ sư cấp thoát nước làm việc tại Thủ Dầu Một - Bình Dương
- Nắm vững các quy trình, tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật trong xây dựng
Xem tất cả: Việc làm tại Bình Dương
- Kỹ sư ngành:Hệ thống điện
- Giám sát hiện trường thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình đường dây và trạm biến áp, công trình hạ tầng kỹ thuật
- Thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan đến xây lắp điện lực đường dây và trạm biến áp trong các dự án xây dựng
- Đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật điện
- Hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng khi có sự cố đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng 24/7
- Kinh nghiệm từ 2 năm triển khai hệ thống
- Tổ chức xây dựng quy trình và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn (ISO 9001)
- Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
- Có kỹ năng quản trị hệ thống nâng cao hoặc chứng chỉ quốc tế về quản trị hệ thống như: MCSA, LPIC-2
- Quản trị vận hành và tối ưu hệ thống ứng Airtime Plus, Revenue Plus, Ứng dịch vụ, Google Credit Advance
Xem tất cả: Tìm việc làm Kỹ sư quản trị hệ thống
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Kỹ Sư Hệ Thống · Kỹ Sư Hệ Thống Điện · giám sát hệ thống · nhân viên it hệ thống · Nhân viên trực vận hành hệ thống
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Trong số các việc làm ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật thì Kỹ sư hệ thống là vai trò khác biệt, có một phần giống với Kỹ sư phần mềm nhưng về cơ bản thì lại rất khác biệt. Yêu cầu đối với các Kỹ sư hệ thống thường rất cao nhưng đổi lại, bạn vừa có thu nhập tốt lại có nhiều triển vọng phát triển sự nghiệp.
MỤC LỤC:
I. Kỹ sư hệ thống là làm gì? Các nhiệm vụ chính
II. Kỹ sư hệ thống yêu cầu bằng cấp và trình độ gì?
III. Những phẩm chất, kỹ năng cần có của Kỹ sư hệ thống
IV. Thu nhập của Kỹ sư hệ thống có cao không?
V. Cơ hội việc làm và triển vọng nghề Kỹ sư hệ thống
VI. Kỹ sư hệ thống và Kỹ sư phần mềm có gì khác nhau?
VII. Làm Kỹ sư hệ thống có vất vả không? Các thách thức với nghề
Tìm hiểu thông tin chi tiết về việc làm kỹ sư hệ thống
I. Kỹ sư hệ thống là làm gì? Các nhiệm vụ chính
Kỹ thuật hệ thống (System Engineer) là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các hệ thống mới, khắc phục sự cố và sửa chữa các lỗi, thiếu sót của phần mềm cũng như cải thiện các hệ thống hiện có bằng cách thực hiện nâng cấp phần mềm.
Kỹ sư hệ thống là một vai trò liên ngành giữa kỹ thuật, công nghệ thông tin và quản lý kỹ thuật, xoay quanh cách thiết kế và quản lý hệ thống tổng thể. Kỹ sư hệ thống đóng một vai trò quan trọng, xác định nhu cầu của khách hàng hoặc các bên liên quan và chức năng thiết yếu trong giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ công nghệ và kỹ thuật. Họ thường sẽ làm việc cùng với người quản lý dự án và nhóm kỹ sư, trở thành điểm giao tiếp chính để liên kết giữa hai bên nhằm đơn giản hóa việc hoàn thành một hệ thống thành công.
Công việc của Kỹ sư hệ thống tại những công ty khác nhau sẽ khác nhau, phụ thuộc vào quy mô và cách phân chia công việc. Một số nhiệm vụ chính của Kỹ sư hệ thống là:
- Giám sát và quản lý tất cả các hệ thống và cơ sở hạ tầng đã cài đặt.
- Thiết lập, cấu hình, kiểm tra và duy trì hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và các công cụ quản lý hệ thống.
- Đánh giá các hệ thống hiện có và đưa ra hướng dẫn kỹ thuật cho nhân viên hỗ trợ công nghệ thông tin.
- Giám sát sự phát triển của phần mềm tùy chỉnh và yêu cầu phần cứng.
- Lập kế hoạch và thực hiện tự động hóa hệ thống theo yêu cầu để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Xây dựng và thiết kế hệ thống bảo mật tại chỗ để duy trì an toàn dữ liệu.
- Giám sát các nguồn lực kỹ thuật.
- Báo cáo kịp thời trên bảng nhật ký để phản hồi nhanh chóng với bất kỳ trục trặc nào của hệ thống.
Đọc thêm: Công việc của Kỹ sư Hệ thống là làm gì?
