Tìm kiếm theo:
Có phải bạn đang tìm
Từ khóa phổ biến
Việc làm nổi bật

Việc làm thợ điện (31 việc)

Thợ Chính Điện Lạnh

Công ty tnhh công trình tân quang
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai
12 - 15 triệu VNĐ
  • Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm đối với thợ chính
  • Từ 03 tháng đối với thợ phụ
Up

[Vĩnh Phúc] Nhân Viên Cơ Điện

Công Ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam
Vĩnh Phúc
Thương lượng
  • Chịu trách nhiệm về cơ khí, hệ thống điện, nước tại trang trại mình phụ trách
  • Chuyên ngành: Cơ khí, Điện

THỢ CƠ ĐIỆN

CÔNG TY CỎ PHẦN CƠ KHÍ HÀ GIANG PHƯỚC TƯỜNG
Đà Nẵng
7 triệu - 11 triệu
  • Tốt nghiệp tối thiểu Trung cấp Cơ -điện công nghiệp và các ngành liên quan

Thợ Cơ Điện

Công ty TNHH Thành Hiền Hà Nam
Hà Giang, Hà Nam
7 - 10 triệu
  • Tham gia lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện, cơ khí trong nhà máy sản xuất
  • Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện, cơ khí như: động cơ điện, máy bơm, băng tải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí,

Thợ Cơ Điện

Công ty cổ Phần Bao Bì VLC
Hải Phòng
8 - 11 triệu VNĐ
  • Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chuyên ngành cơ khí, điện, kỹ thuật

Cộng tác viên Giao nhận lắp đặt

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (MWG)
Bình Phước
Từ 7 - 15 Triệu
  • Bạn sẽ gia nhập đội ngũ Thợ giỏi Tận Tâm - phục vụ Khách Hàng tốt của Công ty dịch vụ điện máy số 1 Việt Nam
  • Lắp đặt, bảo trì các thiết bị Điện Tử, Điện Lạnh theo yêu cầu Khách hàng
Công ty TNHH Aeon Delight Việt Nam
Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế
Thoả thuận
  • Có bằng cấp chuyên môn hoặc kinh nghiệm điện, điện lạnh, cơ khí, sửa chữa kỹ thuật
Up
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom
Hồ Chí Minh
10 triệu - 11 triệu
  • Có kiến thức về xây dựng và triển khai đấu nối hệ thống cáp điện hạ thế

Nhân Viên Cơ Điện

Công ty Cổ phần Cảng Cam Ranh
Khánh Hòa
Thoả thuận
  • Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm làm thợ hàn điện
Up

Kỹ Thuật Điện Ô Tô - Hòa Vang, Đà Nẵng

Công ty TNHH Tập đoàn Rita Võ
Đà Nẵng
8 Tr - 15 Tr VND
  • Thực hiện các công việc sửa chữa điện phần thân vỏ như:Điện đèn, còi, Đề khởi động, Đinamo ( máy phát)
  • Sửa chữa xe tải các dòng HD, HOWO, SHACMAN chuyên về điện thân vỏ, điện động cơ
Up

[HN] Kỹ Sư Cơ Điện

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18.3
Hà Nội
10 triệu - 16 triệu
  • Khảo sát, lập bản vẽ, bóc tách vật tư, làm dự toán công trình điều hoà, thông gió, cơ điện
  • Thiết kế hệ thống cơ điện trong công trình xây dựng nhà xưởng, nhà công nghiệp

Nhân Viên Kỹ Thuật Điện Ô Tô - Xe Tải

Công Ty TNHH Auto Minh Quân
Hồ Chí Minh
9 - 14 triệu VNĐ
  • Thợ điện chủ yếu làm mạch điện của xe tải
  • Trình độ học vấn: có bằng nghề hoặc tốt nghiệp Trung cấp nghề chuyên nghành điện, kỹ thuật ô tô, sửa chữa ô tô
Công ty TNHH Sản Xuất Thiết Kế Sáng Tạo
Bình Dương
Thỏa thuận
  • Nếu bị hư hay có sự cố phải thông báo ngay với cấp trên và thợ điện để sữa chữa và khắc phục
Up

