Mô tả công việc của Nhân viên pháp lý
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự ra đời của hàng trăm nghìn doanh nghiệp mỗi năm trên thế giới, sự cạnh tranh và độc quyền đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để xử lý các tranh chấp, các vụ kiện tụng, mỗi doanh nghiệp đều cần đến bộ phận pháp lý, trong đó phải kể đến vai trò của nhân viên pháp lý. Vậy nhân viên pháp lý là gì? Để trở thành nhân viên pháp lý, bạn phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của Nhân viên pháp lý
II. Yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp đối với Nhân viên pháp lý
Công việc của Nhân viên pháp lý là làm gì?
I. Mô tả công việc của Nhân viên pháp lý
Nhân viên pháp lý phụ trách các công việc hành chính trong văn phòng luật hoặc bộ phận pháp lý của các công ty, tổ chức. Họ hỗ trợ luật sư trong việc giải quyết các vụ kiện thương mại, các vụ kiện do khách hàng đệ trình, tranh chấp hợp đồng, các vụ kiện tập thể,... Nhiệm vụ chính của họ bao gồm lên lịch trình các cuộc hẹn, trả lời điện thoại và xử lý thư từ hàng ngày. Ngoài ra, họ còn biên soạn hồ sơ, chuẩn bị hợp đồng hay thu thập thông tin cho các vụ kiện tụng.
Công việc cụ thể của nhân viên pháp lý:
- Thực hiện quá trình tìm kiếm, xác thực thông tin và quản lý tài liệu.
- Soạn thảo, chỉnh sửa, cập nhật và thẩm định tính chính xác của các văn bản pháp luật.
- Lên lịch trình các cuộc hẹn với khách hàng.
- Sắp xếp lịch làm việc cho luật sư.
- Nhận các cuộc gọi, ghi chép thông tin và chuyển hướng cuộc gọi khi cần.
- Phần lớn nhân viên pháp lý làm việc toàn thời gian ở văn phòng. Họ thường xuyên phải làm thêm giờ, đặc biệt là khi khách hàng cần đệ đơn tố tụng hoặc tìm hiểu các đối tượng trong vụ kiện.
Nhân viên pháp lý cần đáp ứng yêu cầu gì về bằng cấp và kỹ năng?
II. Yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp đối với Nhân viên pháp lý
Nhân viên pháp lý phải có bằng Cử nhân ngành luật, dịch vụ pháp lý hoặc các ngành có liên quan. Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên các ứng viên có thẻ luật sư và các chứng chỉ tương tự. Nhân viên pháp lý hoạt động trong mỗi lĩnh vực chuyên môn thường cần phải tham gia các khóa đào tạo trong nhiều tháng để làm quen với các quy định, thủ tục, pháp luật liên quan đến ngành nghề đó.
Ngoài ra, nhân viên pháp lý còn cần phải có các kỹ năng mềm như:
- Kỹ năng tin học văn phòng.
- Kỹ năng viết lách tốt.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng đàm phán.
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp thông tin.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Tư duy logic.
- Sự cẩn thận, tỉ mỉ.
Đọc thêm: Học Luật kinh tế ra làm gì? Các trường đào tạo tốt
Mặc dù chỉ "đứng sau hậu trường", nhân viên pháp lý là những người hỗ trợ đắc lực cho luật sư. Đây là công việc vừa thú vị vừa chứa đựng nhiều thử thách. Nếu bạn yêu thích ngành luật nhưng lại không thích dành nhiều thời gian ở tòa án thì đây là một trong những sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất dành cho bạn.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.