Việc làm công nhân (2.146 việc)
- Chức danh công việc:Công nhân bốc xếp
- Công nhân bốc xếp chủ động, nghiên cứu, đề xuất phương án triển khai công việc đúng theo quy định của công ty và của pháp luật
- Gia công, sửa chữa thiết bị, máy móc tại các dây chuyền mảng mạ
- Thực hiện công việc bán xăng dầu tại các Chi nhánh của Công ty theo quy trình
- Tuân thủ nội quy và quy định của Công ty
- Làm công nhân dây chuyền sản xuất sơn bột tĩnh điện, tham gia vào các khâu trong sản xuất sơn bột tĩnh điện
- Nghỉ phép, khám sức khỏe công ty, du lịch, thưởng các ngày lễ tết
- Công việc đứng, làm việc theo Ca, tăng ca, mỗi tuần đổi Ca một lần
- Sửa chữa, bảo dưỡng và khắc phục sự cố các thiết bị cơ khí, máy móc trong quá trình gia công
- Hình thức:Nhân viên chính thức
- Thực hiện các thao tác đốt lò đảm bảo cung cấp đủ hơi cho các máy móc và thiết bị trong công ty may mặc
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của quản lý
- Mô tả công việc:
- Thực hiện các công đoạn sản xuất bánh mỳ, bánh kem
- Thưởng chuyên cần 02 ngày lương nếu làm đủ ngày công trong tháng
- Thưởng đạt năng suất theo hiểu quả công việc
- Xe đưa rước cho công nhân viên
- Hỗ trợ bữa ăn miễn phí cho công nhân viên
- Các công việc khác trao đổi trong buổi phỏng vấn
- Nhân viên toàn thời gian
- Xe đưa rước cho công nhân viên
- Hỗ trợ bữa ăn miễn phí cho công nhân viên
Xem tất cả: Tìm việc làm Quản Lý Chất Lượng
- Cảnh báo kịp thời với các lỗi công đoạn (được thiết bị cảnh báo + nhận định cá nhân) tới trưởng ca, quản đốc nhà máy, phòng Kỹ thuật
- Gắn bó lâu dài với Công ty, chấp nhận sự điều động, phân công công tác của lãnh đạo Công ty
- Thực hiện lái máy thi công tại dự án Thủy điện Tén tằn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
- Trung thực, nhiệt tình trong công việc
- Kiểm tra chất lượng công việc trong quá trình cắt, làm sạch lưỡi dao, thay đổi lưỡi dao
- Thực hiện công việc theo hướng dẫn của quản lý
- Phân tích nguyên nhân thành công/ thất bại của công nghệ mới
- Mô tả Công việc
- Được hưởng Chế độ du lịch/ nghỉ mát do công ty tổ chức hàng năm theo quy chế Công ty
- Địa điểm làm việc: Tại các dự án, công trường tỉnh thành trên cả nước như (Vĩnh phúc, Hà Nam, Hưng Yên
- Tăng lương hằng năm theo quy định của công ty vào tháng 3 và theo chế độ của nhà nước
- Quà lễ tết từ công ty, công đoàn
- Thực hiện các công việc bảo trì, bảo dưỡng, gia công theo sự phân công của Trưởng ca/ Giám sát KTBT
- Tham gia các chương trình huấn luyện trong và ngoài công ty
- Giao nhận đá với Phân xưởng sản xuất hoặc với các công ty trong cùng tập đoàn
- Các công việc khác theo phân công của cấp trên
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: công nhân công trình · Công Nhân · công nhân thi công điện · nhân viên công vụ · Công Nhân Cơ Điện
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
MỤC LỤC:
I. Công nhân là gì? thường làm những công việc gì?
II. Yêu cầu về kỹ năng đối với công nhân
III. Công nhân yêu cầu bằng cấp cao không?
IV. Các vị trí việc làm công nhân phổ biến
V. Cơ hội nghề nghiệp và thách thức của việc làm công nhân
VI. Môi trường làm việc của công nhân
VII. Lưu ý gì khi xin việc làm công nhân?
VIII. Câu hỏi phỏng vấn công nhân
Tìm việc làm công nhân cần lưu ý điều gì?