Bảo Trì Trang Trại

CÔNG TY TNHH CJ VINA AGRI
Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng
10 - 15 triệu
  • .Thực hiện kiểm tra lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các hệ thống điện, nước, máy móc trong trại
  • Khắc phục sự cố về điện, nước
Up

Nhân Viên Kỹ Thuật Kết Cấu Thép

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP WELDCOM
Bình Dương
12 Tr - 17 Tr VND
  • Sữa chữa các lỗi phát sinh về điện, tự động hóa, thủy lực, khí nén, cơ khí của máy móc thiết bị, dây chuyền hàn tự động
  • Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học ngành cơ điện tử, tự động hóa, điện công nghiệp
LG Electronics Development Vietnam
Đà Nẵng, Nghệ An
Thỏa thuận
  • We, LG Electronics Development Vietnam (LGEDV), conduct core R&D activities and various product reliability tests in support of our vehicle component business.
  • LG Electronics Development Vietnam (LGEDV) Company focuses on smart & eco-friendly automotive components.

Nhân Viên Kỹ Thuật Dán Phim - Decal Xe

CÔNG TY TNHH Ô TÔ TIỆN ÍCH
Cần Thơ
Thương lượng
  • Biết sử dụng các thiết bị chuyên dụng liên quan đến điện, đèn ô tô
  • Ưu tiên ứng viên biết độ đèn, lắp cốp điện, lắp màn hình DVD, lắp camera hành trình
Công ty TNHH Techtronic Industries Việt Nam Manufacturing (TTI)
Hồ Chí Minh
Cạnh tranh
  • Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điện, cơ hoặc kỹ thuật
  • Kiến thức chuyên về điện, cơ khí, HVAC, cấp thoát nước, dịch vụ xây dựng,

Kỹ Sư Nhiệt Lạnh - HVAC

Công ty TNHH MetaHaus
Hà Nội
16 - 18 triệu
  • Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm thiết kế, thi công hệ thống Heatpump, Chiller, Thông gió.
  • Thiết kế, bóc tách khối lượng, tổ chức thi công lắp đặt hệ thống Heating &Ventilation cho các dự án đân dụng và thương mại.
Up

Kỹ Thuật Bảo Trì (lĩnh vực f&B)

Công ty Cổ phần đầu tư Viên Ngọc Mới
Hồ Chí Minh
9 triệu - 11 triệu
  • Thiết bị điện dân dụng, thiết bị chiếu sáng
  • Trình độ: tốt nghiệp trung cấp trở lên các chuyên ngành điện công nghiệp, điện lạnh, điện dân dụng, cơ điện
xEM THÊM vIỆC LÀM
Tìm kiếm gần đây

    Mọi người cũng đã tìm kiếm

    Chức danh: Thợ Điện · Thợ Cơ Điện · thợ hàn điện · thợ điện dân dụng · Thợ điện nước

    Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›

    Thợ điện (Electrican) là người chịu trách nhiệm thiết kế, lắp đặt, bảo trì và khắc phục sự cố trên các hệ thống điện tại nhà, tòa nhà thương mại, khu công nghiệp, ... hoặc với những mạch điện trong các loại máy móc, thiết bị như tivi, tủ lạnh, đồ gia dụng, ... Vậy để hoàn thành tốt những công việc này, thợ điện cần có kỹ năng gì? cơ hội việc làm ra sao?

    MỤC LỤC:
    I. Công việc của thợ điện là làm gì?
    II. Những kỹ năng thợ điện cần có
    III. Điều kiện để trở thành thợ điện
    IV. Mức thu nhập của thợ điện bao nhiêu mỗi tháng?
    V. Các vị trí việc làm thợ điện phổ biến
    VI. Nghề thợ điện vất vả, nguy hiểm như thế nào?
    VII. Cơ hội việc làm của thợ điện ra sao?
    VIII. Kinh nghiệm xin việc làm thợ điện

    tuyen tho dien

    Khi tìm việc làm thợ điện, bạn cần lưu ý điều gì?

