Việc làm nhân viên tiếp thị (3.737 việc)
- Chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai các kế hoạch marketing đã duyệt, bao gồm việc trực tiếp chịu trách nhiệm các kênh digital và social media như:
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm tốt
- Ngoài ra: Thêm 01 ngày nghỉ/tháng dành riêng cho nhân viên nữ
- Phối hợp với các thành viên trong phòng và các phòng khác để thực hiện yêu cầu từ cấp trên
- Đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch các hoạt động truyền thông -tiếp thị Marketing cho thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty
- Ưu tiên ứng viên có bằng lái xe Ô tô
- Lên ý tưởng, hợp tác với các đối tác tiếp thị triển khai Digital Marketing nhằm phát triển traffics trên website
- Yêu cầu ứng viên:
- Luôn cập nhật các xu hướng trong ngành Mẹ & Bé và các phương pháp hay nhất trong tiếp thị sản phẩm
- Chính sách mua hàng ưu đãi mua hàng nội bộ cho nhân viên
- Tư vấn & cung cấp các giải pháp tiếp thị liên kết, booking
- Nhân viên - Chuyên viên - Chuyên viên cao cấp - Chuyên gia - Chuyên gia cao cấp
- Phối hợp với bộ phận Sales để đảm bảo các chiếndịch tiếp thị đượctriển khai đồng nhất trên toàn bộ hệ thống cửa hàng
- Làm việc chặt chẽ với đội ngũ quản lý cửa hàng để tối ưu hoạt động tiếp thị, trưng bày, và khuyến mãi
- Tiếp nhận cuộc gọi vào VUS hoặc gọi điện cho khách hàng để tìm hiểu nhu cầu học Anh ngữ
- Theo dõi và ghi nhận nhu cầu của khách, theo dõi tình trạng khách cho đến khi khách đến cơ sở nhận tư vấn trực tiếp
- Hiểu biết về tiếp thị quảng cáo
- Ngành nghề:Tiếp thị / Marketing, Bán hàng / Kinh doanh, Y tế / Chăm sóc sức khỏe
- Cấp bậc:Nhân viên
- Kiến thức sâu rộng về các nguyên tắc tiếp thị, chiến lược thương hiệu và lập kế hoạch trên nền tảng số
- Hiểu biết sâu sắc về các kênh tiếp thị kỹ thuật số như Google Analytics, SEO, SEM và mạng xã hội
- The Digital Marketing Executive will be responsible for implementing and managing digital marketing campaigns to promote VUS (Vietnam USA Society English Centers).
- Note:Only contact candidates who meet the requirements of 2-3 years of experience as Digital Marketing Executive (Performance) + age from 25-35.
- Xây dựng và quản lý ngân sách tiếp thị
- Xây dựng và quản lý các tài liệu tiếp thị, bao gồm brochure, tờ rơi, website và các tài liệu khác
- Nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm Lighting để ra mắt thị trường
- Phân tích và hiểu rõ sản phẩm để xác định được giá trị cốt lõi và cách thức tiếp cận khách hàng
- Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhân viên và người thân gia đình
- Ưu tiên ứng viên từng làm việc trong lĩnh vực giáo dục, biết sử dụng các phần mềm thiết kế, chỉnh sửa video là lợi thế
- Dựa trên thông tin này, bạn có thể đề xuất chiến dịch tiếp thị phù hợp
- Theo dõi và đánh giá hiệu suất: Hỗ trợ trong việc theo dõi và đánh giá hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị
- 1/ Tham gia xây dựng và trực tiếp triển khai chiến lược/ Kế hoạch marketing cho Siêu thị
- 4/ Xây dựng chương trình và triển khai chương trình trưng bày hình ảnh, vật phẩm tiếp thị tại Siêu thị/ điểm bán
Xem tất cả: CÔNG TY TNHH MENAS tuyển dụng việc làm
- Quản lý ngân sách tiếp thị thương mại được phân công
- Quản lý và phát triển nhận diện thương hiệu được phụ trách, thông qua các ấn phẩm marketing, tài nguyên tiếp thị thương mại và quà tặng
- Cập nhật những xu hướng Digital Marketing mới trên thị trường và đề xuất giải pháp phát triển các kênh tiếp thị kỹ thuật số
- Có trên 01 năm kinh nghiệm trong tiếp thị kỹ thuật số, quảng cáo trực tuyến, quản lý thương hiệu, hoặc lĩnh vực tương đương
- Đam mê kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị và bán lẻ
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Nhân Viên Tiếp Thị · nhân viên tiếp thị bia · nhân viên tiếp thị sản phẩm · tiếp viên hàng không · nhân viên tiếp thực
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Nhân viên tiếp thị (Marketer) là trung gian, cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Họ là người giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng; giúp họ tiếp cận và tìm hiểu về sản phẩm đồng thời xây dựng quy trình để cung cấp sản phẩm cho khách hàng tiềm năng.