I. Công nhân là gì? thường làm những công việc gì?
Công nhân (Worker/Production Worker/Factory Worker) hỗ trợ sản xuất hàng hóa trong dây chuyền lắp ráp, sửa chữa và bảo trì, xây dựng hoặc chế tạo trang thiết bị, chế biến thực phẩm, v.v. Trách nhiệm của công nhân khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể và một số công nhân có thể chỉ cần giám sát, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các công việc chính của công nhân gồm có:
- Làm việc trên dây chuyền sản xuất với tốc độ và độ chính xác nhất quán.
- Đảm bảo rằng các yêu cầu và tiêu chuẩn sản xuất được đáp ứng một cách tốt nhất.
- Tăng năng suất và hiệu quả công việc mà không làm giảm chất lượng sản phẩm, công trình.
- Hoàn thành các công việc đóng gói như lắp ráp hộp, đóng gói và dán nhãn.
- Vận hành máy móc chính xác và bảo dưỡng cẩn thận.
- Báo cáo bất kỳ vấn đề nào xảy ra với máy móc quản lý.
- Hợp tác với đồng nghiệp trong tổ để đạt được hạn ngạch và mục tiêu.
- Duy trì khu vực làm việc sạch sẽ và an toàn.
- Tuân thủ tất cả các hướng dẫn an toàn và báo cáo các vấn đề về an toàn lao động cho ban quản lý.
- Thực hiện công việc theo tất cả các hướng dẫn bằng văn bản và lời nói của tổ trưởng, quản lý.
- Tham gia tất cả các khóa đào tạo về an toàn và sản xuất.
- Thể hiện thái độ tích cực và chuyên nghiệp.
- Có thể làm thêm giờ khi cần thiết, có thể luân chuyển giữa ca đêm và ca ngày.
Đọc thêm: Công nhân sản xuất làm những công việc gì hàng ngày?
II. Yêu cầu về kỹ năng đối với công nhân
1. Kỹ năng giao tiếp tốt
Với vai trò công nhân, bạn có thể không cần trình độ chuyên môn, không cần các kỹ năng quá phức tạp nhưng bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Một công nhân được cho là giao tiếp tốt khi biết lắng nghe, hiểu được các yêu cầu của quản lý và làm theo các hướng dẫn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ dễ dàng hòa nhập và phối hợp với các thành viên khác trong tổ, tạo môi trường làm việc lành mạnh, tích cực khi khéo léo trong giao tiếp.
Những kỹ năng công nhân cần có để đáp ứng yêu cầu công việc
2. Nhanh thích nghi với môi trường làm việc
Có nhiều vị trí việc làm công nhân nên môi trường làm việc của mỗi người sẽ khác nhau, có thể ồn ào hoặc bụi bặm, v.v. rất khác so với môi trường ở bên ngoài nhà máy, công xưởng. Là một công nhân, bạn cần có khả năng thích nghi nhanh chóng và điều chỉnh trạng thái, hành vi phù hợp nhất với môi trường làm việc. Các điều kiện về sức khỏe thể chất cũng sẽ giúp bạn làm tốt các công việc của công nhân.
3. Kỹ năng làm việc nhóm
Bất kể công nhân nào cũng sẽ làm việc với nhiều người, đa số là thành viên trong đội hoặc tổ sản xuất. Thái độ tích cực và sẵn sàng làm việc như một phần của nhóm, hỗ trợ mọi người khi cần, hòa nhã và trung thực là những phẩm chất của một công nhân tốt. Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm cũng được thể hiện qua việc bạn luôn hoàn thành công việc của mình để không ảnh hưởng tới đồng nghiệp và sẵn sàng giúp đồng nghiệp xử lý nốt phần công việc của họ nếu vì lý do khách quan.
