Lập trình viên Javascript là làm gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương

01/03/2022 09:30
Trở thành lập trình viên Javascript có thể là một cơ hội tốt để bạn xây dựng và phát triển sự nghiệp của mình rực rỡ hơn, thành công hơn trong lĩnh vực công nghệ nói chung. Vậy chính xác thì lập trình viên Javascript là làm gì và cơ hội nghề nghiệp, mức lương của vị trí này ra sao?

Thực tế, khi nghe về lập trình viên Javascript thì nhiều bạn có thể bị nhầm với lập trình viên Java và chắc rằng nhiều người cũng chẳng rõ về ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Javascript trong thực tế là dùng để làm gì, ưu điểm và nhược điểm ra sao. Việc hiểu rõ về lập trình viên Javascript, các cơ hội việc làm và thăng tiến cũng như mức lương, kinh nghiệm xin việc có thể là cách tốt nhất để bạn chuẩn bị hành trang, sẵn sàng cho lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Công việc của Lập trình viên JavaScript là làm gì?

I. Javascript là gì?

1. Javascript là gì?

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng cả ở phía máy khách và phía máy chủ, cho phép bạn tạo các trang web tương tác. Trong khi HTML và CSS là những ngôn ngữ cung cấp cấu trúc và phong cách cho các trang web thì JavaScript cung cấp cho các trang web đó yếu tố tương tác để thu hút người dùng. Các ví dụ phổ biến về JavaScript mà bạn có thể hình dung là box tìm kiếm trên website, nguồn cấp dữ liệu của mạng xã hội,...

Việc kết hợp JavaScript sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng trang web bằng cách chuyển đổi nó từ một trang tĩnh thành một trang tương tác (động). Tóm lại, JavaScript giúp lập trình viên thêm hành vi vào các website để gia tăng khả năng tương tác tích cực của khách hàng.

2. Ưu điểm, nhược điểm của ngôn ngữ lập trình Javascript

2.1. Ưu điểm

  • Tốc độ, vận tốc: JavaScript phía máy khách rất nhanh vì nó có thể chạy ngay trong trình duyệt. Trừ khi các tài nguyên bên ngoài được yêu cầu, JavaScript không bị hạn chế bởi các kết nối tới máy chủ phụ trợ.
  • Sự đơn giản: Ngôn ngữ lập trình JavaScript tương đối đơn giản để học và triển khai.
  • Mức độ phổ biến: JavaScript được sử dụng ở khắp mọi nơi trên web.
  • Khả năng tương tác: JavaScript dễ phối hợp với các ngôn ngữ khác và có thể được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng.
  • Tải máy chủ nhẹ hơn: Nhu cầu trên máy chủ trang web sẽ nhẹ nhàng hơn do được "san sẻ" từ phía máy khách.
  • Cung cấp khả năng tạo giao diện phong phú: Các lập trình viên Javascript đều thừa nhận rằng, ngôn ngữ lập trình này giúp họ đa dạng hóa giao diện website mà không tốn nhiều công sức.

2.2. Nhược điểm

  • Mã hiển thị cho tất cả mọi người: JavaScript là mã luôn hiển thị cho mọi người, bất kỳ ai cũng có thể xem mã JavaScript.
  • Bảo mật phía máy khách kém: Vì mã thực thi trên máy tính của người dùng nên trong một số trường hợp, nó có thể bị lợi dụng cho các mục đích xấu. Đây là một trong những lý do khiến một số người chọn tắt Javascript vì lý do bảo mật, an toàn thông tin.
  • Hỗ trợ trình duyệt kém: JavaScript đôi khi được "hiểu" theo cách khác nhau trên các trình duyệt khác nhau. Điều này gây khó khăn cho việc viết mã trên nhiều trình duyệt.

3. Javascript được dùng làm gì?

JavaScript chủ yếu được sử dụng cho các ứng dụng dựa trên web và trình duyệt web. Tuy nhiên, JavaScript cũng được sử dụng trong phần mềm, máy chủ và các điều khiển phần cứng nhúng, cụ thể như sau:

  • Thêm hành vi tương tác vào các trang web: JavaScript cho phép người dùng tương tác với các trang web. Hầu như không có giới hạn nào đối với những điều bạn có thể làm với JavaScript trên một trang web như là hiển thị hoặc ẩn thêm thông tin chỉ với một nút bấm, phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh,...
  • Tạo website và ứng dụng di động.
  • Xây dựng máy chủ website và phát triển các ứng dụng máy chủ.
  • Phát triển game trên trình duyệt.

