Việc làm chuyên viên pháp chế (561 việc)
- Am hiểu Pháp luật về Đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp
- Nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Thực hiện soạn thảo, phát hành và lưu trữ các tài liệu văn bản phục vụ hoạt động của Phòng Pháp Chế
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện công việc định kỳ hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo Phòng Pháp chế
- Nghiên cứu, soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ pháp lý của công ty
- Tham gia soạn thảo, góp ý kiến về việc xây dựng các quy chế nội bộ của Công ty
- Đề xuất các giải pháp pháp lý phù hợp nhằm hạn chế rủi ro cho công ty
- Tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn pháp luật cho nhân viên
- Tham mưu cho trưởng phòng về công tác pháp lý theo luật định được áp dụng theo từng giai đoạn
- Đại học trở lên chuyên ngành Luật
Xem tất cả: Việc làm tại Hà Nội
- 1.Phụ trách và chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến pháp lý, pháp chế
- Đề xuất, soạn thảo, thẩm định, giải thích các quy trình, quy chế, quy định quản lý nội bộ tại Công ty
- Rà soát tính pháp lý của hợp đồng, văn bản có liên quan đến rủi ro pháp lý
- Triển khai xây dựng các quy trình xử lý các rủi ro pháp lý phát sinh của công ty
- Tư vấn và thẩm định về mặt pháp lý các văn bản của Công ty và các công ty thành viên với đối tác, cơ quan quản lý nhà nước
- Xây dựng, quản lý, cập nhật, sửa đổi, bổ sung hệ thống hợp đồng mẫu của Công ty & các công ty thành viên
- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của Công ty
- Có kiến thức và nghiệp vụ về luật, pháp chế, pháp lý
- Đánh giá, phối hợp thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến các dự án đầu tư của Công ty
- Kiểm soát tính hợp pháp đối với các văn bản, hợp đồ[protected info] Công ty ban hành, ký kết
- Ưu tiên ứng viên có Chứng chỉ Cao đẳng Tư pháp hoặc Chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề luật sư
- Hiện tại đang thiếu ứng viên cấp cao nên chúng tôi đang tuyển dụng
- Quản lý pháp lý công ty:
- Phụ trách và chịu trách nhiệm các vấn đề pháp lý của Công ty
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp
- Tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp
- Thực hiện soạn thảo, phát hành và lưu trữ các tài liệu văn bản phục vụ hoạt động của Phòng Pháp Chế
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện công việc định kỳ hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo Phòng Pháp chế
Xem tất cả: Tìm việc làm Thư Ký
- Kiểm soát tính pháp lý đối với các văn bản, hợp đồng do Công ty ban hành, ký kết
- Chế độ thâm niên cao: từ tháng thứ 13 trở đi mỗi năm được thưởng thêm 3% lương thâm niên
Xem tất cả: Việc làm tại Hà Nội
- Pháp chế doanh nghiệp:
- Soạn thảo, sửa đổi, xây dựng cập nhật các nội quy, quy trình, quy định của Công ty, đảm bảo tuân thủ pháp luật
- Pháp chế doanh nghiệp ❘ Tư vấn pháp lý ❘ Luật sư
- Am hiểu Pháp luật về Đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp
Xem tất cả: Tìm việc làm Pháp Chế Doanh Nghiệp
- Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công ty cho các Phòng/Ban/Đơn vị chuyên môn
- Tham gia xử lý các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của Phòng Pháp chế
- Lập kế hoạch, soạn thảo các quy định, văn bản pháp lý cho hoạt động của Công ty
- Soát xét tính pháp lý của hợp đồng mua bán theo phân cấp để đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện - hành
- Xây dựng và ban hành nội dung, quy chế của Tập đoàn và các Công ty thành viên
- cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, Công ty thành viên
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Trưởng Phòng Pháp Chế · Chuyên viên pháp chế · trợ lý pháp chế · trưởng ban pháp chế · Nhân viên Pháp Chế
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
MỤC LỤC:
I. Tổng quan công việc chuyên viên pháp chế
II. Chuyên viên pháp chế cần thành thạo những kỹ năng nào?
III. Cơ hội và thách thức của các chuyên viên pháp chế
IV. Mức lương của Chuyên viên pháp chế
V. Tầm quan trọng của Chuyên viên pháp chế đối với doanh nghiệp
VI. Học trường nào ra làm Chuyên viên pháp chế?
Tìm hiểu chi tiết về việc làm chuyên viên pháp chế
I. Tổng quan công việc chuyên viên pháp chế
1. Chuyên viên pháp chế là gì?
Chuyên viên pháp chế hay còn được gọi là chuyên viên tư vấn pháp luật là người thực hiện soạn thảo các văn bản pháp luật nhằm giúp doanh nghiệp thoát khỏi các rủi ro và dành được quyền và lợi ích hợp pháp.2. Chuyên viên pháp chế làm những việc gì?
