Nhân viên xuất nhập khẩu học trường gì? thi khối gì?
Xuất nhập khẩu (Logistics) là ngành nghề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, với sự mở rộng và phát triển của hoạt động ngoại thương thì nhu cầu nhân lực cho ngành này cũng trở nên cao hơn. Thay vì lựa chọn các ngành học phổ biến như kế toán hay công nghệ thông tin, không ít bạn trẻ hiện nay mong muốn theo đuổi ngành xuất nhập khẩu.MỤC LỤC:
I. Nhân viên xuất nhập khẩu làm những công việc gì?
II. Cơ hội nghề nghiệp và lợi thế
III. Gợi ý khối thi và trường đào tạo phù hợp cho nhân viên xuất nhập khẩu
IV. Những yêu cầu đối với nhân viên xuất nhập khẩu
V. Phẩm chất Nhân viên xuất nhập khẩu cần có
Các trường đào tạo nhân viên xuất nhập khẩu nổi tiếng hiện nay
I. Nhân viên xuất nhập khẩu làm những công việc gì?
Nhân viên xuất nhập khẩu là người chịu trách nhiệm xử lý các công việc trong quy trình xuất hoặc nhập khẩu một lô hàng cho công ty. Các công việc này có thể liệt kê ra cụ thể bao gồm: giao dịch với đối tác, đặt hàng, thuê phương tiện vận tải, thanh toán tiền hàng, làm các thủ tục Hải quan,...
Trên thực tế, lượng công việc cụ thể mà nhân viên xuất nhập khẩu phụ trách có thể khác nhau giữa các công ty, tùy vào cách phân công và mô hình hoạt động. Nhân viên xuất nhập khẩu chính là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp. Họ giúp cho hoạt động lưu thông hàng hóa nội địa cũng như quốc tế trở nên nhanh chóng và dễ dàng.
Đọc thêm: 5 kỹ năng quan trọng của một nhân viên xuất nhập khẩu
II. Cơ hội nghề nghiệp và lợi thế
Xuất nhập khẩu là một phần quan trọng của hoạt động ngoại thương. Ngoại thương mở rộng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành xuất nhập khẩu. Do đó, cơ hội việc làm là không thiếu cho những người có năng lực và biết nắm bắt cơ hội.
Hơn hết, so với mặt bằng chung các khối ngành kinh tế, nghề xuất nhập khẩu có mức lương khá cao. Lý giải cho điều này có thể bởi đây là một trong nhiều ngành nghề yêu cầu chuyên môn về ngoại ngữ.
III. Gợi ý khối thi và trường đào tạo phù hợp cho nhân viên xuất nhập khẩu
Trên thực tế, ngành xuất nhập khẩu chưa xuất hiện hoặc mới được thêm vào như một ngành học riêng biệt tại các trường đại học, cao đẳng chính quy trên cả nước. Mặt khác, về bản chất, xuất nhập khẩu gắn liền với các hoạt động giao thương, buôn bán quốc tế.
Vì vậy, trong chương trình đào tạo của khối ngành về thương mại, kinh doanh quốc tế, luật, hải quan,... ở các trường cũng bao hàm cả kiến thức về xuất nhập khẩu. Những bạn sinh viên theo học các khối ngành này hoàn toàn có tiềm năng và nền tảng để trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu.
Muốn trở thành nhân viên xuất nhập khẩu thi trường nào? khối nào?
Danh sách các trường hàng đầu trong đào tạo ngành xuất nhập khẩu (Logistics) tại Việt Nam:
1. Đại học Ngoại thương (cả 2 cơ sở phía Bắc và phía Nam)
- Ngành Kinh tế: chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và Thương mại quốc tế.
- Ngành Quản trị kinh doanh: chuyên ngành Thương mại điện tử và Quản trị kinh doanh quốc tế.
- Ngành Kinh tế quốc tế.
- Ngành Kinh doanh quốc tế.
- Ngành Luật: chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế.
Trường Đại học Ngoại thương xét tuyển cho các khối ngành kể trên thông qua kỳ thi THPT quốc gia với những khối thi (tổ hợp môn):
- A00 (Toán - Lý - Hóa).
- A01 (Toán - Lý - tiếng Anh).
- D01 (Văn - Toán - tiếng Anh).
- D02 (Văn - Toán - tiếng Nga).
- D03 (Văn - Toán - tiếng Pháp).
- D04 (Văn - Toán - tiếng Trung).
- D06 (Văn - Toán - tiếng Nhật).