Những yêu cầu về kỹ năng đối với Lập trình viên Javascript

II. Lập trình viên Javascript là gì? Mô tả công việc

Một lập trình viên Javascript (Javascript Developer) chịu trách nhiệm hoàn thành việc thiết kế trang web, các ứng dụng và phần mềm sử dụng ngôn ngữ lập trình Javascript. Lập trình viên Javascript làm việc với các trang web, tạo ra các ứng dụng front-end, thực hiện phân tích mã cũng như cải thiện tổng thể về hình thức và khả năng sử dụng của website, ứng dụng đó.

1. Mô tả công việc của Lập trình viên Javascript

Nhiệm vụ của mỗi lập trình viên Javascript ở các công ty khác nhau, dự án khác nhau có thể không hoàn toàn giống hệt nhau. Dù vậy, điểm chung là bạn sẽ tập trung và được yêu cầu hoàn thành các công việc chính như sau:

  • Phát triển và nâng cao nền tảng giao diện người dùng.
  • Phát triển các tính năng hướng tới người dùng mới.
  • Thiết kế và phát triển các ứng dụng giao diện người dùng mới cho các nền tảng khác nhau từ website đến ứng dụng, phần mềm.
  • Hỗ trợ phát triển giao diện người dùng trên các ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ đánh dấu khác như HTML/ CSS/ JS.
  • Phát triển các thông số kỹ thuật và thiết kế cho ứng dụng phức tạp hoặc sửa đổi, bảo trì các ứng dụng phức tạp hiện có.
  • Thực hiện phân tích mã, phân tích yêu cầu, xác định số liệu mã, phân tích rủi ro hệ thống và phân tích độ tin cậy của phần mềm.
  • Điều chỉnh hiệu suất, cải tiến, cân bằng khả năng sử dụng, tự động hóa của website, phần mềm và ứng dụng.

2. Tuyển dụng Lập trình viên Javascript NTD yêu cầu gì?

Mỗi nhà tuyển dụng có những yêu cầu khác nhau về trình độ và kỹ năng với lập trình viên Javascript nhưng về cơ bản thì ứng viên cần đáp ứng được những tiêu chí cả về kinh nghiệm, học vấn và phẩm chất, kỹ năng như sau:

  • Bằng trung cấp, cao đẳng trở lên các chuyên ngành Khoa học Máy tính, Kỹ thuật phần mềm, CNTT hoặc liên quan.
  • Kinh nghiệm làm việc trong vai trò lập trình viên Javascript, lập trình viên website hay lập trình phần mềm, ứng dụng, HTML và CSS.
  • Kiến thức chuyên môn về JavaScript, thành thạo các nguyên tắc cơ bản của JavaScript như kế thừa nguyên mẫu, thành phần, hệ thống mô-đun CommonJS / AMD sử dụng RequestJS,...
  • Kinh nghiệm với thiết kế đáp ứng cho máy tính để bàn/ thiết bị di động.
  • Thành thạo các kỹ năng viết mã HTML/ CSS/ AJAX/ Javascript (jQuery, Backbone / Angular / Ember) mở rộng.
  • Kiến thức về trình biên dịch CSS (Ví dụ:, Sass, LESS).
  • Kỹ năng phân tích, tư duy logic.
  • Kỹ năng kiểm thử.
  • Sáng tạo, nhiều ý tưởng, khả năng đánh giá về tương tác và nhu cầu tương tác của người dùng.
  • Tỉ mỉ và cẩn thận, chú ý đến chi tiết.
  • Khả năng tập trung tốt, chịu được áp lực về thời gian.
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

Nhà tuyển dụng kỳ vọng điều gì ở lập trình viên Javascript?

III. Lập trình viên Javascript lương bao nhiêu?

Theo khảo sát của JobOKO, mức lương của lập trình viên Javascript từ khoảng 7 - 10 triệu/ tháng cho các bạn chưa có kinh nghiệm hoặc 6 tháng - 1 năm kinh nghiệm. Khoảng lương phổ biến nhất của vị trí việc làm này là từ 14 - 20 triệu/ tháng, cao hơn là khoảng 25 - 40 triệu/ tháng và cao nhất có thể lên tới 50 - 60 triệu/ tháng. Có thể thấy, lập trình viên Javascript chưa có hoặc ít kinh nghiệm thì mức lương tương tự như mức trung bình của nghề lập trình viên nói chung. Tuy nhiên, về triển vọng lâu dài thì lương lập trình viên Javascript còn có thể cao hơn cả mức cao nhất của những vai trò lập trình viên khác.

Bên cạnh đó, khi đã có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể bắt đầu nhận thêm các công việc ngoài thời gian rảnh hoặc chủ động phát triển các dự án độc lập để nâng cao năng lực, học hỏi được nhiều hơn từ thực tế đồng thời gia tăng thu nhập. Về cơ bản thì lập trình viên Javascript có thể tập trung phát triển kỹ năng lập trình web - một hướng giúp bạn dễ dàng nhận rất nhiều công việc bên ngoài do nhu cầu tuyển dụng freelancer nhiều.

