Phỏng vấn sâu là gì? quy trình tiêu chuẩn để thu thập dữ liệu, khai thác thông tin
Ngoài việc tiến hành các cuộc khảo sát trực tuyến, các trang web thu thập đánh giá của người dùng... để lấy dữ liệu khách quan thì phỏng vấn sâu cũng là một phương pháp phổ biến khác được dùng nhiều trong xã hội học nhằm lấy thông tin, đánh giá thông tin hữu ích. Dù thế, không dễ để tiến hành phỏng vấn sâu vì nhiều lý do, nhất là người chuẩn bị, thực hiện phải thực sự là một người có đầy đủ kỹ năng chuyên môn.
MỤC LỤC:
1. Phỏng vấn sâu là gì? Khi nào cần tiến hành in-depth interview?
2. Các đặc điểm của phỏng vấn sâu
3. Tầm quan trọng của phỏng vấn sâu trong khai thác thông tin
4. Các bước thực hiện phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu
5. Ưu và nhược điểm của phỏng vấn sâu
Tìm hiểu về khái niệm phỏng vấn sâu và vai trò
1. Phỏng vấn sâu là gì? Khi nào cần tiến hành in-depth interview?
1.1. Định nghĩa phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu (tiếng Anh là in-depth interview) là một kỹ thuật nghiên cứu định tính liên quan đến việc thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân chuyên sâu với một số ít người. Người được hỏi sẽ thể hiện quan điểm của họ về một ý tưởng, chương trình hoặc tình huống cụ thể trong câu trả lời. Ví dụ, nhân viên thị trường có thể hỏi người tham gia về trải nghiệm cá nhân của họ khi tham gia một hoạt động, suy nghĩ đối với quy trình, khâu tổ chức và đề xuất các thay đổi...
Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong chiến lược quản lý trải nghiệm khách hàng toàn diện của công ty, nhưng các cuộc phỏng vấn sâu đặc biệt ở chỗ có thể giúp bạn thu thập dữ liệu đồng thời cung cấp thông tin chi tiết phong phú về trải nghiệm và sở thích của đối tượng mục tiêu từ một mẫu rộng. Trong các cuộc phỏng vấn sâu, các nhà nghiên cứu và người tham gia có quyền tự do khám phá các quan điểm bổ sung và thay đổi hướng của quá trình khi cần thiết. Nó là một phương pháp nghiên cứu độc lập có thể áp dụng nhiều chiến lược tùy theo nhu cầu của nghiên cứu.
Đọc thêm: Phỏng vấn nhóm là gì? Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng
1.2. Mục đích của phỏng vấn sâu
Hiểu phỏng vấn sâu là gì, vậy bạn có biết mục đích chính của phỏng vấn sâu là thế nào hay không? Nhìn chung, tất cả các in-depth interview đều được sử dụng để hiểu hành vi của người tiêu dùng và đưa ra quyết định sáng suốt. Các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược tiếp thị của họ dựa trên thông tin nhận được từ những người được hỏi. Họ cũng có thể hiểu rõ về nhu cầu cũng như kỳ vọng của người tiêu dùng.
Trong trường hợp của các doanh nghiệp B2B, các nhà nghiên cứu thị trường có thể hiểu nhu cầu chi tiết hơn và có thể đặt các câu hỏi được nhắm mục tiêu cho chuyên gia. Những cuộc phỏng vấn sâu mang đến cơ hội hiểu được quy trình suy nghĩ của khách hàng và thiết kế các sản phẩm có nhiều cơ hội được chấp nhận trên thị trường hơn.
2. Các đặc điểm của phỏng vấn sâu
Có nhiều loại phỏng vấn để thu thập dữ liệu và mỗi loại đều có những đặc điểm riêng, trong trường hợp này, đặc điểm quan trọng nhất của phỏng vấn sâu là:
- Cấu trúc linh hoạt: Mặc dù không có cấu trúc quá phức tạp nhưng phỏng vấn sâu phải bao gồm một số chủ đề dựa trên hướng dẫn chi tiết, cho phép người phỏng vấn bao quát các lĩnh vực phù hợp với người được phỏng vấn.
- Tương tác: Người tiến hành phỏng vấn sâu cũng sẽ là người xử lý tài liệu được tạo ra trong cuộc phỏng vấn vì thế mà khi tương tác, người phỏng vấn đặt ra những câu hỏi ban đầu một cách tích cực, để người trả lời được khuyến khích và có hướng trả lời.