Đọc thêm: Cách cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, Teamwork hiệu quả
4. Nghiêm túc chấp hành các quy định chung
Mỗi nhà máy, công trường hay cơ sở sản xuất đều có các quy định nội bộ về quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của công nhân. Bạn nên thực hiện theo mọi quy tắc đó, từ giờ giấc đến nghỉ phép hay nghiêm túc làm việc trong ca, đặc biệt là tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh và an toàn lao động. Một số việc làm công nhân có thể diễn ra trong điều kiện tiêu cực hoặc hơi nguy hiểm, nếu bản thân người công nhân đó thường xuyên quên hoặc cố tình không tuân thủ thì các vụ tai nạn lao động xảy ra, đặc biệt trong những lĩnh vực như xây dựng.
5. Linh hoạt, nhiệt tình
Công nhân thường bận rộn vào những thời điểm có đơn hàng gấp hoặc sắp phải nghiệm thu dự án. Nhà tuyển dụng thích những người có sự linh hoạt và nhiệt tình, không chỉ sẵn sàng làm theo ca, tăng ca mà còn cố gắng hỗ trợ tối đa khi cần. Những công nhân được quý mến nhất và đánh giá cao nhất là những người có thái độ nhiệt tình, đáng tin cậy, nói cách khác là luôn chăm chỉ, chịu khó và được việc.
III. Công nhân yêu cầu bằng cấp cao không?
Nhà tuyển dụng thường không có yêu cầu về trình độ và bằng cấp với công nhân, những người học hết cấp 2 cũng có thể xin việc. Tuy nhiên, đối với công nhân điện tử thì yêu cầu học vấn tối thiểu là tốt nghiệp cấp 3.
Nhìn chung thì bạn chỉ cần có sức khỏe tốt, thích nghi nhanh, có kỹ năng và thao tác nhanh nhẹn và ở trong độ tuổi thích hợp là có thể ứng tuyển công nhân. Nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ ràng họ tuyển công nhân với yêu cầu độ tuổi từ bao nhiêu, có thể là từ 18 - 35 với một số lĩnh vực, trong khi nhiều nơi chấp nhận công nhân từ 45 - 55 tuổi.
Yêu cầu bằng cấp của công nhân ra sao?
IV. Các vị trí việc làm công nhân phổ biến
Có rất nhiều vị trí việc làm công nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy vào điều kiện thực tế mà bạn có thể cân nhắc ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn ở cạnh khu công nghiệp thì bạn có thể xin làm công nhân sản xuất, công nhân may, v.v. tùy vào sở thích và khả năng. Trong khi đó, nếu bạn đã khá lớn tuổi thì có thể xin làm công nhân vệ sinh hoặc nếu biết các kỹ năng của thợ xây thì hãy xin làm công nhân xây dựng. Một số vị trí việc làm công nhân phổ biến nhất là:
- Công nhân sản xuất.
- Công nhân chế biến.
- Công nhân may mặc.
- Công nhân giày da.
- Công nhân sản xuất bao bì.
- Công nhân điện tử.
- Công nhân cơ khí.
- Công nhân xây dựng.
- Công nhân cơ điện.
- Công nhân thi công.
- Công nhân vệ sinh.
- Công nhân môi trường, v.v.
Đọc thêm: Nhà tuyển dụng có yêu cầu kinh nghiệm cho vị trí công nhân may?
V. Cơ hội nghề nghiệp và thách thức của việc làm công nhân
Ở hầu khắp các tỉnh thành, từ các khu công nghiệp, xưởng sản xuất, chế biến, tòa nhà văn phòng đến các khu vực thi công, các xưởng gia công đều thường xuyên tuyển dụng công nhân. Cho dù bạn không làm những công việc đòi hỏi chuyên môn cao nhưng muốn xin việc làm công nhân thì không khó. Công nhân gần như không phải đối mặt với nỗi lo thất nghiệp, ít nhất bạn vẫn luôn có cơ hội để chuyển việc trong các trường hợp vì lý do khác nhau mà mất việc.
