Mô tả công việc của Brand Manager

15/04/2020 14:35
Brand Manager là ai? Họ làm những công việc gì? Tại sao vai trò của họ lại quan trọng trong công ty đến vậy? Đây là những câu hỏi mà hầu hết ứng viên hay người tìm việc làm lĩnh vực này quan tâm. Hãy cùng JOBOKO.com tìm hiểu trong mô tả công việc Brand Manager chi tiết dưới đây để bạn xem mình có phù hợp ứng tuyển không nhé.

Bạn có biết Nike, Apple và Samsung có điểm chung gì không? Họ đều là những thương hiệu lớn và sản phẩm của họ là niềm khát khao của biết bao người tiêu dùng trên khắp thế giới. Bí quyết của họ là gì? Nhiều người cho rằng đó là nhờ những sản phẩm chất lượng cao, chiến lược tiếp thị marketing hiệu quả hay thị hiếu chạy theo số đông của người tiêu dùng. Tất cả những lý do này đều sẽ là chưa đủ nếu như bạn không kể tới một nhân vật cực kỳ quan trọng - Brand Manager (Giám đốc Thương hiệu).

MỤC LỤC:
I. Brand Manager là gì?
II. Mô tả công việc của Brand Manager
III. Trở thành Brand Manager có khó không?
IV. Môi trường làm việc và mức lương của Brand Manager

mo ta cong viec brand manager

Vị trí Brand Manager nhiều bạn trẻ mơ ước đảm nhận

I. Brand Manager là gì?

Khi bạn nghe nói đến tên một thương hiệu thì bạn thường nghĩ tới điều gì đầu tiên? Liệu bạn có thực sự hào hứng và muốn chạy ngay đến cửa hàng để mua sản phẩm mới nhất của họ hay bạn lắc đầu nhún vai bởi không biết họ là ai?
Brand Manager (hay còn gọi là Giám đốc Thương hiệu) là người chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sản phẩm, dòng sản phẩm và dịch vụ của họ tạo được hiệu ứng tích cực đối đới khách hàng hiện tại và cả những khách hàng mục tiêu. Để làm được điều này, Brand Manager sẽ phải liên tục tìm hiểu và theo dõi các xu hướng marketing cũng như các sản phẩm có tính cạnh tranh khác trên thị trường. Họ cũng là người quản lý công việc của phòng marketing và là người đại diện cho công ty đi gặp đối tác và khách hàng lớn.
Vai trò của Brand Manager còn được thể hiện ở chỗ họ phát triển, thực hiện và giám sát việc thực hiện các hoạt động marketing cụ thể để quảng bá thương hiệu của công ty mình. Những hoạt động này bao gồm các chiến lược tiếp thị (trên website, phương tiện truyền thông xã hội,...), các sự kiện, chương trình thể hiện trách nhiệm cộng đồng của công ty,...
Trong các công ty lớn, Brand Manager làm việc dưới quyền Giám đốc Marketing và là người chịu trách nhiệm thay vì phải trực tiếp thực hiện các chiến lược marketing. Họ cũng phụ trách việc quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh cũng như thúc đẩy mức tăng trưởng của thị trường.

Đọc thêm: Assistant Brand Manager là gì? Mô tả công việc của Assistant Brand Manager

II. Mô tả công việc của Brand Manager

Brand Manager là người chịu trách nhiệm về hình ảnh tổng thể của một sản phẩm, một người hoặc một thương hiệu. Công việc chính của họ bao gồm:

  • Nghiên cứu thị trường để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu (phân tích thị trường tiềm năng, đối thủ, sản phẩm của đối thủ,...).
  • Xác định chi phí dành cho quảng cáo.
  • Phát triển các chiến lược tiếp thị và quảng cáo dựa trên nguồn ngân sách sẵn có.
  • Hỗ trợ nhân viên trong quá trình thực hiện các chiến lược quảng cáo.
  • Giám sát quy trình làm việc của nhân viên, phân tích hiệu quả làm việc và hiệu quả của các dự án đang được thực hiện.
  • Tái đánh giá chiến lược, đưa ra các phương pháp tối ưu để thương hiệu tiếp cận với lượng người dùng lớn hơn.
  • Lên ý tưởng và giám sát việc tổ chức các sự kiện quảng bá thương hiệu.