- Hẹn gặp trực tiếp với đại diện doanh nghiệp và tìm hiểu vấn đề họ đang gặp phải: Cuộc hẹn gặp trực tiếp giữa chuyên viên tư vấn pháp luật và đại diện doanh nghiệp sẽ khiến vấn đề trở nên tường minh để tìm ra giải pháp nhanh chóng và dễ dàng.
- Cung cấp các gói dịch vụ tư vấn tốt nhất đối với doanh nghiệp và tiến hành kí kết hợp đồng: Đó là khởi đầu quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp. Hợp đồng cần đảm bảo đầy đủ các điều khoản, trách nhiệm và quyền lợi của hai bên.
- Cập nhật các điều luật mới nhất của các Bộ Luật sửa đổi bổ sung theo Hiến pháp nhà nước cho doanh nghiệp: Chuyên viên pháp chế có trách nhiệm cập nhật các điều luật mới nhất cho doanh nghiệp để hoàn thiện các hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp và định hướng doanh nghiệp đến những quyết định sáng suốt nhất.
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với các cơ quan có thẩm quyền (nếu cần): Chuyên viên pháp chế cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan thẩm quyền. Bởi vậy, họ cũng giống như những đại diện pháp lý bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm cho các khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp: Là đại diện pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên tư vấn pháp luật cần tham gia phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật của doanh nghiệp.
- Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho quá trình tranh tụng giữa doanh nghiệp và bên đối thủ và đảm bảo chiến thắng: Giống như một Luật sư, chuyên viên pháp chế có trách nhiệm đứng về phía "thân chủ" của mình và dùng sức mạnh pháp lý để bênh vực quyền và lợi ích của "thân chủ".
- Tiến hành giám sát, quản lý một nhóm Chuyên viên pháp chế: Làm việc nhóm sẽ giúp tối ưu hóa việc học hỏi kinh nghiệm và tìm ra giải pháp hiệu quả cho từng vụ kiện. Bên cạnh đó, lượng công việc sẽ được san sẻ bớt khiến bạn sẽ hiếm khi phải đối mặt với dãy dài deadline thúc giục.
Để hiểu rõ hơn về việc làm của chuyên viên pháp chế các bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm bài viết mô tả công việc chuyên viên pháp chế để nắm được công việc chi tiết, đồng thời đưa ra sự đánh giá của bản thân về mức độ phù hợp để dễ dàng lựa chọn cho mình vị trí thích hợp nhất. Các bạn hãy cùng tìm hiểu và đừng bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé.
Đọc thêm: Mô tả công việc Chuyên viên pháp chế chi tiết nhất
3. Có những công việc nào cần chuyên viên pháp chế?
Dưới đây là các ngành nghề "săn lùng" chuyên viên pháp chế:- Kế toán - kiểm toán.
- Luật pháp.
- Kinh doanh.
- Dịch vụ nhà hàng - khách sạn.
- Dược phẩm.
- Xây dựng - kiến trúc.
- Chứng khoán.
- Bất động sản.
- Ngân hàng - bảo hiểm.
- Điện lực.
II. Chuyên viên pháp chế cần thành thạo những kỹ năng nào?
1. Kỹ năng giao tiếp
Chuyên viên pháp chế cần thành thạo cả giao tiếp bằng lời và giao tiếp bằng văn bản trong quá trình làm việc với đồng nghiệp và đối tác doanh nghiệp với thông điệp rõ ràng và chặt chẽ để hạn chế hiểu lầm. Từ đó, họ có thể dành được nhiều hợp đồng có lợi và củng cố uy tín cá nhân. Các bạn cùng tham khảo Kỹ năng giao tiếp để luôn được đối tác, khách hàng đánh giá cao nhé.2. Kỹ năng đàm phán
Giống như một luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật cần sở hữu kỹ năng đàm phán để đạt được mục đích đàm phán trong từng trường hợp cụ thể như ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.3. Hiểu biết về luật pháp
Đây có lẽ là điều kiện tối cần thiết của một chuyên viên tư vấn pháp luật bởi có hiểu biết toàn diện về các bộ luật của các ngành nghề sẽ giúp bạn tư vấn chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi của các đối tượng doanh nghiệp và các vụ việc cụ thể, giúp họ dễ dàng thắng kiện.4. Am hiểu các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp
Chuyên viên pháp chế cũng giống như một luật sư. Bên cạnh việc hiểu luật và khả năng áp dụng các điều luật có lợi cho thân chủ, họ còn phải đảm bảo các hoạt động của mình đảm bảo các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp như bênh vực và bảo vệ quyền con người, quyền sở hữu trí tuệ,...5. Kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề
Các tình huống khó khăn cần thời gian để xử lý từng bước, bởi vậy quá trình tư duy để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề vô cùng quan trọng đối với kết quả cuối cùng và nỗ lực của chuyên viên pháp chế. Chính vì thế kỹ năng giải quyết vấn đề đối với công việc này là rất cần thiết và được chú trọng, các bạn sẽ đưa ra các hướng giải quyết thích hợp nhất cho từng tình huống sảy ra.Bên cạnh đó, bạn hãy coi các vấn đề của doanh nghiệp cũng chính là vấn đề của mình bởi vậy, rèn luyện kỹ năng tự xử lý khủng hoảng cá nhân cũng giúp hình thành tư duy phản xạ trong giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Cùng với đó thì Kỹ năng tư duy sáng tạo cũng giúp cho bạn tìm ra những điều mởi mẻ hơn cho công việc của mình đạt kết quả tốt hơn.