    Tìm hiểu công việc của thợ điện

    I. Công việc của thợ điện là làm gì?

    Thợ điện có rất nhiều vị trí khác nhau như thợ điện công nghiệp, thợ sửa dân dụng, thợ điện ô tô, điện nước, bảo trì điện, ... Với mỗi vị trí khác nhau thì công việc cũng sẽ rất khác nhau. Về cơ bản, họ là những người thiết kế, lắp đặt, bảo trì và xử lý sự cố trên các hệ thống điện (dây điện, mạch điện, ...).
    Thợ điện có thể làm việc trong nhà hoặc ngoài trời. Những người làm việc trong nhà sẽ tập trung chủ yếu vào các hệ thống điện của một tòa nhà hoặc công trình xây dựng, có thể là mới xây hoặc đang được sửa chữa lại. Họ cũng có thể là người sửa chữa các thiết bị điện dân dụng hoặc máy móc điện công nghiệp trong các nhà máy.
    Ngược lại, những người làm việc ngoài trời thường là với các loại máy biến áp, đường dây tải điện, .... Thợ điện làm công việc này cần phải có sức khỏe tốt vì sẽ thường xuyên làm việc dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khi xảy ra sự cố mất điện, họ sẽ là những người tuyến đầu đi khắc phục. Đôi khi, những người này còn kiêm luôn cả nhiệm vụ cắt tỉa cành cây để đảm bảo an toàn cho hệ thống dây điện hoặc lắp ráp trạm biến thế vào mùa cao điểm mưa bão.
    Công việc của thợ điện bao gồm:

    • Sử dụng các dụng cụ, thiết bị hiệu chuẩn, dây dẫn để xây dựng, bảo trì hệ thống điện.
    • Phối hợp với các kiến trúc sư và kỹ sư để thiết kế hệ thống điện đáp ứng tốt nhất mục đích sử dụng.
    • Đảm bảo an toàn của hệ thống dây điện hiện có.
    • Nâng cấp hệ thống điện đã cũ để đáp ứng các quy định hiện hành về an toàn điện và công nghệ thân thiện với môi trường.
    • Sửa chữa các thiết bị điện đã bị hư hỏng.
    • Đánh giá và cải tiến hệ thống điện khi nhu cầu sử dụng tăng lên (có thêm thiết bị, thiết bị công suất cao hơn, ...).
    • Đọc bản thiết kế để nắm rõ vị trí của bảng điều khiển, mạch điện, ổ cắm và các thiết bị điện khác trước khi tiến hành sửa chữa hoặc thay thế.

    Đọc thêm: Thợ điện có cần bằng cấp không?

    tuyen tho dien 2

    Nhiệm vụ của thợ điện thường làm là gì?

    II. Những kỹ năng thợ điện cần có

    Thợ điện là một công việc khá vất vả và đòi hỏi rất nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh trong quá trình làm việc.

    1. Tố chất làm kỹ thuật

    Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng trên thực tế, không phải ai cũng có tố chất làm kỹ thuật. Nếu như bạn cảm thấy thích thú với việc tháo tung các bộ phận của một chiếc máy để tìm hiểu cách thức hoạt động của chúng rồi sau đó lại lắp ráp lại thì có thể bạn phù hợp để làm công việc này.
    Ngược lại, nếu như bạn cảm thấy lúng túng, khó chịu khi phải làm những công việc thủ công đơn giản thì có lẽ bạn không nên chọn nghề thợ điện. Bởi vì khi làm công việc này, bạn nhất định phải cảm thấy tò mò, thoải mái khi được làm việc với các thiết bị điện và phải tự tin vào khả năng của mình.

    2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

    Chẩn đoán và sửa chữa các sự cố về điện là nhiệm vụ chính của thợ điện. Thời gian học việc kết thúc cũng là lúc họ phải tự mình vận dụng mọi kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được để xác định nguyên nhân cho một vấn đề và tìm cách ra những cách thức khác nhau để khắc phục một cách triệt để. Không chỉ đưa ra một giải pháp, bạn còn cần phải lên nhiều phương án sửa chữa khác nhau, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng giải pháp để tìm ra cách thức khả thi nhất.

    Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc

    3. Kỹ năng đọc hiểu

    Kỹ năng đọc hiểu là vô cùng quan trọng đối với thợ điện bởi mọi công việc từ lắp đặt, bảo trì, khắc phục sự cố, ... đều phải dựa trên một loại tài liệu vô cùng quan trọng là bản vẽ. Chỉ khi đọc và hiểu được tất cả các thông tin trên bản vẽ, thợ điện mới có thể hoàn thành công việc một cách chính xác và hiệu quả.
    Ngoài ra, họ cũng sẽ nhận bàn giao công việc từ khách hàng, cấp trên hoặc đồng nghiệp qua email hoặc văn bản. Họ sẽ phải đọc hiểu những thông tin này và tóm tắt việc cần làm, yêu cầu công việc, thời gian làm việc, ... để đảm bảo hoàn thành đúng hướng dẫn.