mo ta cong viec brand manager 2

Yêu cầu công việc của Brand Manager cụ thể

III. Trở thành Brand Manager có khó không?

1. Kỹ năng và kinh nghiệm

Những kỹ năng và kinh nghiệm dưới đây là yêu cầu bắt buộc đối với một Brand Manager và thường được nêu rất chi tiết trong bản mô tả công việc do nhà tuyển dụng đưa ra:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả lời nói và văn bản.
  • Kỹ năng tìm kiếm và phân tích thông tin hiệu quả.
  • Thành thạo các phần mềm CRM.
  • Hiểu rõ các sản phẩm của công ty ở thời điểm hiện tại và cả định hướng phát triển trong tương lai.
  • Sẵn sàng lắng nghe.
  • Suy nghĩ logic, tích cực và sáng tạo.
  • Kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả.
  • Có khả năng đưa ra đánh giá vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau.
  • Quyết đoán.
  • Khả năng phân tích và dự báo các xu hướng marketing trong tương lai.
  • Nhanh nhẹn, sáng tạo, nhanh chóng làm quen và tiếp thu hiệu quả các xu hướng công nghệ và phương pháp mới nhất liên quan đến quản trị website, SEO, thiết kế đồ họa, content marketing,...

2. Học vấn

Để trở thành một Brand Manager hay thậm chí là một Senior Brand Manager, bạn không bắt buộc phải có một loại bằng cấp cụ thể nào cả. Thay vào đó, nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên những ứng viên có kiến thức chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm về marketing và các lĩnh vực liên quan như quảng cáo, nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường, theo dõi hành vi người tiêu dùng,... được đúc kết sau nhiều năm làm việc trong ngành.
Tuy nhiên, để có được những kiến thức cơ bản nhất về ngành này và tạo nền tảng để phát triển nhanh hơn, bạn có thể theo học các ngành marketing, quản trị thương hiệu, kinh doanh, tài chính, kinh tế,...

Đọc thêm: Giám đốc thương hiệu là làm gì? Có khác gì so với giám đốc marketing?

IV. Môi trường làm việc và mức lương của Brand Manager

Hầu hết các Brand Manager đều làm việc cho các doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn. Họ có thể phụ trách một nhóm chuyên viên tiếp thị hoặc có thể là một phần của bộ phận marketing lớn hơn. Dù làm việc trong bất kể môi trường nào thì Brand Manager cũng là một nghề ổn định và có mức thu nhập cao. Họ cũng sẽ được hưởng các chế độ đãi ngộ tốt như mua hàng công ty với mức giá ưu đãi, kết nối và xây dựng mối quan hệ với rất nhiều đồng nghiệp khác trong ngành,...
Với vai trò chủ chốt trong việc quản lý hình ảnh công ty, Brand Manager cũng là người có tinh thần trách nhiệm cao và sẵn sàng làm thêm giờ chỉ nhằm một mục đích duy nhất là đánh bại đối thủ và tăng cường nhận diện thương hiệu của công ty mình.

mo ta cong viec brand manager 3

Lương của Brand Manager cao không?

Theo thống kê của Vietnam Salary, mức lương thấp nhất của Brand Manager là 10 triệu đồng/tháng, trong khi đó mức lương cao nhất lên tới 80 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương trung bình của hầu hết nhân viên trong ngành này vào khoảng 26 - 38,5 triệu đồng/tháng - một mức thù lao hoàn toàn xứng đáng cho những nỗ lực và công sức mà họ phải bỏ ra.
Mức lương này cũng còn tùy thuộc vào quy mô công ty và của từng thương hiệu. Nếu bạn làm việc cho các công ty lớn, thương hiệu mà bất cứ ai cũng đều biết đến khi được nhắc tên thì mức lương của bạn chắc chắn sẽ thuộc bậc cao, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn và chịu áp lực cao hơn.

Tìm hiểu về Việc làm Brand Manager

Hy vọng với những thông tin mô tả công việc Brand Manager trên đây của JOBOKO.com, bạn đã phần nào hiểu được việc làm Brand Manager là gì, nó đòi hỏi ở người lao động những kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào. Và nếu như bạn đã sẵn sàng để trở thành một Brand Manager thì hãy tạo CV và ứng tuyển ngay trên nền tảng tuyển dụng trực tuyến JOBOKO.com nhé!

tin mới

Giám đốc phát triển kinh doanh: Mức lương, yêu cầu ra sao?

Giám đốc phát triển kinh doanh là người chịu trách nhiệm truyền đạt thông tin về sản phẩm cho khách hàng và đối tác của công ty. Thu nhập của họ có thể lên đến 50 triệu đồng mỗi tháng.

07/06/2024 14:30

Giám đốc phát triển kinh doanh: Mức lương, yêu cầu ra sao?

Quản lý cửa hàng cần những kỹ năng gì để thành công?