Những công nhân có năng lực và làm việc nhiều năm, thể hiện xuất sắc có thể thăng tiến lên tổ trưởng, giám sát hoặc quản lý sản xuất. Vai trò quản lý sản xuất thì thường dành cho những ai có bằng cấp từ trung cấp trở lên nhưng nếu bạn thể hiện tốt thì dù tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn có thể được cất nhắc.
Tuy nhiên, công nhân cũng phải đối mặt với những thách thức về môi trường làm việc, tuổi tác, tiền lương, vấn đề sức khỏe, đãi ngộ và chịu tác động từ các chính sách đầu tư hay tình hình làm ăn của doanh nghiệp. Nếu cơ sở sản xuất hay công ty có vấn đề về tài chính thì công nhân sẽ là lực lượng đầu tiên bị sa thải khi thu hẹp sản xuất.
Làm công nhân cần đối mặt với khó khăn, thách thức nào?
VI. Môi trường làm việc của công nhân
Vì các việc làm công nhân thiên về kỹ năng, lao động chân tay nên môi trường làm việc có thể không thực tốt. Phổ biến nhất là trong các nhà xưởng với nguyên vật liệu thô, nhiều bụi, lạnh hoặc nóng, làm việc với máy móc và thiết bị có phần nguy hiểm. Mặc dù môi trường làm việc của công nhân không phải là quá lý tưởng nhưng cũng ít công việc độc hại.
Chú ý đến đặc thù của các lĩnh vực, ví dụ các vai trò công nhân trong ngành hóa chất có vấn đề gì, sau đó bạn có thể tự cân nhắc có nên ứng tuyển không. Đặc biệt, việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn lao động và quy trình xử lý công việc, quy trình sản xuất là quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh.
VII. Lưu ý gì khi xin việc làm công nhân?
Xin việc làm công nhân đơn giản hơn so với các vai trò cần trình độ cao hay làm việc trong văn phòng. Các bước cơ bản chỉ gồm có gửi một bản CV trực tuyến hoặc hồ sơ xin việc trực tiếp, chờ đợi cuộc gọi mời phỏng vấn và bắt đầu đi làm. Dù vậy thì vẫn có những lưu ý mà bạn nên tuân thủ để không vấp váp ở bước nào, tiết kiệm thời gian và công sức cho cả bản thân và nhà tuyển dụng.
- Tìm việc làm công nhân ở đâu?
Ngày nay, khi tuyển dụng trực tuyến trở lên phổ biến hơn nhờ sự thuận tiện, bạn có thể dễ dàng tìm việc làm công nhân ở trên mạng, tại các trang web tuyển dụng chuyên nghiệp như JOBOKO.com. Website tuyển dụng này liên tục cập nhật tin đăng tuyển từ công ty uy tín, việc làm đa dạng theo tiêu chí mong muốn của ứng viên nên bạn có thể hoàn toàn tránh bị lừa đảo. Ngoài ra, còn có những trang Facebook mà trong đó có nhiều nhà tuyển dụng chuyên đi "gom" công nhân cho các nhà máy, công ty.
Ở những khu vực gần khu công nghiệp hay các địa phương lân cận, có một hình thức tìm công nhân được ưa chuộng khác là gọi loa thông báo, dán tờ rơi tuyển dụng hoặc thúc đẩy chính những công nhân đang làm việc tìm và giới thiệu nhân sự mới.
- Gửi CV, hồ sơ xin việc thế nào?
Nếu bạn tìm việc làm công nhân trực tuyến thì bạn chỉ cần động gửi CV xin việc là đủ, có thể gửi qua địa chỉ email hoặc trực tiếp qua trang web tuyển dụng. Trong trường hợp bạn thấy thông báo tuyển dụng từ các nguồn khác như qua tờ rơi, qua người quen thì bạn có thể trực tiếp đến nơi làm việc và gửi hồ sơ xin việc (mẫu có sẵn) để ứng tuyển.
