Làm gì để trở thành nhân viên văn phòng "đúng chuẩn"?
MỤC LỤC:
1. Luôn đúng giờ
2. Nói không với từ lóng
3. Ăn mặc lịch sự
4. Sẵn lòng giúp đỡ mọi người
5. Không "ngồi lê đôi mách"
6. Giữ thái độ tích cực
7. Có tinh thần trách nhiệm
8. Luôn bình tĩnh
9. Tôn trọng sự thật
Những yếu tố một nhân viên văn phòng chuyên nghiệp cần có
Điều gì giúp bạn trở thành nhân viên văn phòng chuyên nghiệp?
1. Luôn đúng giờ
Hãy chú ý đến giờ giấc. Vì khi đi làm hoặc đi họp trễ, bạn sẽ để lại ấn tượng xấu cho sếp và đồng nghiệp. Họ sẽ cho rằng bạn không coi trọng công việc và làm lãng phí thời gian của họ. Hãy đặt báo thức nếu bạn là người đãng trí. Đến sớm hơn giờ hẹn một vài phút sẽ giúp bạn có thời gian để chuẩn bị và bắt đầu công việc một cách thuận lợi hơn.
2. Nói không với từ lóng
Sẽ luôn có những ngày bạn cảm thấy thật tồi tệ và mệt mỏi. Khi đó, bạn có thể chỉ muốn chửi thề để giải tỏa áp lực. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được sử dụng từ lóng ở nơi làm việc. Cho dù bạn đang cho trò chuyện với đồng nghiệp, sếp hay khách hàng, chửi thề là việc không thể chấp nhận được. Nếu như bạn không thể chịu đựng được công việc hiện tại nữa, hãy cân nhắc tìm một công việc khác khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Đọc thêm: Quy tắc quản lý thời gian hiệu quả cho nhân viên văn phòng
3. Ăn mặc lịch sự
Một trong những điều mọi người luôn để ý ở bạn đó là cách bạn chọn trang phục. Cho dù bạn phải mặc đồng phục hay tự chọn, hãy luôn chọn những trang phục gọn gàng và sạch sẽ. Nếu áo sơ mi của bạn có nếp nhăn, hãy dành một vài phút trước khi đi làm để là phẳng nó. Như thế trông bạn sẽ chuyên nghiệp hơn. Bạn cũng không nên diện những chiếc váy ngắn hay áo hở lưng. Chúng phù hợp với những bữa tiệc hơn là văn phòng làm việc.
4. Sẵn lòng giúp đỡ mọi người
Nhân viên chuyên nghiệp là người luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Hãy chia sẻ công việc với đồng nghiệp của mình khi họ phải phụ trách quá nhiều mảng. Đừng ngại trao đổi kỹ năng chuyên môn cũng như bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bạn. Cùng nhau làm việc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Nhưng nếu như đồng nghiệp từ chối sự giúp đỡ của bạn, bạn cũng không cần phải suy nghĩ quá nhiều. Đôi khi chỉ đơn giản vì họ muốn làm việc một mình hơn là hợp tác với người khác.
Đọc thêm: Bí quyết tạo dựng mối quan hệ cho nhân viên văn phòng
Giúp đỡ đồng nghiệp cũng thể hiện được bạn là nhân viên văn phòng chuyên nghiệp
5. Không "ngồi lê đôi mách"
Chốn công sở đôi khi là nơi người ta đem chuyện của gia đình người khác ra bàn tán. Đó có thể là câu chuyện về anh A, chị B, em C,..., về những người trong công ty bao gồm cả sếp lớn. Nhưng hãy nhớ rằng, việc "ngồi lê đôi mách" không có gì tốt đẹp cả. Nói xấu người khác sẽ làm mọi người cảm thấy bạn thật nhỏ nhen.