MỤC LỤC:
1. Vai trò của nhân viên tiếp thị đối với doanh nghiệp
2. Các vị trí việc làm nhân viên tiếp thị
3. Mức lương nhân viên tiếp thị
4. Tố chất cần có của nhân viên tiếp thị
5. Kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên tiếp thị
6. Người trẻ tuổi nhiều cơ hội xin việc nhân viên tiếp thị hơn?
7. Cơ hội việc làm và thăng chức của nhân viên tiếp thị
8. Nên thể hiện gì khi phỏng vấn nhân viên tiếp thị?
Ngày càng nhiều bạn trẻ theo đuổi việc làm nhân viên tiếp thị
Tìm hiểu công việc của nhân viên tiếp thị
1. Vai trò của nhân viên tiếp thị đối với doanh nghiệp
Nhân viên tiếp thị nói riêng và bộ phận tiếp thị, marketing nói chung đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Họ được coi là bộ mặt của công ty và đảm nhiệm công việc lên kế hoạch tiếp thị cho mọi sản phẩm. Họ cũng chính là những người tìm kiếm, tiếp cận và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng hoặc nhà đầu tư; đồng thời tạo nên một hình ảnh đẹp về thương hiệu công ty trong mắt người dùng.
Tùy theo từng công ty mà vai trò của nhân viên tiếp thị sẽ khác nhau, có thể bao gồm những công việc như:
- Tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.
- Thực hiện các chiến dịch tiếp thị sản phẩm.
- Lên kế hoạch quảng cáo và tiếp thị sản phẩm.
- Nghiên cứu khách hàng và thị trường.
- Giám sát công việc của đại lý, nhà phân phối sản phẩm.
- Tạo dựng hình ảnh sản phẩm trên các trang mạng xã hội.
- Sáng tạo nội dung, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website của công ty.
Đọc thêm: Ngành tiếp thị đang rất hot nhưng liệu có phát triển mạnh trong tương lai?
2. Các vị trí việc làm nhân viên tiếp thị
Nghề tiếp thị được chia làm hai lĩnh vực: tiếp thị truyền thống và tiếp thị trực tuyến (digital marketing). Mỗi khía cạnh lại có rất nhiều vị trí việc làm khác nhau, phù hợp với kỹ năng, tố chất và sở thích của từng người như:
- Nhân viên tiếp thị trực tiếp: Là người thực hiện công việc tìm kiếm khách hàng mới trực tiếp từ ngoài thị trường đồng thời giới thiệu với họ những sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khi làm công việc này, bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh và thương hiệu của công ty ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua trang phục, phong cách làm việc, thái độ phục vụ,...
- Nhân viên tiếp thị sản phẩm: Đối với mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ mới ra mắt, nhân viên tiếp thị sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm đưa nó đến với những người tiêu dùng thông qua các chương trình giới thiệu, định vị sản phẩm, sự kiện giảm giá, khuyến mại,...
- Nhân viên marketing: Là người xây dựng các kế hoạch tiếp thị sản phẩm nhằm đạt mục tiêu doanh số đã đề ra. Công việc của họ bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, lên kế hoạch ngân sách và thời gian tiếp thị cũng như quản lý đội ngũ nhân viên tiếp thị trực tiếp.
- Nhân viên truyền thông: Chịu trách nhiệm tìm kiếm cơ hội quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông, báo chí, mạng xã hội hoặc đóng vai trò là người phát ngôn của công ty.
- Nhân viên tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing Specialist): Là thuật ngữ chỉ một lĩnh vực nhỏ trong marketing. Nó bao gồm việc thực hiện các chiến lược tiếp thị, marketing online qua email, website, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội,...
- Nhân viên tiếp thị trên mạng xã hội (Social Medial Marketer): Xây dựng và duy trì hình ảnh công ty trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, ... đồng thời xây dựng các chiến lược tiếp thị nhằm thu hút khách hàng mới trên những nền tảng này thông qua các bài viết, phản hồi bình luận của khách hàng, quảng bá các sự kiện, chương trình giảm giá, tặng phiếu mua hàng,...