- Phỏng vấn công nhân và những điều cần chú ý
Trong cuộc phỏng vấn công nhân, nhà tuyển dụng thường chỉ muốn biết ứng viên có đủ sức khỏe và đã có kinh nghiệm làm việc hay chưa. Nhiều nơi chấp nhận ứng viên chưa có kinh nghiệm và sẵn sàng hướng dẫn, đào tạo những ngày đầu.
Để nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn và thấy được sự trung thực, chăm chỉ thì bản thân ứng viên cần phải chủ động thảo luận về những kinh nghiệm trong quá khứ của mình. Đặc biệt, bạn nên mô tả những thời điểm bạn làm việc tự chủ, những thời điểm bạn vượt lên trên cả mong đợi. Nếu bạn có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về những tình huống như thế trong một cuộc phỏng vấn, bạn sẽ có lợi thế hơn so với các ứng viên khác.
Một lưu ý khác là những ứng viên quá nhút nhát hoặc cho thấy sự không nghiêm túc, hơi quá tinh ranh có thể sẽ không được người phỏng vấn ưa thích. Bạn cũng nên chú ý đến trang phục sao cho gọn gàng, tự tin khi chào hỏi và trả lời các câu hỏi. Đừng quên hỏi kỹ về các chế độ, lương thưởng và ca làm việc cũng như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Kinh nghiệm xin việc làm công nhân hiệu quả
VIII. Câu hỏi phỏng vấn công nhân
Tìm hiểu và luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn công nhân là cách tốt nhất để ứng viên sẵn sàng hơn cho cuộc phỏng vấn và tăng tỷ lệ xin việc thành công. Một số câu hỏi phổ biến nhất thường là:
- Bạn có từng chủ động làm việc hiệu quả trong khi không có mặt người giám sát trực tiếp hay không? Kết quả thế nào?
- Bạn có kinh nghiệm với các công việc đòi hỏi thể chất không?
- An toàn tại nơi làm việc có phải là yếu tố quan trọng nhất đối với bạn không?
- Bạn đã từng làm việc với loại máy móc, công cụ và thiết bị nào?
- Hãy tưởng tượng rằng bạn nhiều lần phát hiện ra một đồng nghiệp vào phòng nghỉ giữa ca khiến cả tổ phải làm nhiều hơn để bù vào phần việc đó. Bạn sẽ làm gì làm trong trường hợp đó?
- Nếu bạn tự biết rằng mình sẽ không thể hoàn thành tất cả công việc đúng hạn, bạn sẽ làm gì?
- Bạn có sẵn sàng làm việc ca đêm hoặc tăng ca, làm vào ngày nghỉ và ngày lễ không?
- Vì sao bạn muốn trở thành công nhân?
- Bạn dùng cách nào để nhanh thích nghi với môi trường làm việc?
- Giả sử bạn có xung đột, tranh chấp với một công nhân khác, việc đầu tiên bạn làm sẽ là gì?
Ngoài những câu hỏi trên, người phỏng vấn có thể hỏi về gia đình bạn như bạn đã có kế hoạch kết hôn, sinh con không hoặc bạn đi làm bằng phương tiện gì. Ngày nay nhiều công ty có xe đưa đón công nhân hoặc có ký túc xá cho những người ở xa nhưng họ vẫn muốn hỏi để biết rõ hơn về điều kiện của ứng viên.
Trở thành công nhân là một trong những lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn một công việc ổn định, trong một đoàn thể lớn, có thu nhập đều đặn hàng tháng. Hiểu về nghề công nhân và những lưu ý khi tìm việc, xin việc giúp bạn ra quyết định chính xác và chọn một vị trí việc làm công nhân phù hợp nhất với mình.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.