Mô tả công việc của Chuyên viên Pháp lý
Chuyên viên pháp lý là người thực hiện công việc hành chính trong các văn phòng luật hoặc bộ phận pháp lý của các tổ chức, doanh nghiệp. Họ làm việc theo dưới sự chỉ đạo của giám đốc pháp lý hoặc trưởng bộ phận. Chuyên viên pháp lý khác với luật sư, đôi khi họ còn phải thực hiện các công việc hành chính và làm theo yêu cầu của luật sư trong quá trình làm việc.
MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của Chuyên viên Pháp lý
II. Yêu cầu kỹ năng, bằng cấp đối với Chuyên viên Pháp lý
Công việc chủ yếu của chuyên viên pháp lý
I. Mô tả công việc của Chuyên viên Pháp lý
Cán bộ pháp lý là công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao. Người làm công việc này phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản và phải có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề. Bảng mô tả công việc của nhân viên pháp lý bao gồm đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều tuân thủ quy định của pháp luật, chuẩn bị hồ sơ, báo cáo cũng như tham gia nghiên cứu, phân tích và chuẩn bị cho các vụ kiện tụng. Cụ thể:
- Cố vấn kịp thời cho cấp trên về các hoạt đông, công việc có liên quan đến pháp lý (như luật lao động, quan hệ đối tác, hợp tác quốc tế, tài chính doanh nghiệp,...).
- Cố vấn cho lãnh đạo, cấp trên trong việc lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược phòng thủ mang tính định hướng và nhằm mục đích trách tác động tiêu cực từ những đòn tấn công của công ty đối thủ (đặc biệt là đối với chuyên viên pháp lý dự án).
- Hoạch định các chính sách quản trị nội bộ và giám sát việc thực hiện chính sách này của các phòng ban liên quan.
- Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ khác nhau liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vận dụng các chiến lược quản trị rủi ro một cách hiệu quả và cố vấn kịp thời cho cấp trên trong những tình huống có nguy cơ xảy ra tranh chấp pháp lý.
- Liên hệ và đàm phán với các đối tác của công ty (bao gồm cơ quan công quyền, cơ quan quản lý nhà nước,...) để tạo dựng mối quan hệ và niềm tin trong công việc.
- Soạn thảo và củng cố các hiệp định, thỏa thuận, hợp đồng và các văn bản pháp lý khác để đảm bảo công ty, doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân.
- Giải quyết các vấn đề tranh chấp phức tạp với cổ đông và các bên liên quan.
- Làm rõ các vấn đề pháp lý cho lãnh đạo và nhân viên công ty.
- Liên tục cập nhật những thay đổi trong chính sách của công ty và Pháp luật của Nhà nước.
- Làm việc một cách tận tâm và với tinh thần trách nhiệm cao.
Để đảm nhận vị trí chuyên viên pháp lý, ứng viên cần có kỹ năng gì?
II. Yêu cầu kỹ năng, bằng cấp đối với Chuyên viên Pháp lý
Muốn trở thành chuyên viên pháp chế hay chuyên viên pháp lý bạn phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Tốt nghiệp Đại học ngành Luật hoặc cấp cao hơn.
- Có khả năng phát triển và thực hiện các chiến lược phòng thủ một cách chủ động.
- Am hiểu và có khả năng phán đoán những tác động từ môi trường bên ngoài đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua những phân tích, nghiên cứu chuyên sâu.
- Am hiểu luật pháp, quy trình kiện tụng, thủ tục hồ sơ pháp lý,...
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Khả năng phân tích tình huống và thông tin đa chiều.
- Quyết đoán, có khả năng đưa ra quyết định độc lập.
- Đáng tin cậy và có khả năng bảo mật thông tin tốt.
- Tận tâm và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Mô tả công việc của chuyên viên pháp lý ngày nay không chỉ còn giới hạn ở các văn phòng luật hay cơ quan công quyền. Họ xuất hiện ngày càng nhiều và đóng một vai trò quan trọng trong các công ty tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp chế
Chi phí dành cho các dịch vụ pháp lý của bên thứ ba ngày càng cao nên nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang tuyển dụng chuyên viên pháp lý riêng cho mình. Vừa có thể chủ động công việc lại vừa tiết kiệm chi phí. Và nếu như bạn đang theo đuổi mục tiêu trở thành chuyên viên pháp lý cho một công ty nào đó thì bên cạnh một bản CV thật hoàn hảo, hãy chủ động chuẩn bị cho mình những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế phổ biến nhất để thêm phần tự tin trong quá trình tuyển dụng nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.