IV. Cơ hội việc làm, thăng tiến của Lập trình viên Javascript

Thực tế, các nhà tuyển dụng hiện nay tuyển lập trình viên web, lập trình viên phần mềm (hoặc theo ngôn ngữ lập trình phổ biến - Java, C++, Python,...) hơn là tuyển riêng lập trình viên Javascript. Tuy nhiên, trong tương lai thì nhu cầu tuyển dụng lập trình viên Javascript có thể tăng lên đáng kể. Nói cách khác, bạn có thể học Javascript, tìm việc khi thấy cơ hội tốt và phù hợp hoặc làm trong các vai trò lập trình web, lập trình phần mềm hoặc ứng dụng trong khi vẫn phát triển khả năng đối với Javascript.

Đồng thời, nhìn vào mức lương thì có thể thấy là tuyển lập trình Javascript không nhiều nhưng lương cao, đãi ngộ tốt nên rất xứng đáng để bạn thử sức và cạnh tranh đúng không nào. Không chỉ vậy, từ lập trình viên Javascript bạn cũng có cơ hội thăng tiến lên các vị trí như team leader, giám sát/ quản lý dự án, trưởng phòng CNTT hoặc giám đốc CNTT (CTO).

V. Học Javascript ở đâu? Cần học những gì?

Các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp không đào tạo riêng chuyên ngành về lập trình Javascript. Do đó, nếu bạn muốn trở thành lập trình viên Javascript thì bạn có thể có nền tảng kiến thức, bằng cấp về CNTT, lập trình, khoa học máy tính,... sau đó cân nhắc tự học hoặc tham gia các chương trình, khóa học Javascript online hoặc qua trung tâm. Các khóa học ngắn hạn, không quá tốn kém nhưng điều quan trọng là nếu thực sự yêu thích thì bạn sẽ cần chủ động tự học và thực hành.

Để bắt đầu sự nghiệp lập trình viên Javascript và thành công, bạn nên tập trung vào học những kiến thức, kỹ năng như sau:

  • Hiểu cơ bản về lập trình chức năng.
  • Nền tảng về HTTP based APIs.
  • Phương pháp quản lý bộ nhớ hiệu quả.
  • Phương pháp xây dựng và thiết kế website đáp ứng nhu cầu người dùng.
  • Biết cách tạo lệnh code hoạt động tương tự nhau trên tất cả các trình duyệt.

Lộ trình học tập của lập trình viên Javascript ra sao?

VI. Lập trình viên Javascript và Lập trình viên Java có phải là một?

Nhiều bạn dễ nhầm lẫn giữa vai trò lập trình viên Java và lập trình viên Javascript. Tuy nhiên, đây là 2 ngôn ngữ lập trình khác nhau nên công việc của lập trình viên cũng sẽ không giống nhau.

Java được sử dụng ở nhiều nơi, bao gồm các ứng dụng Android, ứng dụng cho PC hay trang web của doanh nghiệp. Để so sánh, Javascript chủ yếu được sử dụng để làm các trang web tương tác nhiều với người dùng. Javascript cũng có thể được sử dụng để làm những việc đơn giản như tạo hoạt ảnh trong HTML.

Tóm lại, khi nói đến cách sử dụng từng ngôn ngữ lập trình, Java thường được sử dụng cho tất cả lập trình phía máy chủ, trong khi Javascript được dành riêng cho việc phát triển các tập lệnh phía máy khách cho các chức năng như xác thực và tương tác. Có một số khác biệt chính khác:

  • Mã Java phải được biên dịch và mã Javascript là toàn văn bản.
  • Mã Javascript chỉ được chạy trên trình duyệt, trong khi Java tạo ra các ứng dụng chạy trong máy ảo hoặc trình duyệt.
  • Java là một ngôn ngữ OOP (lập trình hướng đối tượng) và Javascript cụ thể là một ngôn ngữ kịch bản OOP.
  • Java là ngôn ngữ lập trình tĩnh còn Javascript là ngôn ngữ động.

Ngày nay, trở thành lập trình viên Java hay Javascript đều sẽ hữu ích cho sự nghiệp của bạn. Nhiều sinh viên CNTT đã học và phát triển 2 ngôn ngữ này từ sớm, liên tục và điều đó được cho là bước đi khôn ngoan để bạn cạnh tranh hiệu quả hơn trong một thị trường lao động như hiện nay.

