Mô tả công việc của Quản lý khách sạn

Quản lý khách sạn là người chịu trách nhiệm giám sát tất cả các hoạt động hàng ngày và thiết lập, thúc đẩy chiến lược kinh doanh trong một khách sạn. Mô tả công việc của quản lý khách sạn sẽ giúp chúng ta hình dung rõ hơn về vai trò công việc này.

Về cơ bản, quản lý khách sạn đảm nhận nhiều nhiệm vụ bao gồm giám sát tổng thể mọi thứ từ kế toán, bán phòng, cung cấp dịch vụ ăn uống, giải trí, phát triển kinh doanh và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Quản lý khách sạn làm việc dưới quyền của giám đốc khách sạn.

MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Quản lý khách sạn
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí quản lý khách sạn
3. Làm thế nào để thăng tiến làm quản lý khách sạn?
4. Quyền lợi và cơ hội nghề nghiệp của quản lý khách sạn

mo ta cong viec cua quan ly khach san

Công việc của quản lý khách sạn là làm gì?

1. Mô tả công việc của Quản lý khách sạn

Tuỳ vào quy mô của khách sạn, cơ sở lưu trú mà công việc cụ thể của quản lý khách sạn sẽ nhiều hơn hoặc ít hơn. Ở những khách sạn nhỏ, quản lý khách sạn trực tiếp kiểm soát tất cả, trong khi tại cơ sở quy mô lớn hơn, bạn có thể quản lý thông qua các nhân viên giám sát hoặc trưởng bộ phận. Một số trách nhiệm chính của quản lý khách sạn bao gồm:

  • Giám sát nhân sự từ nhân viên lễ tân, nhân viên bếp đến khối văn phòng.
  • Giám sát hiệu suất của nhân viên và tiến hành đánh giá thường xuyên để giúp cải thiện dịch vụ khách hàng.
  • Quản lý, theo dõi các khoản thanh toán và duy trì hồ sơ ngân sách, quỹ và chi phí.
  • Chào mừng khách đến lưu trú.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ, tiện nghi và chính sách của khách sạn.
  • Tổ chức các hoạt động và phân công trách nhiệm cho nhân viên để đảm bảo năng suất.
  • Tạo và áp dụng chiến lược tiếp thị để quảng bá các dịch vụ và tiện nghi của khách sạn.
  • Phối hợp với các đối tác bên ngoài bao gồm nhà cung cấp (nguyên vật liệu, thực phẩm), công ty lữ hành,...
  • Đánh giá hiệu suất kinh doanh của khách sạn và đảm bảo tuân thủ các quy tắc về sức khỏe và an toàn.
  • Tham gia vào các hoạt động kiểm soát tài chính bao gồm thiết lập giá phòng, ngân sách và giao KPI cho các bộ phận.
  • Báo cáo cho ban giám đốc.

Đọc thêm: Học quản trị khách sạn ra làm gì? có khó xin việc không?

mo ta cong viec cua quan ly khach san 2

Những kỹ năng quản lý khách sạn nhất định phải có

2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí quản lý khách sạn

Để nổi bật trong vai trò quản lý khách sạn, bạn phải có khả năng tiếp cận và định hướng chi tiết với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn. Ứng viên lý tưởng cũng sẽ thể hiện kỹ năng giao tiếp và tương tác tuyệt vời. Yêu cầu cơ bản với quản lý khách sạn là:

  • Bằng Du lịch, Quản trị nhà hàng - khách sạn, Quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Kinh nghiệm làm trưởng bộ phận, giám sát hoặc quản lý khách sạn.
  • Thành thạo tiếng Anh, biết ngôn ngữ khác là một lợi thế.
  • Hiểu biết về tất cả các thông lệ trong quản lý khách sạn và các quy định liên quan.
  • Thành thạo Microsoft Office, phần mềm quản lý khách sạn (PMS).
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng tuyệt vời cũng như tư duy kinh doanh.
  • Khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
  • Đáng tin cậy với khả năng đa tác vụ và làm việc tốt dưới áp lực.
  • Kỹ năng lãnh đạo xuất sắc và chú ý đến chi tiết.

Quản lý khách sạn là vai trò chỉ phù hợp với ứng viên có kinh nghiệm, tích luỹ được nhiều kiến thức và kỹ năng cũng như khả năng xử lý tình huống. Công việc này yêu cầu bạn làm việc trong môi trường bận rộn nhưng bù lại bạn sẽ nhận được mức thu nhập xứng đáng.

