Trên thực tế, cho dù môi trường làm việc của bạn như thế nào, bạn vẫn nên đưa ra một lời xin lỗi chân thành và chu đáo khi làm đồng nghiệp bị ảnh hưởng hoặc bị tổn thương. Điều này sẽ giúp bạn đi một chặng đường dài trong sự nghiệp của mình, đồng thời hàn gắn mối quan hệ và duy trì danh tiếng tốt trong công việc. Đây cũng là một trong những
nguyên tắc cơ bản để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp bạn nên nắm rõ.
Khi bạn khiến đồng nghiệp bị tổn thương, làm thế nào để xin lỗi họ?
Đôi khi, văn hóa công ty có thể khiến nhân viên gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xin lỗi đồng nghiệp. Ở nhiều nên, văn hoá công ty chỉ tập trung khen thưởng những cá nhân "hoàn hảo", có thành tích tốt và cách cư xử khéo léo. Tuy nhiên, vì những khuôn khổ đó, nhân viên có thể cảm thấy rằng thừa nhận việc bản thân phạm sai lầm là một dấu hiệu cho thấy sự yếu đuối. Bạn có thể tham khảo mẹo dưới đây khi cần xin lỗi đồng nghiệp ở nơi làm việc. Các phương pháp khác nhau được đưa ra, tuỳ thuộc vào tình huống bạn phạm sai lầm.
Cách xin lỗi đồng nghiệp tại nơi làm việc theo tình huống cụ thể
1. Bạn làm tổn thương danh tiếng của đồng nghiệp
Tất cả chúng ta đều cố gắng xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực về bản thân tại nơi làm việc, đó là lý do tại sao làm tổn hại đến tiếng tăm của người khác là hành vi xấu và cần phải xin lỗi người đó. Ví dụ, bạn là người cung cấp số liệu để đồng nghiệp gửi cho khách hàng nhưng số liệu bạn xử lý xảy ra vấn đề, khiến đồng nghiệp đó không ký được hợp đồng quan trọng. Vì lỗi của bạn mà đồng nghiệp có thể bị khiển trách hoặc đánh giá thấp.
Lúc này, cách tốt nhất là bạn nên thẳng thắn nhận lỗi và đề cập tới những gì bạn có thể làm để giúp thay đổi hình ảnh của đồng nghiệp. Chẳng hạn như: "Tôi rất tiếc khi xảy ra vấn đề này. Tôi sẽ nhận toàn bộ trách nhiệm và giải thích với sếp".
2. Bạn không trả lời Email khẩn cấp
Một trường hợp khác mà bạn phải xin lỗi đồng nghiệp có thể là vì bạn quên không trả lời Email khẩn cấp. Điều này có thể dẫn đến công việc bị đình trệ, do đó, ngay khi nhận ra, bạn hãy chân thành xin lỗi họ. Ví dụ: "Tôi chỉ vừa nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ Email của bạn. Tôi xin lỗi. Tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này".
3. Bạn đến trễ khi phải tham dự cuộc họp
Nếu bạn biết bạn mình không thể kịp giờ tham dự cuộc họp của bộ phận/công ty, hãy thông báo trước cho người điều hành. Trong trường hợp vì nhiều lý do mà bạn đến muộn khi không xin phép, hãy ngay lập tức xin lỗi vì sự chậm trễ đó. Đến muộn có thể bị đánh giá là hành vi thiếu tôn trọng với người lãnh đạo cuộc họp cũng như những đồng nghiệp đến đúng giờ khác. Khi xin lỗi, bạn có thể hứa rằng mình sẽ không đến muộn vào lần tới nhưng không nên đưa ra lời bào chữa như "tôi ngủ quên",...
4. Bạn chậm deadline của dự án
Đây là một trường hợp mà hành động của bạn sẽ quan trọng hơn lời nói. Bạn cần phải xin lỗi nhưng cũng cần ngay lập tức giải quyết những phần còn lại, đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng. Việc chậm tiến độ công việc gây ảnh hưởng đến toàn bộ những người còn lại, thậm chí là mục tiêu chung của bộ phận.
5. Bạn phải đối phó với khách hàng khó tính ở công ty
Với nhiều vị trí công việc, bạn có thể phải làm việc với những khách hàng khó tính và sự tức giận của họ hoặc những lời giải thích bạn đưa ra có thể ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Do đó, trong một số tình huống, bạn sẽ không chỉ xin lỗi khách hàng đó mà còn phải xin lỗi đồng nghiệp của mình vì đã để sự việc ngoài tầm kiểm soát.
6. Bạn hối tiếc vì những từ ngữ đã nói ra với đồng nghiệp
Đôi khi, vì vấn đề cá nhân hoặc các phát sinh trong công việc, tâm trạng của bạn có thể không tốt dẫn đến việc vô tình dùng từ ngữ không phù hợp và giọng điệu thô lỗ. Khi bình tĩnh lại, bạn nên xin lỗi ngay lập tức. Hãy nói với đồng nghiệp rằng bạn cảm thấy vô cùng có lỗi và mong họ bỏ qua.
Cách xin lỗi đồng nghiệp tại nơi làm việc
7. Đồng nghiệp bắt gặp bạn đang nói xấu họ
Những chuyện ngồi lê đôi mách tại văn phòng có thể làm hỏng các mối quan hệ và tạo ra một môi trường làm việc độc hại. Do đó, nếu một đồng nghiệp phát hiện ra rằng bạn nói tiêu cực sau lưng họ, bạn cần phải nhận lỗi và xây dựng lại niềm tin.
Ví dụ, bạn có thể nói rằng: "Những gì tôi đã làm là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Tôi muốn xin lỗi và tôi có thể đảm bảo với bạn rằng tôi sẽ khong bao giờ như vậy nữa".
Học cách nhìn nhận sai lầm của bản thân là tốt nhưng bạn cũng cần biết khi nào nên xin lỗi và khi nào không. Nếu đó không phải lỗi do bạn gây ra, hãy thẳng thắn giải thích và làm rõ vấn đề. Trong môi trường công sở, bạn khó có thể tránh được những xung đột, xích mích. Những
cách xử đẹp đồng nghiệp chuyên đi mách lẻo, lan tin đồn xấu bạn có thể tham khảo để áp dụng khi rơi vào tình huống này nhé.