Kỹ sư hệ thống là làm gì? yêu cầu công việc ra sao?
II. Kỹ sư hệ thống yêu cầu bằng cấp và trình độ gì?
Kỹ sư hệ thống là một vị trí cần bằng cấp cao và trình độ chuyên nghiệp. Do đó, để làm việc trong vai trò này, ít nhất bạn phải có bằng cử nhân trở lên các chuyên ngành Khoa học Máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật hoặc lĩnh vực liên quan. Kinh nghiệm làm Kỹ sư hệ thống hay Kỹ sư phần mềm cũng là tiêu chí được nhà tuyển dụng ưu tiên. Ngoài ra, bạn sẽ cần có sự hiểu biết và kiến thức tốt về mạng và các hoạt động cấp ứng dụng, có thể nhanh chóng chẩn đoán sự cố và đề xuất giải pháp.
Một số loại chứng chỉ mà Kỹ sư hệ thống nên có là Chứng nhận của Microsoft (MCSE), Chứng nhận VMWare và Cisco. Kinh nghiệm và hiểu biết về hệ điều hành cũng như giải pháp máy chủ (Exchange, SQL, Dịch vụ đầu cuối (RDS), IIS, AD).
Thông thường, các Kỹ sư hệ thống sẽ có bằng cử nhân rồi đi làm, tiếp tục học lên để lấy chứng chỉ và bằng cấp cao hơn như Thạc sĩ. Trình độ và kinh nghiệm đều quan trọng với vai trò này. Một số trường đào tạo ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, v.v. để bạn có thể phát triển theo hướng Kỹ sư hệ thống sau này là:
- Đại học FPT.
- Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Đại học Công nghệ - ĐHQGHN.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Công Nghệ TPHCM (HUTECH).
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên.
- Đại học Công nghiệp TP.HCM.
- Đại học Tôn Đức Thắng, v.v.
III. Những phẩm chất, kỹ năng cần có của Kỹ sư hệ thống
1. Thành thạo ngôn ngữ mã hóa
Nhiều Kỹ sư hệ thống thông thạo 1 (hoặc 2) ngôn ngữ mã hóa và đây cũng là một trong những yêu cầu cơ bản, là lĩnh vực chuyên môn chính. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phối hợp với các Kỹ sư phần mềm để khắc phục lỗi phần mềm, hệ thống và cập nhật kịp thời. Nhà tuyển dụng có thể không mong đợi bạn thông thạo tất cả các ngôn ngữ mã hóa nhưng bạn sẽ thu hút họ hơn nếu bạn có thể thực sự xuất sắc 1 ngôn ngữ hoặc biết mỗi ngôn ngữ một chút. Các ngôn ngữ mã hóa máy tính phổ biến nhất là: JavaScript, SQL, Java, Ruby, PHP, Python, C, C ++, C #, HTML, CSS.
2. Am hiểu kiến trúc cơ sở dữ liệu
Dù không phải Kiến trúc sư dữ liệu nhưng Kỹ sư hệ thống vẫn cần có kiến thức về kiến trúc cơ sở dữ liệu. Các kỹ năng kỹ thuật liên quan bao gồm Toán ứng dụng và thống kê, Trực quan hóa dữ liệu và di chuyển dữ liệu, RDMS (hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ) hoặc kỹ năng cơ sở dữ liệu nền tảng, biết sử dụng các phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu, đặc biệt là Microsoft SQL Server, Cơ sở dữ liệu như NoSQL và điện toán đám mây, học máy, v.v.
Kỹ sư hệ thống cần có kỹ năng, phẩm chất gì?
3. Có khả năng cải tiến sản phẩm công nghệ, phần mềm và hiệu suất hệ thống
Trong số các nhiệm vụ của một Kỹ sư hệ thống thì việc đánh giá hiệu suất, tính toàn vẹn của hệ thống, đưa ra hướng dẫn kỹ thuật, phát hiện vấn đề và có giải pháp xử lý kịp thời cả lỗi phần cứng và phần mềm là công việc quan trọng nhất. Để hoàn thành được các công việc như vậy, mỗi Kỹ sư hệ thống đều cần học hỏi để có nền tảng kiến thức và kỹ năng công nghệ tốt, nhanh nhạy và sáng tạo. Cách nhìn nhận vấn đề và tìm giải pháp đúng hướng cũng giúp Kỹ sư hệ thống phát triển khả năng cải tiến sản phẩm.
4. Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề
Là một Kỹ sư hệ thống thì kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng không thể thiếu vì thông qua đó, bạn có thể phân tích vấn đề khách quan nhất, không cố thủ với những suy nghĩ của mình mà thường xuyên tự tìm tòi, phủ định, rồi tiếp tục tìm ra những phương pháp mới. Tư duy phản biện cũng đảm bảo rằng đánh giá và diễn đạt về các vấn đề luôn thuyết phục.
Bên cạnh đó, bản chất công việc của một Kỹ sư hệ thống là dùng kiến thức và kỹ năng về máy tính, công nghệ thông tin và kỹ thuật để giám sát, kiểm soát các hệ thống. Luôn có những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống - cả với máy móc, phần mềm, công cụ và giữa con người với nhau. Kỹ sư hệ thống cần kỹ năng giải quyết vấn đề để phát hiện và khắc phục kịp thời theo cách tốt nhất khi phải đối mặt với những tình huống bất ngờ.
Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc
5. Làm việc nhóm
Những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Kỹ sư hệ thống thường được cho là chủ yếu sẽ làm việc độc lập. Tuy nhiên, thực tế là Kỹ sư hệ thống vẫn phải có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm. Là một kỹ sư, bạn phải trình bày rõ mục đích của dự án, cũng như thảo luận về bất kỳ thách thức hoặc vấn đề nào nảy sinh. Các Kỹ sư hệ thống sẽ thường xuyên làm việc với một số nhóm và phòng ban khác trong công ty, đồng thời quản lý một nhóm riêng. Về cơ bản thì nếu muốn thành công trong vai trò này, bạn phải biết cách tự điều chỉnh để thoải mái khi làm việc nhóm, biết lúc nào nên cứng rắn và lúc nào nên thỏa hiệp, thay đổi.
6. Đa tác vụ và chú ý đến chi tiết
Ngoài ra, một Kỹ sư hệ thống cũng thường được yêu cầu làm việc trong nhiều dự án và chịu áp lực về thời hạn. Khả năng đa tác vụ sẽ đảm bảo rằng bạn có thể hoàn thành tất cả công việc một cách tốt nhất vì bạn biết quản lý thời gian, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, phân loại, v.v. Bạn cũng sẽ không cảm thấy quá áp lực khi cân bằng tốt trong công việc.
Mỗi một thao tác lỗi dù là rất nhỏ trong các bước vận hành hệ thống đều gây ra lỗi và những thiệt hại nghiêm trọng. Kỹ sư hệ thống cũng phải là người cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết. Trên thực tế, nhà tuyển dụng sẽ rất khó để đánh giá tiêu chí này với từng ứng viên nhưng nó cực kỳ hữu ích cho việc phát triển sự nghiệp của bạn. Bạn có thể rèn luyện thêm khả năng chú ý đến chi tiết của mình trong quá trình làm việc.
Lương của kỹ sư hệ thống có cao không?
IV. Thu nhập của Kỹ sư hệ thống có cao không?
Mức lương của một Kỹ sư hệ thống phụ thuộc vào bằng cấp và kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn có trình độ Thạc sĩ thì lương khởi điểm cũng cao hơn bằng cử nhân chưa có kinh nghiệm làm việc. Kỹ sư hệ thống có lương khởi điểm là từ 5 triệu/tháng nhưng mức lương này không phổ biến, hầu hết mọi người nhận lương từ 9 - 13 triệu/tháng khi mới ra trường, cao hơn là khoảng 15 - 20 triệu/tháng khi đã có 2 - 3 năm kinh nghiệm trở lên. Theo ghi nhận, lương cao nhất mà Kỹ sư hệ thống có thể lên tới 27 triệu/tháng.
Mức lương trung bình của Kỹ sư hệ thống tương đương với các vai trò như Kỹ sư phần mềm và các công việc phổ biến khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kỹ thuật. Trong trường hợp bạn giỏi ngôn ngữ mã hóa thì bạn còn có thể tăng thu nhập của mình bằng cách nhận thêm các dự án bên ngoài làm vào khoảng thời gian rảnh rỗi.
V. Cơ hội việc làm và triển vọng nghề Kỹ sư hệ thống
Có nhiều cơ hội việc làm Kỹ sư hệ thống trong các doanh nghiệp khác nhau. Tùy vào thế mạnh và định hướng mà bạn chọn vị trí việc làm phù hợp nhất với mình như Kỹ sư hệ thống công nghệ thông tin, Kỹ sư hệ thống máy móc, Kỹ sư phát triển hệ thống, v.v. Mặc dù đều là Kỹ sư hệ thống nhưng ở mỗi vai trò cụ thể sẽ có những yêu cầu và các nhiệm vụ khác nhau.