Đọc thêm: Tìm việc làm nhà hàng, khách sạn, gồm những vị trí nào?

3. Làm thế nào để thăng tiến làm quản lý khách sạn?

Trong ngành dịch vụ nói chung và lĩnh vực khách sạn nói riêng, để thăng tiến lên các vai trò quản lý thì bằng cấp thôi là chưa đủ. Dù bạn bắt đầu bằng cách đi xin việc làm bên ngoài hay thậm chí là tự mở khách sạn thì bạn đều sẽ trải nghiệm phục vụ khách lưu trú. Nói cách khác thì để thăng tiến làm quản lý khách sạn, kinh nghiệm, các kỹ năng thực tế cũng quan trọng không kém trình độ chính quy.
Con đường sự nghiệp của mọi người sẽ không giống nhau nhưng thông thường, lộ trình để thăng chức làm quản lý khách sạn thường là: Tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học trở lên, đi làm từ các vai trò như phục vụ, lễ tân hoặc bộ phận nhân sự, marketing, v.v. sau đó lên làm giám sát, quản lý của nhà hàng hoặc bộ phận rồi đến quản lý khách sạn. Ở khách sạn nhỏ thì quản lý thường là chủ hoặc người được thuê, mời về làm việc từ các khách sạn khác. Trong khi đó, tại khách sạn lớn thì yêu cầu cũng cao hơn và thường những người làm quản lý có kinh nghiệm từ 7 - 10 năm trở lên.
Mo ta cong viec cua Quan ly khach san

Triển vọng nghề nghiệp của Quản lý khách sạn

4. Quyền lợi và cơ hội nghề nghiệp của quản lý khách sạn

Quản lý khách sạn là vai trò lãnh đạo cấp cao trong các khách sạn, không chỉ có lương cao mà còn có chế độ đãi ngộ rất tốt. Thông thường, lương của quản lý khách sạn khởi điểm từ 15 - 20 triệu/tháng và tại những khách sạn lớn, làm ăn tốt thì có thể lên tới 2.000 - 2.500 USD/tháng (hơn 46 triệu - khoảng 60 triệu/tháng). Một số phúc lợi khác có thể là xe đưa đón, có trợ lý và thư ký hỗ trợ công việc.
Hội nhập và sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ đã dẫn đến sự ra đời của vô số khách sạn, nhiều nhất là tại các thành phố lớn và thành phố du lịch. Nhu cầu tuyển dụng quản lý khách sạn cũng vì thế mà tăng lên nhưng vì có yêu cầu cao về kinh nghiệm và trình độ nên nếu bạn mới ra trường thì sẽ cần phấn đấu vài năm để có thể thăng tiến lên vị trí này.

Những việc làm ngành nhà hàng, khách sạn

Nếu muốn ứng tuyển làm quản lý khách sạn, bạn cần liên tục rèn luyện, học hỏi và khéo léo trong tương tác. Trước khi tham dự phỏng vấn, bạn cũng đừng quên tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn quản lý khách sạn hay nhất để có định hướng về những nội dung mà nhà tuyển dụng có khả năng đề cập tới. Ngoài ra, top những việc làm ngành nhà hàng, khách sạn dưới đây cũng hữu ích cho bạn để lựa chọn vị trí phù hợp, hãy tham khảo nhé.

tin mới

Giám đốc phát triển kinh doanh: Mức lương, yêu cầu ra sao?

Giám đốc phát triển kinh doanh là người chịu trách nhiệm truyền đạt thông tin về sản phẩm cho khách hàng và đối tác của công ty. Thu nhập của họ có thể lên đến 50 triệu đồng mỗi tháng.

07/06/2024 14:30

Giám đốc phát triển kinh doanh: Mức lương, yêu cầu ra sao?

Quản lý cửa hàng cần những kỹ năng gì để thành công?

Trở thành Quản lý cửa hàng nghĩa là bạn có năng lực, nhận lương cao và nhiều cơ hội nhưng muốn thành công trong vai trò này thì bạn phải rèn luyện được những kỹ năng quan trọng. Những kỹ năng này sẽ là tiền đề để bạn áp dụng vào công việc, từ đó đạt hiệu quả quản lý, kinh doanh cao và trụ vững được với nghề.