6. Kỹ năng sử dụng công nghệ
Chuyên viên tư vấn pháp luật cũng cần phải thành thạo các phần mềm tin học văn phòng cơ bản như Microsoft Word, phần mềm thuyết trình PowerPoint và bảng tính Excel,... để tối ưu hóa các văn bản pháp luật và các phần việc cần đảm nhận. Ở thời đại công nghệ số thì những người có Kỹ năng công nghệ hứa hẹn sẽ góp phần tăng hiệu quả và năng suất làm việc tối đa.7. Kỹ năng quản lý thời gian
Việc hoàn thành hợp đồng đúng hạn và đảm bảo các giá trị pháp lý luôn là trách nhiệm của Chuyên viên tư vấn pháp luật bởi đó là thành quả sau một quá trình nỗ lực của bạn và cả nhóm và cũng là một cách tôn trọng doanh nghiệp. Các bạn cùng tìm hiểu Kỹ năng quản lý thời gian khéo léo hỗ trợ bạn giải quyết và thực hiện công việc nhanh chóng.8. Khả năng ngoại ngữ
Thành thạo từ 2 ngoại ngữ trở lên: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn,... sẽ giúp chuyên viên pháp chế nâng cao năng lực từ việc mở rộng kiến thức từ các nguồn tài liệu pháp luật phong phú. Đồng thời, đó cũng là cơ hội mở rộng đối tượng doanh nghiệp và gia tăng uy tín. Để có được kỹ năng ngoại ngữ tốt, các bạn hãy cùng tham khảo ngay cách rèn luyện để trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ hiệu quả, hỗ trợ công việc tốt hơn nhé.III. Cơ hội và thách thức của các chuyên viên pháp chế
1. Cơ hội
1.1. Bão lương khủng
Tuyển chuyên viên pháp chế với mức lương dao động từ 5 đến 30 triệu đồng tùy vào số năm kinh nghiệm và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, hãy cố gắng trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm ngay từ bây giờ để sở hữu mức lương cao nhất bạn nhé.1.2. Môi trường làm việc
Có sẵn nhiều cơ hội việc làm Chuyên viên pháp chế với đa dạng các công ty thuộc mọi ngành nghề. Chuyên viên pháp chế có thể làm việc tại các phòng pháp chế hoặc bộ phận tư vấn luật của doanh nghiệp, các văn phòng luật. Môi trường làm việc của Chuyên viên pháp chế khá tốt, đều là giải quyết công việc tại văn phòng. Tuy vậy, công việc này cũng rất áp lực, cần đảm bảo sự chính xác khi xử lý mọi giấy tờ, công văn, hợp đồng và đặc biệt là các vụ kiện cáo, tranh chấp.1.3. Cơ hội thăng tiến
Cơ hội thăng tiến của Chuyên viên pháp chế phụ thuộc vào việc có kinh nghiệm làm việc, các mối quan hệ và quan trọng nhất là hoàn thành các chương trình học nâng cao, học lấy chứng chỉ ngành luật, v.v. Trong những công ty vừa và nhỏ thì thường chỉ có 1 Chuyên viên pháp chế nhưng ở những tập đoàn lớn sẽ có cả một đội ngũ pháp chế đông đảo và bạn có thể tìm thấy mục tiêu nghề nghiệp, hoạch định cho con đường thăng tiến của mình ở đó.Một Chuyên viên pháp chế có thể tốn 3 - 5 năm hoặc lâu hơn để lên trưởng phòng pháp chế và trên 10 năm để làm giám đốc pháp chế. Trong nhiều trường hợp, nếu Chuyên viên pháp chế không chỉ có chuyên môn ngành luật xuất sắc mà còn cho thấy năng lực kinh doanh và có định hướng kinh doanh thì ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm bạn sang các vị trí quản lý trong công ty như CEO hay tương đương.