VII. Kinh nghiệm xin việc Lập trình viên Javascript

1. Tìm hiểu về cơ hội việc làm cho Lập trình viên Javascript

Như đã đề cập, số lượng việc làm lập trình viên Javascript chưa phổ biến như nhiều vị trí việc làm khác nhưng trong tương lai thì nhu cầu tuyển dụng dự kiến sẽ tăng thêm. Cũng vì vậy mà khi bắt đầu tìm việc, điều quan trọng là bạn phải có kênh tìm việc hiệu quả mà qua đó, bạn tiếp cận được với nhiều thông tin tuyển dụng chất lượng.

JobOKO là một trong những kênh kết nối nhân sự - nhà tuyển dụng hiệu quả nhất hiện nay. Hệ thống sử dụng công nghệ Job Search Engine thu gom việc làm lập trình viên Javascript từ tất cả các nguồn trên internet, lọc thông tin tránh trùng lặp, phân loại và hiển thị trên trang. Bên cạnh đó, các công nghệ về trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) của JobOKO sẽ giới thiệu việc làm phù hợp cho bạn, gia tăng cơ hội tiếp cận với các vị trí tuyển dụng lập trình viên Javascript có mức lương cao, dựa theo bằng cấp và kinh nghiệm của bạn.

2. Điều chỉnh CV xin việc Lập trình viên Javascript

CV xin việc lập trình viên nói chung và CV lập trình viên Javascript nói riêng cần có sự điều chỉnh để đảm bảo tính chuyên nghiệp và độc đáo từ hình thức tới nội dung. Về hình thức, CV của bạn nên có bố cục rõ ràng, tiêu đề của các phần chính được làm nổi bật, màu sắc nhã nhặn, tổng thể tạo cảm giác đơn giản nhưng gọn gàng, dễ theo dõi nội dung.

Trong khi đó, nội dung của CV xin việc lập trình viên Javascript cần nhấn mạnh vào thế mạnh của bạn cả về chuyên môn và kỹ năng. Nhìn chung, các nội dung quan trọng nhất bạn cần trình bày sẽ là: Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ, kỹ năng. Đối với phần kinh nghiệm, đừng quên làm nổi bật các thành tích và số liệu thực tế nhé.

Tham khảo và sử dụng các mẫu CV xin việc lập trình viên Javascript của JobOKO để lựa chọn cho mình CV bạn yêu thích nhất, phù hợp nhất giữa hàng chục mẫu vừa đa dạng vừa được thiết kế chuyên nghiệp. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vượt qua vòng chọn lọc hồ sơ và gia tăng cơ hội xin việc thành công.

Lưu ý gì khi tìm việc làm lập trình viên Javascript?

3. Sẵn sàng cho bài test và phỏng vấn Lập trình viên Javascript

Tùy vào nhà tuyển dụng, bạn có thể trải qua 1 hoặc 2, 3 vòng phỏng vấn và kiểm tra năng lực khi tìm việc làm lập trình viên Javascript. Những gì bạn nên chuẩn bị gồm có:

  • Tìm hiểu và luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn chung, câu hỏi phỏng vấn lập trình viên.
  • Ôn lại kiến thức về ngôn ngữ lập trình Javascript, các phương pháp về tìm hiểu và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng khi tương tác với website, phần mềm, ứng dụng.
  • Tâm lý tự tin, sẵn sàng vượt qua các bài kiểm tra.
  • Khả năng tập trung tốt.

Cuối cùng, bạn cũng đừng quên tìm hiểu một số thông tin về công ty qua website chính thức của doanh nghiệp, các thông tin và hình ảnh trên phương tiện truyền thông đại chúng, các hội nhóm hay trang review trên internet. Bạn có thể đối đáp trôi chảy hay không hoặc có động lực nỗ lực hết sức mình cho vị trí việc làm lập trình viên Javascript hay không chịu tác động khá nhiều từ các thông tin bạn tìm được.

Trên đây là một số thông tin đầy đủ và toàn diện nhất về vai trò lập trình viên Javascript. Mong rằng nội dung được JobOKO chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn và phát triển sự nghiệp của mình.

MỤC LỤC:
I. Javascript là gì?
II. Lập trình viên Javascript là gì? Mô tả công việc
III. Lập trình viên Javascript lương bao nhiêu?
IV. Cơ hội việc làm, thăng tiến của Lập trình viên Javascript
V. Học Javascript ở đâu? Cần học những gì?
VI. Lập trình viên Javascript và Lập trình viên Java có phải là một?
VII. Kinh nghiệm xin việc Lập trình viên Javascript

Đọc thêm: Những lý do nên chọn lập trình Java để học

Đọc thêm: Lập trình web là làm gì? Có nên học lập trình web hay không?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888