    4. Kỹ năng quản trị kinh doanh

    Sau một thời gian làm việc, nhiều thợ điện có xu hướng trở thành các nhà thầu độc lập, tự nhận công trình hoặc mở cửa hàng sửa chữa tại nhà. Khi đó, họ nhất định phải có kỹ năng quản trị kinh doanh như quản lý nhân viên, lập kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính,...

    tuyen tho dien 3

    Những tố chất, kỹ năng thợ điện cần trang bị cho mình

    5. Kỹ năng chăm sóc khách hàng

    Tùy vào tính chất công việc cụ thể mà yêu cầu về kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng đối với thợ điện sẽ khác nhau. Nếu bạn làm cho các công ty lớn, công trình xây dựng, trong các nhà máy công nghiệp thì kỹ năng chăm sóc khách hàng gần như không cần thiết.
    Tuy nhiên, đối với những thợ điện làm việc tại các công ty tư nhân, thợ sửa chữa điện dân dụng, ... kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũng không kém phần quan trọng. Mọi người thường chỉ tìm đến thợ điện khi vấn đề xảy ra quá nghiêm trọng và họ không còn kiểm soát được tình hình. Khi đó, người thợ điện không chỉ cần khắc phục sự cố mà còn phải trấn an tinh thần của khách hàng, giúp họ cảm thấy bớt lo lắng hơn.

    III. Điều kiện để trở thành thợ điện

    1. Về bằng cấp

    Tùy thuộc vào từng vị trí công việc và môi trường làm việc cụ thể mà yêu cầu về bằng cấp đối với thợ điện sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, nếu mục tiêu của bạn là làm việc tại các công ty và doanh nghiệp tầm cỡ, bạn cần có bằng Cử nhân chuyên ngành điện, điện - điện tử, kỹ thuật điện hoặc một lĩnh vực liên quan khác.
    Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều không yêu cầu bằng cấp quá cao đối với vị trí này. Kinh nghiệm làm việc và năng lực thực tế mới là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể theo học tại các trường, trung tâm đào tạo để có chứng chỉ hành nghề điện. Tại đó, bạn sẽ được trau dồi kiến thức chuyên sâu về mạch điện, thiết kế hệ thống điện, phân tích và điều khiển hệ thống điện, đo lường điện, .... để hoàn thành tốt công việc sau khi ra trường.

    2. Về sức khỏe

    Do đặc thù môi trường làm việc khắc nghiệt, cường độ cao, bất cứ công ty nào khi tuyển thợ điện cũng đặt ra những yêu cầu về sức khỏe như:

    • Tuổi tác: 18 tuổi trở lên, có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Thậm chí nhiều công ty còn yêu cầu ứng viên ứng tuyển phải 21 tuổi trở lên.
    • Thị lực: Những người có các tật về mắt như cận thị , lão thị ... được phép hành nghề nhưng nếu mắc bệnh mù màu, ứng viên chắc chắn sẽ bị loại. Bởi lẽ hệ thống dây điện được mã hóa màu theo tiêu chuẩn quốc gia nên thợ điện bắt buộc phải nhận biết chính xác các màu phổ biến.
    • Thể lực tốt: Thợ điện thường xuyên phải làm việc trong không gian chật hẹp với nhiều thiết bị cồng kềnh hoặc là dưới thời tiết khắc nghiệt. Mặc dù không có bài kiểm tra sức khỏe đầu vào nhưng họ vẫn cần phải đảm bảo thể lực tốt thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
    • Không có tiền sử sử dụng chất kích thích.

    tuyen tho dien 4

    Làm thế nào để trở thành thợ điện chuyên nghiệp?