- D07 (Toán - Hóa - tiếng Anh).
2. Đại học Giao thông vận tải (cả 2 cơ sở phía Bắc và phía Nam)
- Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
- Ngành Kinh tế.
- Ngành Khai thác vận tải.
- Ngành Quản trị Kinh doanh.
Trường Đại học Giao thông vận tải xét tuyển cho các khối ngành kể trên thông qua kỳ thi THPT quốc gia với những khối thi (tổ hợp môn): A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - tiếng Anh), D01 (Văn - Toán - tiếng Anh) và D07 (Toán - Hóa - tiếng Anh).
3. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- Ngành Kinh doanh quốc tế.
- Ngành Kinh doanh thương mại.
- Ngành Kinh tế.
- Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân xét tuyển cho các khối ngành kể trên thông qua kỳ thi THPT quốc gia với những khối thi (tổ hợp môn): A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - tiếng Anh), D01 (Văn - Toán - tiếng Anh) và D07 (Toán - Hóa - tiếng Anh).
4. Đại học Thương mại Hà Nội
- Ngành kinh doanh quốc tế.
- Ngành kinh tế quốc tế.
- Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Trường Đại học thương mại xét tuyển cho các khối ngành kể trên thông qua kỳ thi THPT quốc gia với những khối thi (tổ hợp môn): A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - tiếng Anh) và D01 (Văn - Toán - tiếng Anh).
5. Đại học Hàng hải Việt Nam
- Ngành Kinh tế vận tải
- Ngành Kinh doanh quốc tế
- Ngành Logistics và chuỗi cung ứng
- Ngành Kinh tế ngoại thương
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam xét tuyển cho các khối ngành kể trên thông qua kỳ thi THPT quốc gia với những khối thi (tổ hợp môn): A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - tiếng Anh), C01 (Toán - Văn - Lý) và D01 (Văn - Toán - tiếng Anh).
6. Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM
- Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Ngành Logistics.
Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP HCM xét tuyển cho các ngành kể trên với những khối thi (tổ hợp môn): A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - tiếng Anh), D01 (Văn - Toán - tiếng Anh) và D90 (Toán - Khoa học tự nhiên - tiếng Anh).
7. Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Ngành Quản trị kinh doanh: chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics.
- Ngành Kinh doanh quốc tế.
- Ngành Kinh doanh thương mại.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng xét tuyển cho các khối ngành kể trên thông qua kỳ thi THPT quốc gia với những khối thi (tổ hợp môn): A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - tiếng Anh), D01 (Văn - Toán - tiếng Anh) và D90 (Toán - Khoa học tự nhiên - tiếng Anh).
Nhân viên xuất nhập khẩu cần đáp ứng những yêu cầu gì?
IV. Những yêu cầu đối với nhân viên xuất nhập khẩu
- Về tố chất: Nghề xuất nhập khẩu phù hợp với những người nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao và khả năng chịu được áp lực công việc.
- Về kỹ năng: Muốn phát triển lâu dài trong ngành xuất nhập khẩu bạn cần hội tụ và rèn luyện cho bản thân những kỹ năng giao tiếp, xây dựng chiến lược, kỹ năng văn phòng,...
- Về trình độ, nghiệp vụ: Ngoài có tố chất và kỹ năng phù hợp, nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên cho vị trí nhân viên xuất nhập khẩu có kiến thức về quy trình xuất - nhập khẩu, thủ tục liên quan, chứng từ, văn bản pháp lý, điều kiện thương mại quốc tế,... Do đó, nếu định hướng theo nghề này, việc lựa chọn khối ngành học và trường đào tạo rất quan trọng.
Để ứng tuyển được công việc nhân viên xuất nhập khẩu ngoài việc trau dồi kiến thức CV xin việc cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến sự thành công của bạn. Đừng bỏ lỡ những mẫu CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu được cập nhật đầy đủ trên JOBOKO để lựa chọn cũng như hoàn thiện và gửi tới nhà tuyển dụng. Hãy tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng để có thể nhanh chóng xin được việc làm như mong đợi.
Phẩm chất Nhân viên xuất nhập khẩu cần có
Trên đây là những thông tin khái quát về công việc của nhân viên xuất nhập khẩu cũng như trường đào tạo phù hợp cho những ai mong muốn theo đuổi ngành nghề này. Ngay từ bây giờ, bạn hãy trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo xuất nhập khẩu thì sẽ nhanh chóng tìm được việc làm tốt, thu nhập cao. Những kỹ năng, phẩm chất một nhân viên xuất nhập cần có bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.