Cơ hội thăng chức và phát triển sự nghiệp của Chuyên viên pháp chế phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của bản thân bạn cũng như mục tiêu, định hướng. Nếu muốn theo hướng chuyên môn thì bạn có thể học để trở thành Luật sư hay Công tố viên, Thẩm phán.
2. Thách thức
2.1. Đầu vào khó
Để trở thành một Chuyên viên pháp chế, bạn không chỉ cần tốt nghiệp bằng Cử nhân mà còn cần sở hữu chứng chỉ hành nghề Luật sư. Để sở hữu chứng chỉ này, bạn cần thực tập ở một tổ chức hành nghề Luật sư trong 12 tháng và vượt qua bài kiểm tra cuối kỳ tập sự.2.2. Áp lực công việc
Một ngày của luật sư bắt đầu bằng một danh sách dài các lịch hẹn với khách hàng và dãy dài các văn bản pháp luật phải xử lý với các điều khoản có lợi nhất cho doanh nghiệp.IV. Mức lương của Chuyên viên pháp chế
Lương Chuyên viên pháp chế ở mức khá cao, thường là từ 10 triệu trở lên, dao dộng trong khoảng 12 - 18 triệu/tháng và cao nhất có thể lên tới 40 triệu/tháng. Thu nhập của Chuyên viên pháp chế còn có thể bao gồm các khoản thưởng và phụ cấp. Về cơ bản thì càng có thâm niên và làm việc ở những cơ sở lớn, giải quyết được nhiều trường hợp nổi tiếng, điển hình trong ngành thì lương của bạn sẽ càng cao.
V. Tầm quan trọng của Chuyên viên pháp chế đối với doanh nghiệp
Hợp tác kinh doanh mở rộng phạm vi, không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với công ty quốc tế, đồng thời các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, môi trường, chính sách thi công, vận hành hay tài chính, kế toán đều có thể tạo ra sự phức tạp khi quản lý doanh nghiệp. Chuyên viên pháp chế giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo tuân thủ luật pháp, xử lý kịp thời khi có tranh chấp, kiện cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, v.v.
Không chỉ vậy, Chuyên viên pháp lý cũng dành phần lớn thời gian để tư vấn cho ban giám đốc công ty về các quy định, luật pháp để đảm bảo việc kinh doanh, các dự án không phạm pháp. Ngoài ra, Chuyên viên pháp lý thiết kế các chương trình để nâng cao nhận thức của nhân viên về các vấn đề pháp luật.
VI. Học trường nào ra làm Chuyên viên pháp chế?
Để làm Chuyên viên pháp chế, yêu cầu tối thiểu là bạn phải có bằng cử nhân luật. Một số trường đào tạo ngành luật tốt nhất trên cả nước là:
- Đại học Luật Hà Nội.
- Khoa Luật, ĐHQGHN.
- Đại học Luật TP.HCM.
- Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM.
- Khoa Luật, Đại học Huế, v.v.
Còn những trường khác có đào tạo ngành luật nhưng không chuyên bằng những trường kể trên. Tùy vào năng lực, khu vực địa lý, điều kiện cá nhân khác mà bạn cho mình trường học phù hợp nhất. Nhiều người cho rằng sinh viên luật tốt nghiệp có thể ngay lập tức đi làm Luật sư, Thẩm phán nhưng thực tế là đa số sinh viên luật làm việc trong các doanh nghiệp trong những vai trò như Chuyên viên pháp chế/Chuyên viên pháp lý.
Dù không phải vai trò quản lý, lãnh đạo nhưng Chuyên viên pháp chế vẫn là một trong những vị trí quyền lực trong công ty, thường làm việc trực tiếp với ban giám đốc. Để theo nghề này không dễ vì bạn sẽ phải học và rèn luyện nhiều, đặc biệt là phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, giữ cho mình sự tỉnh táo và bình tĩnh trong mọi tình huống. Công việc áp lực nhưng bù lại là mức lương cao và được trọng vọng.
Để tìm việc làm chuyên viên pháp chế như mong muốn, bạn cần phải trau dồi đầy đủ cho mình những kỹ năng mềm thiết yếu để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, trước tiên phải vượt qua vòng phỏng vấn và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng thì bạn mới có cơ hội thể hiện được khả năng, kinh nghiệm của bản thân. Vì vậy, những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp chế phổ biến mà JOBOKO.com chia sẻ bạn nên nắm rõ để biết cách trả lời sao cho thông minh và khéo léo.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.