    IV. Mức thu nhập của thợ điện bao nhiêu mỗi tháng?

    Tùy theo yêu cầu, tính chất và độ khó của công việc mà mức thu nhập của thợ điện sẽ khác nhau. Mức lương phổ biến của thợ điện mới vào nghề chỉ khoảng 7 - 10 triệu VNĐ mỗi tháng. Những người có kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên môn cao hơn thì thu nhập khoảng 10 - 15 triệu VNĐ, có thể lên đến 20 triệu VNĐ mỗi tháng.
    Với những người thường xuyên đi công tác xa, lắp đặt hệ thống điện ở những vùng miền xa xôi sẽ được hưởng thêm phụ cấp ăn ở, đi lại. Những người khác thì có thể làm thêm giờ để tăng thêm nhu nhập khoảng 2 - 3 triệu VNĐ/tháng.

    V. Các vị trí việc làm thợ điện phổ biến

    Dựa vào môi trường làm việc và yêu cầu chuyên môn, có thể chia thành các công việc thợ điện khác nhau như:

    • Thợ điện dân dụng: Là lực lượng lao động ngành điện phổ biến nhất, có nhiệm vụ lên kế hoạch, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện của khu dân cư, sửa chữa thiết bị điện dân dụng, ...
    • Thợ điện công nghiệp: Công việc tương tự như thợ sửa điện dân dụng nhưng môi trường làm việc lại tập trung tại các công trình quy mô lớn như tòa nhà cao tầng, xí nghiệp, khu công nghiệp, ....
    • Thợ điện công trình: Làm việc tại các công trình xây dựng
    • Thợ điện ô tô: Làm việc tại các nhà máy lắp ráp ô tô, garage ô tô, ...
    • Thợ điện lạnh: Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh như tủ lạnh, điều hòa, bình nóng lạnh, ...

    VI. Nghề thợ điện vất vả, nguy hiểm như thế nào?

    Tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà môi trường làm việc của thợ điện sẽ khác nhau, trong nhà hoặc ngoài trời. Không khó để chúng ta nhận thấy sự vất vả của những người thợ điện khi phải làm việc dưới thời tiết mưa năng khắc nghiệt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người làm việc trong nhà thì không vất vả. Dù trong môi trường nào đi chăng nữa thì họ cũng sẽ phải sử dụng rất nhiều sức lao động và thậm chí là thao tác thủ công với các hệ thống dây điện, ống dẫn cáp, máy móc, thiết bị điện hạng nặng, ...
    Đi công tác xa dài ngày cũng là một phần không thể thiếu trong công việc của những người thợ điện. Họ có thể phải đi đến những vùng miền xa xôi và thậm chí là liên tục thay đổi địa điểm làm việc. Thời gian làm việc cũng không cố định, có thể phải làm thêm giờ, làm ca đêm để theo kịp tiến độ dự án.
    Ngược lại, những điều này dường như không xảy ra với những người làm công việc bảo trì hệ thống điện. Công việc của họ diễn ra khá đều đặn theo ca, chủ yếu là giám sát, bảo trì hệ thống định kỳ. Làm tốt công tác này sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí cho việc khắc phục sự cố.
    Tuy nhiên, với sự đào tạo bài bản, trang bị tốt về kiến thức cũng như các quy định về an toàn lưới điện, những người thợ điện sẽ có thể hạn chế tối đa những rủi ro cho mình và những đồng nghiệp khác trong quá trình làm việc.

    tuyen tho dien 5

    Môi trường làm việc của thợ điện có vất vả không?

    VII. Cơ hội việc làm của thợ điện ra sao?

    Nhu cầu tuyển dụng thợ điện dự kiến sẽ tăng mạnh trong vòng một thập kỷ tới bởi nhu cầu xây dựng và nâng cấp các hệ thống điện vẫn luôn ở mức cao và chưa cho thấy các dấu hiệu chậm lại. Nhu cầu tuyển dụng ngành điện cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của các ngành nghề khác bởi đây vẫn là nguồn tài nguyên cốt yếu trong đời sống con người và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi hoạt động sản xuất càng mở rộng thì nhu cầu sử dụng điện lại càng cao, nó cũng tỉ lệ thuận với yêu cầu phải phát triển những hệ thống điện mới phức tạp hơn, hiệu quả cao hơn.
    Các nguồn năng lượng điện mới cũng đang được phát triển, đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều cơ hội tìm việc làm thợ điện cho những người muốn theo đuổi ngành này. Tại Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới, những người được đào tạo bài bản và có kiến thức chuyên môn cao về năng lượng điện tái tạo như điện gió, điện điện mặt trời vẫn luôn được các nhà tuyển dụng săn đón.