- Nhân viên content marketing: Soạn thảo và đăng tải nội dung dành cho một bộ phận khách hàng tiềm năng của công ty dưới dạng các bài viết, video, trò chơi, câu đố, đồ họa thông tin,... nhằm tăng traffic cho website của công ty, tăng cường nhận diện thương hiệu và nâng cao doanh số.
- Nhân viên SEO: Phát triển và thực hiện các chiến lược nhằm nâng cao thứ hạng của website công ty trên các công cụ tìm kiếm; nghiên cứu từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và lồng ghép vào nội dung của website để có cơ hội xuất hiện trong bảng kết quả tìm kiếm của khách hàng tiềm năng.
Việc làm nhân viên tiếp thị có những vị trí nào tuyển dụng?
3. Mức lương nhân viên tiếp thị
Mức lương nhân viên tiếp thị hiện nay dao động trong khoảng 3 - 15 triệu đồng/tháng, với mức trung bình từ 7,6 - 9 triệu đồng/tháng. Mức lương có sự khác biệt lớn như vậy là do yêu cầu thực tế công việc đối với từng vị trí khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn làm nhân viên tiếp thị trực tiếp thì thu nhập có thể sẽ không cao bằng những người làm nhân viên marketing online do tính chất công việc đơn giản hơn rất nhiều. Nhân viên tiếp thị trực tiếp sẽ làm việc theo kế hoạch đã đặt ra bởi nhân viên marketing. Họ thường phụ trách một khu vực nhất định và chỉ cần có một chút ngoại hình, kỹ năng giao tiếp tốt và am hiểu về sản phẩm. Trong khi đó, nhân viên marketing, marketing online sẽ phải thực hiện việc nghiên cứu thị trường, đối thủ, nguồn vốn và rất nhiều yếu tố khác để lên kế hoạch cụ thể, chi tiết.
Ngoài ra, thu nhập của nhân viên tiếp thị cũng được tính bằng năng suất làm việc thực tế. Một số vị trí (như tiếp thị bán hàng, tiếp thị sản phẩm,...) được trả lương cứng và nhận thêm hoa hồng. Số lượng sản phẩm bán được càng nhiều thì thu nhập lại càng cao.
Đọc thêm: Smarketing là gì? vai trò của sự tích hợp bán hàng và tiếp thị
4. Tố chất cần có của nhân viên tiếp thị
Để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nhân viên tiếp thị (cả truyền thống và trực tuyến) đều phải có những tố chất và kỹ năng nhất định để có thể sống với nghề.
4.1. Khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng
Hiểu được khách hàng đang khó khăn ở đâu và cần gì là chìa khóa giúp nhân viên tiếp thị phát triển những chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả. Khi lên kế hoạch cũng như khi tiếp xúc với khách hàng, bạn cần tìm hiểu các thông tin cơ bản như trình độ học vấn, tuổi tác, giới tính,...; giá trị của khách hàng và sản phẩm của bạn nhằm mục đích giải quyết vấn đề gì của họ. Từ đó, có thể hình thành các hướng tiếp cận khác nhau.
4.2. Kỹ năng kể chuyện
Công việc của nhân viên tiếp thị là sử dụng dữ liệu và các con số để sáng tạo nên những câu chuyện nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Công việc này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: qua các bài blog, video, sách báo và thậm chí là trò chuyện trực tiếp với khách hàng. Kỹ năng kể chuyện lôi cuốn sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng cũng như tạo dựng niềm tin và sự trung thành từ phía họ.
4.3. Sự sáng tạo
Sáng tạo là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với nhân viên tiếp thị, marketing. Sẽ có những lúc bạn cần phải thực hiện những công việc khác như lập kế hoạch thời gian làm việc, hoạch định ngân sách,... thay vì sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, đây không phải là nhiệm vụ chính. Tiếp thị về cơ bản là sáng tạo, tìm kiếm những ý tưởng, cách thức mới để tiếp cận khách hàng.
Ứng tuyển nhân viên tiếp thị bạn cần có kỹ năng gì?
4.4. Ham học hỏi
Cho dù bạn mới bước chân vào nghề hay đang trên đà phát triển thì sự thật là lĩnh vực tiếp thị, marketing đang thay đổi với tốc độ nhanh đến chóng mặt và đặt ra rất nhiều thách thức mới. Điều này đòi hỏi bạn phải thực sự ham học hỏi, thích tìm tòi cái mới và sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thách thức trong công việc.
