Xử đẹp đồng nghiệp chuyên đi mách lẻo, lan tin đồn xấu

11/07/2020 08:30
Đã xa rồi cái thời chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng nhiều người ở nơi làm việc lại cư xử chẳng khác gì cái thời "trẻ trâu" khi chuyên đi tán gẫu, tám chuyện, lan tin đồn hay nói xấu sau lưng đồng nghiệp. Thông qua đó, những câu chuyện bịa đặt (hoặc không rõ đúng sai hoặc đúng sự thực nhưng không tốt đẹp) về quản lý, về quyết định của công ty, về đồng nghiệp hay thậm chí là về chính bạn lan truyền nhanh chóng.
Ở bất cứ môi trường làm việc nào cũng luôn có niềm vui và cả những điều khó nói. Nếu bạn thấy mình đang là nhân vật chính của câu chuyện tán gẫu giờ giải lao hay thì thầm to nhỏ, một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn xử lý tình huống này trong tâm thế ngẩng cao đầu. Vậy làm sao để trị đồng nghiệp kiêu căng hay nói xấu tại nơi làm việc? Theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây nhé.
Cách ứng xử khi đồng nghiệp làm việc xấu

Cách xử đẹp đồng nghiệp chuyên đi mách lẻo

1. Xem thường chuyện bịa đặt

Nếu bạn biết chắc chắn chuyện mà họ nói là sai, hãy thẳng thắn đối diện với họ (câu chuyện bịa đặt của họ và cả những chàng cười khiếm nhã kia). Xem thường chuyện đó bằng cách nhìn nhận và châm trọc tin đồn đó ngu ngốc ra sao. Những kẻ bịa đặt tin đồn đó sẽ cảm thấy họ ngu ngốc thế nào thì lan truyền điều sai rành rành chẳng có chút thuyết phục như vậy.

2. Khống chế cảm xúc

Khi tin đồn hoặc chuyện bịa đặt mang tính công kích hay xúc phạm cá nhân, đừng bao giờ bảo vệ kẻ tung tin đồn. Đối chất với người đó một cách cởi mở, đừng vội tỏ ra khó chịu hay "ăn miếng trả miếng" để phát sinh xung đột không nên có. Đừng mãi canh cánh trong lòng chỉ vì lời đồn không đâu, nếu có thể hãy nói sự thật với mọi người để những tin đồn khác tự động biến mất. Nếu bạn không kiềm chế cảm xúc tốt, gây nên những tranh cãi không đáng có sẽ đến được tai quản lý và tất nhiên quản lý sẽ có những đánh giá nhất định về bạn.

3. Giao tiếp cởi mở với đồng nghiệp

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng làm quen và bắt chuyện với đồng nghiệp. Đây không phải xu nịnh và cởi mở không có nghĩa là nói ở bất cứ đâu và nói mọi thứ mình biết. Hãy lựa lúc thích hợp để trò chuyện và chỉ nên chia sẻ những chủ đề chung như sở thích, thói quen, v.v... Đừng để bị cô lập với đồng nghiệp khác vì một khi mọi thành viên trong nhóm hiểu biết về bạn nhiều hơn sẽ không có chỗ cho kẻ tung tin đồn rèm pha hoặc họ cũng sẽ e dè hơn.
Giao tiếp cởi mở với đồng nghiệp khác sẽ khiến người tung tin đồn e dè hơn

4. Nói không với "Ăn miếng trả miếng"

Đừng để mình từ nạn nhân biến thành kẻ tung tin đồn chỉ để "trả đũa" kẻ nói xấu sau lưng bạn, điều đó không những chẳng khiến bạn vui vẻ hơn mà còn làm tổn hại uy tin cá nhân của bạn, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc. Mục đích của kẻ lan tin đồn là làm bạn khó chịu, nếu điều đó không thể gây ảnh hưởng gì đến bạn thì tự kẻ đó cũng thấy hành động của mình thật nhàm chán. Hãy cứ làm những gì bạn cần làm, nói chuyện với đồng nghiệp thân thiết với bạn và đừng để tin đồn đó chi phối đến cảm xúc cá nhân và hiệu quả làm việc của mình.
Trên đây là những ứng xử mà bạn cần phải làm khi gặp phải trường hợp đồng nghiệp chuyên đi mách lẻo, lan tin đồn... Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều loại người nơi công sở như thô lỗ, xấu tính. Khi bị đồng nghiệp lăng mạ phải làm như thế nào cũng là điều nhiều người băn khoăn. Nếu những cách giải quyết của bạn ở tình huống cụ thể không thể tháo gỡ được tình hình thì bạn nên chuyển môi trường làm việc mới để tránh phải bận tâm những điều tốn thời gian. Chuẩn bị cho mình một lá đơn xin việc thật cuốn hút, nêu lên hết trình độ, năng lực cá nhân của bản thân bạn để nhanh chóng gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, mang tới cho bạn nhiều cơ hội việc làm hơn.
>> Các bạn ứng viên đang muốn tìm việc làm, truy cập ngay Joboko.com để nhận tin tuyển dụng việc làm nhanh nhất nhé.
>> Để lại ý kiến đánh giá bình luận nếu như bạn quan tâm tới nội dung này nhé
.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888