    Đọc thêm: Học ngành điện ra có làm được kỹ sư điện công nghiệp không?

    VIII. Kinh nghiệm xin việc làm thợ điện

    1. Cách viết CV xin việc thợ điện

    Khi viết CV xin việc thợ điện, bạn cần chú ý đến những yêu cầu về trình độ, bằng cấp và kinh nghiệm làm việc mà nhà tuyển dụng nêu ra trong bản mô tả công việc. Trong CV, hãy liệt kê những kỹ năng như:

    • Kỹ năng đọc bản vẽ.
    • Sức khỏe tốt.
    • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
    • Kỹ năng tính toán tốt.
    • Kỹ năng quản lý thời gian.
    • Kỹ năng giao tiếp tốt bằng lời nói và văn bản.
    • Cẩn thận, tỉ mỉ.

    Kinh nghiệm làm việc sẽ là một điểm nhấn để bạn tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Nếu bạn đã từng làm công việc thợ điện trước đây, đã có thành tích nào đó trong công việc thì đừng quên liệt kê vào CV. Nếu không có nhiều kinh nghiệm làm việc thì có thể liệt kê những thông tin như:

    • Chương trình thực tập, kiến tập hoặc học việc thợ điện.
    • Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng.
    • Thế mạnh khác như sử dụng thành thạo các dụng cụ và thiết bị điện phổ biến, ngoại ngữ tốt, ...

    Nếu bạn vẫn cảm thấy những kỹ năng này là chưa đủ hoặc chưa biết viết gì vào CV, hãy đọc lại bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng. Trên đó là tất cả những gì mà họ đang tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng. Nếu thấy phù hợp, hãy liệt kê những thông tin này vào CV.

    tuyen tho dien 6

    Bí quyết xin việc làm thợ điện đạt hiệu quả cao

    2. Chuẩn bị phỏng vấn thợ điện

    Trước buổi phỏng vấn, hãy chuẩn bị những ví dụ để chứng minh cho kiến thức và kinh nghiệm của bản thân như:

    • Kể về một lần mà bạn không thể tìm ra nguyên nhân cho vấn đề, bạn đã làm gì sau đó?
    • Mô tả lại một dự án mà gần đây bạn đã thực hiện. Bạn đã học được những gì sau dự án đó?
    • Những việc bạn thường làm để đảm bảo an toàn cho bản thân và đồng nghiệp trong quá trình làm việc.
    • Những hệ thống điện khác nhau mà bạn đã có cơ hội làm quen? Bạn chuyên về lĩnh vực gì trong ngành điện.
    • Kinh nghiệm khi làm việc nhóm, làm việc độc lập.

    Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn sàng câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn như:

    • Vì sao bạn nghĩ mình phù hợp với công việc thợ điện?
    • Bạn có đặc biệt chuyên về một lĩnh vực cụ thể nào không? Chẳng hạn như lắp đặt điện dân dụng hoặc bảo trì điện trong nhà máy?
    • Kể tên hệ thống điện mà bạn am hiểu nhất?
    • Theo bạn, kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với một thợ điện?
    • Dự án "khó nhằn" nhất bạn phải đối mặt là gì? Nó có thành công như ý muốn?
    • Một số quy định an toàn điện mà thợ điện bắt buộc phải nắm vững?
    • Sự khác nhau giữa cầu chì và cầu dao?
    • Bạn sẽ làm gì nếu xảy ra bất đồng quan điểm với đồng nghiệp khi đang trong quá trình khắc phục sự cố điện?

    Thợ điện là một công việc khá vất vả nhưng thu nhập cao và cơ hội việc làm cũng rất rộng mở. Nếu bạn nhận thấy mình có tố chất để làm kỹ thuật, yêu thích các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận thì đây có lẽ là một trong những sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất.

    hỗ trợ ứng viên

    Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

    Giải thưởng
    của chúng tôi

    Top 3

    Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
    TT&TT 2022.

    Top 15

    Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

    Top 10

    Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

    Giải Đồng

    Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.