4.5. Kỹ năng làm việc nhóm
Tiếp thị thành công không bao giờ được tạo nên bởi một cá nhân, đó là nỗ lực của cả một tập thể. Nói đơn giản như việc một công ty không thể tạo dựng hình ảnh thương hiệu nếu chỉ tập trung vào một khía cạnh tiếp thị truyền thống hoặc trực tuyến.
Một dự án tiếp thị đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nhân viên trong bộ phận và thậm chí là của nhiều bộ phận khác nhau, từ bộ phận kinh doanh cho tới tài chính, chăm sóc khách hàng, công nghệ công tin,... Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ này mà kết quả tạo ra cũng sẽ tuyệt vời hơn khi làm việc độc lập.
Đọc thêm: Cách cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, Teamwork hiệu quả
4.6. Khả năng thích ứng nhanh
Cho dù đó là với một dự án mới, khách hàng mới hay xu hướng mới, nhân viên tiếp thị bắt buộc phải có khả năng thích ứng nhanh thì mới có thể phát triển trong nghề. Các dự án tiếp thị có thể thay đổi từ tháng này qua tháng khác, phụ thuộc vào đối tượng khách hàng. Các xu hướng mới cũng liên tục xuất hiện và nếu không thể thích nghi, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.
5. Kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên tiếp thị
Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn tìm kiếm và tuyển dụng những nhân viên tiếp thị tài năng nhất:
5.1. Tuyển dụng ứng viên phù hợp nhất thay vì người có đủ kiến thức chuyên môn
Tuyển dụng một người chưa có nhiều kiến thức chuyên môn về tiếp thị nhưng có đầy đủ các tố chất cần thiết có thể dẫn đến một quy trình đào tạo dài hơi hơn nhưng đây cũng là một cách để tạo nên những điều mới mẻ cho đội ngũ nhân viên tiếp thị của công ty.
Những ứng viên này đôi khi sẽ có cái nhìn khác biệt hoặc một cách tiếp cận hoàn toàn mới so với những gì mà bộ phận marketing của công ty thường hay làm. Họ cũng có thể mang trong mình cái nhìn từ phương diện của khách hàng với chiến lược tiếp thị của công ty và có thể đề xuất những ý tưởng mới, phù hợp hơn.
5.2. Tạo nên sự khác biệt với những nhà tuyển dụng khác
Hiện nay, không chỉ có ứng viên mà nhà tuyển dụng cũng phải cạnh tranh để có thể thu hút ứng viên tiềm năng. Sử dụng chính thương hiệu của công ty mình để quảng cáo vị trí cần tuyển là một cách thức hiệu quả để thu hút những ứng viên chuyên nghiệp. Đồng thời, đừng quên thể hiện sự đề cao giá trị của nhân viên ngay trong bản tin tuyển dụng.
Tuyển dụng nhân viên tiếp thị có khó không?
5.3. Ra quyết định nhanh khi gặp được ứng viên phù hợp
Với vai trò là nhà tuyển dụng trong một chiến dịch tìm kiếm nhân tài, viễn cảnh lý tưởng nhất là bạn sẽ có thời gian để ngồi so sánh một số lượng ứng viên nhất định và đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, các công ty cần phải kết thúc quy trình tuyển dụng càng nhanh càng tốt, đặc biệt là khi gặp được ứng viên phù hợp. Lý do là bởi những ứng viên này có thể tìm việc làm nhân viên tiếp thị và ứng tuyển vào 2 - 3 công ty cùng lúc và nhận được nhiều lời mời làm việc khác nhau. Vì thế, nếu không quyết định nhanh chóng, bạn sẽ rất dễ để mất họ vào tay công ty đối thủ.
5.4. Xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp
Trong quá trình tuyển dụng, các công ty thường chỉ chú ý tới vấn đề lương, thưởng, nghỉ phép, du lịch, ... mà quên mất rằng quy trình tuyển dụng của mình còn quá phức tạp. Để thu hút và giữ chân nhân tài, bạn nên lược bỏ các bước rườm rà, không cần thiết trong quy trình tuyển dụng; đồng thời rút ngắn thời gian chờ của ứng viên. Thời gian chờ càng lâu (đặc biệt là từ khi nhận được lời mời làm việc chính thức cho tới ngày đi làm đầu tiên) thì khả năng ứng viên bỏ việc lại càng cao.