Trở thành Quản lý cửa hàng nghĩa là bạn có năng lực, nhận lương cao và nhiều cơ hội nhưng muốn thành công trong vai trò này thì bạn phải rèn luyện được những kỹ năng quan trọng. Những kỹ năng này sẽ là tiền đề để bạn áp dụng vào công việc, từ đó đạt hiệu quả quản lý, kinh doanh cao và trụ vững được với nghề.

21/09/2022 03:38

Quản lý cửa hàng cần những kỹ năng gì để thành công?

Làm sao để thăng tiến lên Quản lý sản xuất?

Thăng tiến lên Quản lý sản xuất là một bước tiến lớn trong sự nghiệp không chỉ vì "quyền lực" hiện tại mà còn tạo tiền đề để bạn phát triển lên các vị trí cao hơn. Để có cơ hội đảm nhận vị trí Quản lý sản xuất, bạn cần trang bị cho mình những gì? Câu trả lời sẽ được JOBOKO chia sẻ chi tiết trong bài viết.

20/09/2022 10:32

Làm sao để thăng tiến lên Quản lý sản xuất?

Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý sản phẩm

Quản lý sản phẩm từ lâu đã là một trong những công việc được săn đón nhất, không chỉ bởi mức lương hấp dẫn mà còn cả cơ hội thăng tiến đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi xin việc làm quản lý sản phẩm bởi công việc đòi hỏi khá nhiều kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau.

14/09/2022 14:18

Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý sản phẩm

Safety Manager là gì? kỹ năng cần có ra sao?

Trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiện nay thì vị trí Safety Manager (Quản lý an toàn) đóng vai trò quan trọng. Công việc này đòi hỏi ứng viên có trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm dày dặn nên không phải ai cũng có thể đảm nhận. Nếu bạn có ý định ứng tuyển thì hãy cùng tìm hiểu yêu cầu công việc, kỹ năng cần có của Safety Manager trong bài viết sau.

02/09/2022 10:58

Safety Manager là gì? kỹ năng cần có ra sao?

Kỹ năng cần có của Nhân viên Quản lý dự án

Quản lý dự án bao gồm rất nhiều nhiệm vụ phức tạp khác nhau nên nó yêu cầu người thực hiện phải có năng lực chuyên môn và sự chuyên nghiệp. Dù vậy, trở thành một nhân viên Quản lý dự án có thể là cơ hội sự nghiệp đáng giá. Với một số kỹ năng và lưu ý, bạn có thể phát triển rất tốt từ vai trò này.

01/09/2022 07:58

Kỹ năng cần có của Nhân viên Quản lý dự án

Trưởng phòng tài chính là làm gì? Kinh nghiệm xin việc

Vị trí Trưởng phòng tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi tổ chức. Nếu bạn muốn tiến xa trong sự nghiệp và đảm nhận vị trí này, việc hiểu rõ mô tả công việc của trưởng phòng tài chính là bước không thể bỏ qua.

29/08/2022 17:01

Trưởng phòng tài chính là làm gì? Kinh nghiệm xin việc

Trưởng phòng vận hành là làm gì? Lương có cao không?

Để các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp diễn ra hiệu quả nhất, các công ty tuyển dụng vị trí trưởng phòng vận hành khá nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều ứng viên chưa thể hiểu chính xác định nghĩa trưởng phòng vận hành là làm gì, các công việc cụ thể ra sao hay mức lương, khả năng thăng tiến như thế nào.

12/06/2022 19:58

Trưởng phòng vận hành là làm gì? Lương có cao không?

Bí quyết quản lý thời gian dành cho Quản lý bán hàng bận rộn

Quản lý bán hàng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm giám sát, dẫn dắt nhân viên bán hàng sao cho đảm bảo doanh thu cũng như mang đến lợi nhuận đáp ứng chỉ tiêu. Với khối lượng công việc khá lớn, nhiều Quản lý bán hàng gặp khó khăn với việc quản lý thời gian của mình.

07/05/2022 13:30

Bí quyết quản lý thời gian dành cho Quản lý bán hàng bận rộn

Làm sao để trở thành Quản lý kinh doanh giỏi?

Nếu bạn là một Quản lý kinh doanh lãnh đạo một bộ phận, một nhóm nhân viên tài năng thì bạn sẽ cần làm rất nhiều việc để trở nên thực sự xuất sắc và thành công trong công việc. Một người Quản lý kinh doanh giỏi ngoài sở hữu yếu tố, phẩm chất phù hợp thì kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh cũng vô cùng quan trọng.

01/05/2022 03:39

Làm sao để trở thành Quản lý kinh doanh giỏi?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.