Bạn có thể tán gẫu với đồng nghiệp của mình tuy nhiên hãy hạn chế việc chia sẻ quá nhiều với tất cả những người trong công ty. Hãy cẩn thận với những người bạn trò chuyện cùng. Vì biết đâu khi đang nói xấu ai đó, người nghe của bạn lại chính là người thân của họ. Bạn lại càng nên tránh làm việc này trước mặt khách hàng. Nếu bạn thật sự muốn tâm sự với ai đó, hãy chia sẻ với những người không có liên hệ gì đến công ty của bạn như mẹ, chị gái hoặc bạn thân.
6. Giữ thái độ tích cực
Mọi công việc đều có khó khăn và đôi khi chúng làm bạn nản chí. Bạn bắt đầu phàn nàn về mọi thứ mà không để ý đến ai nữa. Cho dù những điều bạn nói đều đúng, sếp của bạn cũng sẽ không hài lòng. Do đó, nếu như bạn không đồng tình với điều gì, đừng chỉ than thở, hãy tìm giải pháp và đưa kế hoạch cải thiện cụ thể. Thái độ tích cực sẽ tạo ra nguồn năng lượng giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả.
7. Có tinh thần trách nhiệm
Trong quá trình làm việc, ai cũng sẽ mắc phải những sai lầm. Điều quan trọng là bạn biết mình sai ở đâu và cố gắng tìm cách để sửa sai. Khi bạn phạm lỗi, đừng giấu giếm hay đổ lỗi cho người khác cho dù họ thật sự có liên quan đến sự việc. Thay vào đó, hãy can đảm chịu trách nhiệm và đảm bảo bản thân không lặp lại sai lầm.
Tinh thần trách nhiệm là điều mà nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Vì vậy, ứng viên đề cập bản thân có tinh thần trách nhiệm khi viết CV xin việc Nhân viên văn phòng sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Đọc thêm: Cách rèn luyện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
Một nhân viên văn phòng giỏi sẽ luôn có tinh thần trách nhiệm cao
8. Luôn bình tĩnh
Bất đồng quan điểm là điều không hiếm thấy ở nơi làm việc. Sẽ luôn tồn tại những vấn đề mà bạn và đồng nghiệp có quan điểm khác nhau. Song sẽ chẳng có ích gì nếu hai bên khăng khăng giữ ý kiến của mình. Hãy bình tĩnh thảo luận cùng nhau và tìm ra giải pháp tốt nhất.
Bạn cũng không nên nóng giận khi đối phương không chịu lắng nghe. Cho dù bạn tin rằng ý kiến của mình hoàn toàn hợp lý, đừng la hét, đập cửa hay làm bất cứ hành động gì quá đáng. Tất nhiên bạn cũng nên tránh đụng chạm. Nếu như không thể thuyết phục được người khác, bạn có thể tránh đi chỗ khác một chút để giảm bớt căng thẳng.
9. Tôn trọng sự thật
Nói dối luôn là một lựa chọn tồi tệ. Bạn không nên nói dối vì nó ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của bạn. Một khi sếp hay đồng nghiệp phát hiện ra sự thật, họ sẽ chẳng bao giờ tin bạn nữa.
Trên thực tế, để trở thành nhân viên văn phòng văn minh, lịch sự, chuyên nghiệp từ lời nói đến hình ảnh cũng không khó như bạn nghĩ đúng không? Chỉ với một số lưu ý nhỏ, bạn có thể phần nào thay đổi để phù hợp với từng môi trường và thật sự trở thành một người có tác phong đáng ngưỡng mộ, được đồng nghiệp và sếp quý mến, giúp đỡ.
Nói dối trong CV xin việc: Lỗi sai nghiêm trọng ứng viên mắc phải
Ngay cả khi đi phỏng vấn, bạn cũng không nên nói dối. Nếu bạn không đủ kinh nghiệm và trình độ, cho dù được nhận vào làm, bạn cũng có thể bị sa thải. Khi đó, hãy dùng những kinh nghiệm hay bằng cấp khác để thay thế cho những thiếu sót trong CV của bạn. Tham khảo những lỗi sai nói dối trong CV xin việc khi ứng tuyển để bạn có thể tránh mắc phải bởi nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, từ đó thấy được tầm quan trọng của sự trung thực trong công việc.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.