6. Người trẻ tuổi nhiều cơ hội xin việc nhân viên tiếp thị hơn?
Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp thường có xu hướng tuyển dụng nhân sự trẻ, đặc biệt là đối với các vị trí nhân viên tiếp thị, marketing, ... bởi tính chất công việc đòi hỏi sự năng động, sáng tạo. Họ cũng không ngần ngại chấp nhận mọi khó khăn, thử thách để chứng tỏ bản thân và để thăng tiến trong sự nghiệp.
Không có gì lạ khi những người đảm nhiệm các công việc tiếp thị, truyền thông thường là những người trẻ tuổi bởi họ nắm bắt các xu hướng tốt hơn và có nhiều ý tưởng độc đáo, mới mẻ hơn. Đây là điều cực kì cần thiết để tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.
7. Cơ hội việc làm và thăng chức của nhân viên tiếp thị
Lĩnh vực tiếp thị và marketing ngày càng phát triển mạnh mẽ khiến cho nhu cầu nhân lực vốn đã cao nay lại càng trở nên khan hiếm hơn. Các công ty vẫn sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong tương lai gần. Đây chính là cơ hội để các bạn trẻ năng động và đam mê marketing dấn thân và chứng tỏ năng lực của bản thân.
Quá trình tuyển dụng nhân viên tiếp thị cũng đã đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây. Thù lao cho những người làm công việc này cũng không ngừng tăng cao trong khi đó yêu cầu về trình độ chuyên môn đầu vào lại giảm đi đáng kể. Thay vì yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm về quản trị thương hiệu, copywriting, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm,.... các doanh nghiệp hiện nay chỉ yêu cầu ứng viên có kiến thức cơ bản về marketing và mọi kỹ năng cần thiết khác sẽ được đào tạo sau khi trúng tuyển.
Cũng có nhiều công ty chuyển sang sử dụng freelancer hoặc tư vấn viên thay vì tuyển dụng nhân viên tiếp thị chính thức, đặc biệt là trong các lĩnh vực như phân tích website hay sản xuất video. Điều này đã tạo cơ hội cho rất nhiều freelancer được tham gia vào các dự án tiếp thị chuyên nghiệp và thử thách bản thân trước khi quyết định dấn thân.
Bí quyết tìm việc làm nhân viên tiếp thị hiệu quả
8. Nên thể hiện gì khi phỏng vấn nhân viên tiếp thị?
Chuẩn bị trước khi đến phỏng vấn là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, những gì bạn thể hiện trong quá trình phỏng vấn còn quan trọng hơn gấp nhiều lần. Khi đến phỏng vấn, hãy quan sát xem bộ phận marketing của công ty đang làm việc như thế nào, phong cách trẻ trung thoải mái hay nghiêm túc, chuyên nghiệp. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh những câu trả lời của mình sao cho phù hợp hơn.
Trong quá trình phỏng vấn, hãy thể hiện sự sáng tạo của bản thân - một trong những tố chất quan trọng nhất khi làm nhân viên tiếp thị. Nếu bạn ứng tuyển nhân viên tiếp thị trực tiếp, hãy lấy các ví dụ về cách bạn tiếp cận với khách hàng. Nếu ứng tuyển nhân viên content marketing, hãy mang theo một bài viết hay video thể hiện rõ nét nhất sự sáng tạo của bạn. Thay vì trình bày về những gì bạn có thể làm được, hãy chứng minh bằng những ví dụ cụ thể.
Phỏng vấn nhân viên tiếp thị, bạn cần phải chứng minh được khả năng thay đổi cục diện tình huống của bản thân. Nếu như mới vào nghề, hãy đưa ra các ví dụ để chứng minh cho sự tự tin và kỹ năng giao tiếp tốt của bạn. Còn nếu như đã có kinh nghiệm làm việc, hãy chuẩn bị những ví dụ cụ thể để nhà tuyển dụng thấy được sự khác biệt của bạn so với những ứng viên khác.
Trang phục cũng sẽ giúp bạn nói lên rất nhiều về khả năng của bản thân. Nếu bạn phỏng vấn vào môi trường chuyên nghiệp, hãy chọn một bộ trang phục giúp bạn thể hiện điều đó. Nếu công ty khá linh hoạt về thời trang thì bạn cũng nên thể hiện một chút khả năng ăn mặc của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây là một buổi phỏng vấn xin việc và dù có thể nào thì trang phục vẫn phải phù hợp với môi trường công sở.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.