- Chuyên sâu: Nhiều kỹ thuật thăm dò được sử dụng trong phỏng vấn sâu để cuối cùng bạn có thể hiểu đúng về kết quả trả lời của người được hỏi. Người phỏng vấn phải biết cách đặt các câu hỏi theo trình tự để có góc nhìn sâu hơn và hiểu quan điểm của người tham gia.
- Tìm ra những ý tưởng mới: Thường xuyên tương tác với đối tượng mục tiêu của bạn tạo ra kiến thức mới. Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với khách hàng của mình, bạn sẽ tìm hiểu thêm về hành vi mua hàng, họ coi trọng tính chất nào của hàng hóa, giá cả, khi nào ra quyết định mua...
3. Tầm quan trọng của phỏng vấn sâu trong khai thác thông tin
Vì phỏng vấn sâu là cuộc trò chuyện trực tiếp, người phỏng vấn sẽ có đủ cơ hội để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của việc thích/ không thích một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhận thức hoặc niềm tin của người được hỏi. Về cơ bản, các câu hỏi nên là câu hỏi mở và cần được tùy chỉnh theo tình huống cụ thể. Người phỏng vấn cũng sẽ có cơ hội phát triển mối quan hệ với người tham gia để khiến họ cảm thấy thoải mái, đưa ra phản hồi trung thực. Bản thân người phỏng vấn phải chú ý đến chi tiết, chẳng hạn như biểu hiện và ngôn ngữ cơ thể để cuối cùng ghi nhận các dữ liệu định tính phong phú.
Với các cuộc khảo sát trực tuyến hay qua bảng hỏi đơn giản, người trả lời có thể vội vàng và qua loa nhưng, với phỏng vấn sâu thì nguy cơ này đã được loại trừ. Đó cũng là lý do mà hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng phỏng vấn sâu là một phương pháp tuyệt vời để thu hút dữ liệu. Phỏng vấn sâu nhằm mục đích khám phá các vấn đề cần có kết quả chi tiết, hướng đến dữ liệu ý nghĩa để công ty, tổ chức có cái nhìn chính xác cả về kinh nghiệm, cảm xúc và quan điểm của những người được phỏng vấn.
Đọc thêm: Lời chúc cho người đi phỏng vấn, chúc phỏng vấn tốt
4. Các bước thực hiện phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu
Quy trình phỏng vấn sâu bao gồm các bước cơ bản như:
- Có thông tin cần thiết về người trả lời và bối cảnh mà họ hoạt động.
- Lập kịch bản hoặc danh sách các chủ đề bạn muốn đề cập. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thêm các câu hỏi phụ khi cần.
- Lên lịch phỏng vấn dựa theo lịch trình, lựa chọn của người được hỏi.
- Đặt câu hỏi một cách tự tin và để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, để họ cũng tự tin và có thể trả lời cả câu hỏi khó một cách dễ dàng.
- Đặt thời lượng hợp lý để người được hỏi không bị quá tải.
- Quan sát và ghi chú lại các biểu hiện, cử chỉ của người được phỏng vấn.
- Khách quan, trung thực, tôn trọng người được hỏi trong suốt quá trình.
- Diễn giải các đoạn ghi âm phỏng vấn và xác minh với người được phỏng vấn.
Hướng dẫn cách thực hiện phỏng vấn sâu chuyên nghiệp
5. Ưu và nhược điểm của phỏng vấn sâu
5.1. Ưu điểm
- Tiếp cận và có được đáp án trong các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu cả về chủ đề nhạy cảm, không dễ trao đổi.
- Thu thập thông tin bổ sung qua câu hỏi phụ và quay lại các câu hỏi chính để hiểu rõ hơn về thái độ của những người tham gia.
- Lấy mẫu chính xác hơn so với các phương pháp thu thập dữ liệu khác.
- Theo dõi được những thay đổi trong giọng điệu và cách lựa chọn từ ngữ của những người tham gia.
- Không cần nhiều người tham gia vẫn có được thông tin hữu ích.
5.2. Nhược điểm của phỏng vấn sâu
- Tốn nhiều thời gian vì phải được sao chép, sắp xếp, phân tích chi tiết
- Nếu người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm, tổng thể quá trình sẽ bị ảnh hưởng
- Tốn kém hơn so với các phương pháp khác
- Những người tham gia phải được lựa chọn cẩn thận để tránh thiên vị.
Một cuộc phỏng vấn sâu nên tuân theo tất cả các bước của quy trình để thu thập dữ liệu chính xác, đầy đủ có ý nghĩa. Hy vọng các thông tin JobOKO chia sẻ sẽ hữu ích với bạn trong tổng hợp, phân tích và khai thác thông tin có được từ phỏng vấn sâu.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.