21/09/2022 03:38

Quản lý cửa hàng cần những kỹ năng gì để thành công?

Làm sao để thăng tiến lên Quản lý sản xuất?

Thăng tiến lên Quản lý sản xuất là một bước tiến lớn trong sự nghiệp không chỉ vì "quyền lực" hiện tại mà còn tạo tiền đề để bạn phát triển lên các vị trí cao hơn. Để có cơ hội đảm nhận vị trí Quản lý sản xuất, bạn cần trang bị cho mình những gì? Câu trả lời sẽ được JOBOKO chia sẻ chi tiết trong bài viết.

20/09/2022 10:32

Làm sao để thăng tiến lên Quản lý sản xuất?

Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý sản phẩm

Quản lý sản phẩm từ lâu đã là một trong những công việc được săn đón nhất, không chỉ bởi mức lương hấp dẫn mà còn cả cơ hội thăng tiến đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi xin việc làm quản lý sản phẩm bởi công việc đòi hỏi khá nhiều kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau.

14/09/2022 14:18

Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý sản phẩm

Safety Manager là gì? kỹ năng cần có ra sao?

Trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiện nay thì vị trí Safety Manager (Quản lý an toàn) đóng vai trò quan trọng. Công việc này đòi hỏi ứng viên có trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm dày dặn nên không phải ai cũng có thể đảm nhận. Nếu bạn có ý định ứng tuyển thì hãy cùng tìm hiểu yêu cầu công việc, kỹ năng cần có của Safety Manager trong bài viết sau.

02/09/2022 10:58

Safety Manager là gì? kỹ năng cần có ra sao?

Kỹ năng cần có của Nhân viên Quản lý dự án

Quản lý dự án bao gồm rất nhiều nhiệm vụ phức tạp khác nhau nên nó yêu cầu người thực hiện phải có năng lực chuyên môn và sự chuyên nghiệp. Dù vậy, trở thành một nhân viên Quản lý dự án có thể là cơ hội sự nghiệp đáng giá. Với một số kỹ năng và lưu ý, bạn có thể phát triển rất tốt từ vai trò này.

01/09/2022 07:58

Kỹ năng cần có của Nhân viên Quản lý dự án

Trưởng phòng tài chính là làm gì? Kinh nghiệm xin việc

Vị trí Trưởng phòng tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi tổ chức. Nếu bạn muốn tiến xa trong sự nghiệp và đảm nhận vị trí này, việc hiểu rõ mô tả công việc của trưởng phòng tài chính là bước không thể bỏ qua.

29/08/2022 17:01

Trưởng phòng tài chính là làm gì? Kinh nghiệm xin việc

Trưởng phòng vận hành là làm gì? Lương có cao không?

Để các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp diễn ra hiệu quả nhất, các công ty tuyển dụng vị trí trưởng phòng vận hành khá nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều ứng viên chưa thể hiểu chính xác định nghĩa trưởng phòng vận hành là làm gì, các công việc cụ thể ra sao hay mức lương, khả năng thăng tiến như thế nào.

12/06/2022 19:58

Trưởng phòng vận hành là làm gì? Lương có cao không?

Bí quyết quản lý thời gian dành cho Quản lý bán hàng bận rộn

Quản lý bán hàng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm giám sát, dẫn dắt nhân viên bán hàng sao cho đảm bảo doanh thu cũng như mang đến lợi nhuận đáp ứng chỉ tiêu. Với khối lượng công việc khá lớn, nhiều Quản lý bán hàng gặp khó khăn với việc quản lý thời gian của mình.

07/05/2022 13:30

Bí quyết quản lý thời gian dành cho Quản lý bán hàng bận rộn

Làm sao để trở thành Quản lý kinh doanh giỏi?

Nếu bạn là một Quản lý kinh doanh lãnh đạo một bộ phận, một nhóm nhân viên tài năng thì bạn sẽ cần làm rất nhiều việc để trở nên thực sự xuất sắc và thành công trong công việc. Một người Quản lý kinh doanh giỏi ngoài sở hữu yếu tố, phẩm chất phù hợp thì kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh cũng vô cùng quan trọng.

01/05/2022 03:39

Làm sao để trở thành Quản lý kinh doanh giỏi?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.