Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định

05/06/2020 12:30
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định được ứng dụng khá phổ biến hiện nay tại các cơ quan doanh nghiệp. Biên bản kiểm kê tài sản cố định được lập ra với mục đích xác nhận chính xác số lượng cũng như giá trị của tài sản. 


 
Biểu mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định được Bộ tài chính ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Biên bản kiểm kê tài sản cố định được sử dụng với mục đích chính là xác nhận toàn bộ số lượng, giá trị tài sản cố định hiện tại có và so sánh trực tiếp với sổ kế toán để kiểm soát mức độ chênh lệch.
 

Biên bản kiểm kê tài sản cố định được sủ dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

2. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định

Mẫu 1

Mẫu 2

3. Nội dung và cách ghi biên bản kiểm kê tài sản cố định

Khi chúng ta đã lập được biên bản kiểm kê tài sản cố định thì chúng ta dễ dàng kiểm soát hay bàn giao tài sản nhanh chóng và dễ dàng hơn. Việc kiểm kê tài sản trong doanh nghiệp được diễn ra hàng năm, chính vì thế các bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định để ứng dụng cho nhu cầu tốt nhất.

Bản chất của biên bản kiểm kê tài sản cố định là xác định và thống kê số lượng tài sản cũng như giá trị tài sản hiện có. Với số lượng thừa thiếu, chênh lệch ra sao sẽ có những cách quản lý hay truy cứu trách nhiệm được ghi cụ thể trong từng trường hợp của doanh nghiệp.

Viết biên bản kiểm kê tài sản cố định cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo mẫu và tải trực tiếp để chỉnh sửa, sử dụng. Hay các bạn có thể tiến hành viết đơn giản với đầy đủ thông tin như sau:
 

  • Phía trên bên trái của biên bản cần ghi rõ thông tin của đơn vị hay bộ phận sử dụng biên bản cũng như ngày, giờ, tháng, năm làm biên bản. Tiến hành kiểm kê tài sản ghi rõ từng đối tượng, số lượng, giá trị. Khi theo sổ kế toán nếu có sự chênh lệch ghi rõ và cụ thể từng dòng.
     
  • Khi lập biên bản kiểm kê TSCĐ chúng ta cần xác định được rõ nguyên nhân chênh lệch thừa hoặc thiếu tài sản. Đưa ra những ý kiến nhận xét của ban kiểm kê và chữ ký của trưởng ban kiểm kê, kế toán trưởng, giám đốc, người tham gia duyệt. Tất cả những khoản chênh lệch của tài sản cần được thống kê và báo cáo rõ lên cấp trên để có phương hướng giải quyết hiệu quả.
 

Các mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định

Ngoài biên bản kiểm kê tài sản cố định các bạn cũng có thể tham khảo các biểu mẫu khác như biên bản giao nhận tài sản cố định. Các văn bản biểu mẫu được cập nhật chi tiết, cụ thể, tùy thuộc vào nhu cầu công việc của bản thân mà bạn hãy lựa chọn và sử dụng hợp lý nhất nhé.



  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888