Đa dạng cơ hội việc làm và mức lương cao là một trong những điểm hấp dẫn nhất của nghề Kỹ sư hệ thống. Chỉ bằng cách tìm kiếm từ khóa "Kỹ sư hệ thống", bạn sẽ thấy rất nhiều kết quả là thông báo tuyển dụng vai trò này với mức lương khác nhau, yêu cầu phù hợp với cả người đã có kinh nghiệm và những ai mới tốt nghiệp. Một số kênh tuyển Kỹ sư hệ thống uy tín nhất hiện nay là JOBOKO, Vietnamworks, Jobstreet, v.v.
Ngoài ra, Kỹ sư hệ thống cũng được xem là một nghề nghiệp có triển vọng. Sau khoảng 3 năm làm việc, bạn có thể thăng chức làm trưởng nhóm hoặc giám sát và lên làm Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Trưởng phòng Kỹ thuật sau từ 4 - 6 năm. Một số ít Kỹ sư hệ thống có thể trở thành Giám đốc nhưng thường sẽ tốn tới từ 7 - 10 năm trở lên để bạn chứng minh năng lực.
Dù mục tiêu thăng tiến của bạn là gì thì điều quan trọng nhất vẫn là nỗ lực không ngừng để phát triển trình độ chuyên môn, cho thấy khả năng trong công việc và khéo léo xây dựng các mối quan hệ tích cực ở nơi làm việc cũng như trong ngành. Khi một Kỹ sư hệ thống cho thấy sự xuất sắc trong công việc và khả năng lãnh đạo, quản lý thì con đường sự nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
VI. Kỹ sư hệ thống và Kỹ sư phần mềm có gì khác nhau?
Với nhiều người thì dường như rất khó phân biệt giữa Kỹ sư hệ thống và Kỹ sư phần mềm nhưng rõ ràng đây là 2 vai trò khác biệt. Vậy sự khác biệt này là ở đâu?
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) thiết kế các chương trình phần mềm dựa trên kiến thức về hệ thống thông tin. Họ thường làm việc với nhân viên QA và kỹ sư phần cứng để phát triển các kế hoạch thử nghiệm, xác định phương pháp lập trình dựa trên nhu cầu của người dùng. Nói cách khác, Kỹ sư phần mềm chuyên về lập trình, thiết kế và tạo phần mềm, ứng dụng.
Trong khi đó, Kỹ sư hệ thống làm một số công việc tương tự như Kỹ sư phần mềm, cũng phát triển các thành phần phần mềm nhưng các nhiệm vụ chính lại liên quan đến việc chỉ định, duy trì và hỗ trợ cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Kỹ sư hệ thống cũng thực hiện phân tích nguyên nhân gốc rễ của các gián đoạn dịch vụ và giúp đảm bảo rằng các dịch vụ và hệ thống hoạt động tốt trở lại sau khi sự cố được giải quyết.
So sánh sự khác biệt giữa kỹ sư hệ thống và kỹ sư phần mềm
VII. Làm Kỹ sư hệ thống có vất vả không? Các thách thức với nghề
Công việc nào cũng có những ưu nhược điểm riêng và Kỹ sư hệ thống cũng vậy. Môi trường làm việc của Kỹ sư hệ thống phần lớn là ở trong văn phòng nên khá sạch sẽ. Tuy vậy, các nhiệm vụ hàng ngày của Kỹ sư hệ thống khá đa dạng và đặc biệt vất vả khi hệ thống xảy ra lỗi cần khắc phục. Nhìn chung thì công việc Kỹ sư hệ thống áp lực do đặc điểm công việc, bạn sẽ phải làm sao để vận hành hệ thống hiệu quả nhất, sửa lỗi nhanh để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc của những bộ phận khác.
Một thách thức khác với nghề Kỹ sư hệ thống là bạn không chỉ phải học để nâng cao trình độ trên lý thuyết mà còn phải thực hành nhiều để có khả năng phán đoán và khắc phục các vấn đề thực tế xảy ra với hệ thống, sáng tạo và đổi mới để thay đổi hệ thống. Những người có tâm lý thích ổn định và có phần thụ động sẽ khó phát triển sự nghiệp trong vai trò Kỹ sư hệ thống.
Kỹ sư hệ thống là một trong những lĩnh vực chuyên môn hot nhất hiện nay trong ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật. Để tìm việc làm Kỹ sư hệ thống, bạn cần hiểu về nghề nghiệp, học lấy bằng cấp và bắt đầu tìm kiếm cơ hội. Nền tảng kiến thức, kỹ năng và sự chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiến xa hơn.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.