Thực tế, bạn không nhất thiết phải đưa mục tiêu nghề nghiệp vào CV bởi điều này có vẻ như đã lỗi thời, không còn phù hợp với thị trường lao động hiện nay. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng thay vì viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể dành không gian đó để viết về những phần có giá trị hơn như tóm tắt quá trình làm việc của bản thân.
Mục tiêu nghề nghiệp có cần thiết trong CV xin việc?
Khi ứng tuyển bất cứ vị trí công việc nào, điều nhà tuyển dụng mong muốn tìm hiểu ở bạn đó là khả năng, trình độ để xác định có nên phỏng vấn và đưa ra quyết định lựa chọn hay không chứ không phải mục tiêu bạn muốn đạt được trong sự nghiệp là gì. Chính vì vậy, thay vì viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể viết một đoạn ngắn gọn giới thiệu về những thành tích đã đạt được trong sự nghiệp cũng như giới thiệu bạn là ai. Những thông tin này thực sự ấn tượng và có giá trị hơn nhiều.
Thực tế, hiện nay nhiều nhà tuyển dụng quan niệm rằng việc đưa mục tiêu nghề nghiệp vào CV là lỗi thời, không còn phù hợp và tất nhiên điều này sẽ là ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội trúng tuyển nếu bạn vẫn trình bày trong CV.
Nếu bạn vẫn khăng khăng giữ lại mục tiêu nghề nghiệp trong CV, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ lướt qua mà không đọc phần thông tin này để tìm kiếm những thông tin quan trọng, có giá trị hơn trong CV của bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Khi đã xác định được rằng không nên trình bày mục tiêu nghề nghiệp vào CV đã đến lúc bạn cần lựa chọn những thông tin khác quan trọng, cần thiết hơn để trình bày.
Như đã đề cập, một đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về hành trình sự nghiệp của bản thân luôn có giá trị và tạo được ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn bạn có thể viết: "Là một kỹ sư sản xuất với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm sinh học, thành thạo thiết kế thiết bị y tế, nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa sản phẩm".
Những thông tin này có thể giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác định được những giá trị bạn có thể mang lại cho công ty thay vì lãng phí không gian trong CV để viết một phần mục tiêu nghề nghiệp sáo rỗng.
Không chỉ vậy, một đoạn thông tin giới thiệu bản thân bao gồm những từ khóa quan trọng cũng là cách tuyệt vời giúp bạn có thể vượt qua quá trình sàng lọc ứng viên được tiến hành bằng các phần mềm sàng lọc tự động. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể bỏ qua phần thông tin giới thiệu này và bắt đầu luôn bằng phần kỹ năng làm việc hay trình độ học vấn hoặc kinh nghiệm làm việc của bản thân.
Thay thế phần mục tiêu nghề nghiệp bằng những thông tin quan trọng hơn
Nhà tuyển dụng vốn không có quá nhiều thời gian để đọc một CV, chính vì vậy để tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng, bạn chỉ nên trình những thông tin thực sự quan trọng, có giá trị đối với công việc.
Dưới đây là những thông tin khác bạn cũng nên loại bỏ để CV súc tích, mạch lạc:
Bạn không nên trình bày thông tin người tham chiếu trực tiếp trong CV của mình. Hãy đợi cho đến khi nhà tuyển dụng hỏi hoặc cung cấp thông tin về người tham chiếu trực tiếp cho họ. Việc trình bày thông tin người tham chiếu trước khi được hỏi có thể hiểu là bạn rất khao khát vị trí công việc đang ứng tuyển nhưng cũng có thể bị coi là lỗi thời hoặc cả hai.
Thực tế, những thông tin liên quan đến sở thích cá nhân không phải là những nhà tuyển dụng mong đợi ở ứng viên. Chính vì vậy, tốt nhất bạn không nên trình bày thông tin này trong CV của mình.
Sử dụng công cụ tạo CV Pro của JobOKO sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang băn khoăn không biết viết CV chuyên nghiệp thế nào. Với hơn 50+ mẫu CV/Cover Letter độc đáo, được thiết kế chuẩn cho từng ngành nghề, bạn có thể tha hồ lựa chọn để ứng tuyển đạt hiệu quả cao. Tìm hiểu ngay các mẫu CV chuẩn, ấn tượng Tại đây.
MỤC LỤC:
1. Tại sao không cần viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV?
2. Nên trình bày thông tin gì thay cho mục tiêu nghề nghiệp?
3. Những thông tin khác không nên trình bày trong CV
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp có thực sự quan trọng? làm gì để tạo mục tiêu phù hợp?
Đọc thêm: 8 bí kíp "vàng" giúp đặt mục tiêu nghề nghiệp cho năm mới thành công