Việc làm kỹ sư kinh doanh (20.455 việc)
- Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trở lên ở vị trí Kỹ sư kinh doanh/Kỹ sư Dự Án/Kỹ sư thiết kế điện
- Kinh doanh thiết bị và giải pháp tự động hóa liên quan đến PLC, HMI, Servo, Biến tần, Robot, Scada, giải pháp chuyển đổi số, IOT
- Thực sự yêu thích và đam mê công việc kinh doanh
- Mức lương cứng (12-15tr) + Lương kinh doanh theo quy chế công ty
- Thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng và báo cáo cho Trưởng phòng kinh doanh
- Hoàn thành chỉ tiêu doanh số bán hàng được giao
- Khảo sát và hỗ trợ kỹ thuật:
- Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng các ngành Điện - Điện tử, Tự động hóa, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thông tin hoặc các ngành liên quan
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành cơ khí, kỹ thuật
- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm
- Công việc liên quan đến kinh doanh (lập báo giá, hợp đồng, dư báo số lượng hàng hóa, thăm khách hàng)
- Phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến kinh doanh
- Hỗ trợ các bạn Sales/ BDM làm báo giá, đặc tính kỹ thuật và tài liệu theo yêu cầu của
- Trao đổi, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng khi cần thiết
- Hỗ trợ các bạn Sales/ BDM làm báo giá, đặc tính kỹ thuật và tài liệu theo yêu cầu của khách hàng
- Trao đổi, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng khi cần thiết
Xem tất cả: CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NK tuyển dụng việc làm
- Có kinh nghiệm làm Kỹ Sư hoặc Kỹ sư Bán hàng-Sales Engineer
- Được tham gia trực tiếp vào các dự án lớn dưới sự dẫn dắt của các Kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm
- Kinh nghiệm: Có ít nhất 1 - 1, 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc bán hàng kỹ thuật
- Phát triển kinh doanh: Tìm kiếm và phát triển các cơ hội kinh doanh mới thông qua nghiên cứu thị trường, gặp gỡ khách hàng và đối tác
- Kinh nghiệm: > 5 năm kinh nghiệm Quản lý dự án hoặc Kỹ Thuật trong nhà máy Nhiệt điện
- Tự động hóa hoặc Kinh doanh
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh
- Tư vấn giải pháp công nghệ về các thiết bị điện Trung - Hạ thế công ty kinh doanh
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Introduce, advise and convince customers to use solutions:AHF harmonic detection equipment, PMS energy management system, power quality meter, Bess &Microgrid system.
- coordinating with the BD &Marketing Department to devise marketing strategies.
- Thực hiện kế hoạch kinh doanh và các công việc theo sự phân công của quản lý
- Nam/nữ, Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kỹ thuật
- Có kinh nghiệm từ 1 năm, yêu thích Kỹ sư Bán hàng-Sales Engineer
- Làm việc cùng đội ngũ Kỹ sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực
Xem tất cả: Việc làm tại Hải Phòng
- Ưu tiên: Yêu thích kinh doanh và có Kinh nghiệm về Kinh doanh Automation
- Giải đáp và tư vấn hỗ trợ những vấn đề về kỹ thuật và giải pháp cho khách hàng
Xem tất cả: Việc làm tại Hải Phòng
- Mảng kinh doanh về hệ thống:
- Thực hiện và triển khai các kế hoạch kinh doanh của công ty
- Phụ trách kinh doanh khu vực được phân công
- Hỗ trợ và cung cấp hoạt động của đội ngũ kinh doanh tại khu vực được phân công
- Chiller System, Kỹ năng giao tiếp, Quản Lý Kênh Phân Phối, Kinh nghiệm VRF, Kỹ năng giao tiếp
- Tư vấn giải pháp kỹ thuật cho khách hàng (Tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu cơ điện)
- Ngành nghề: Bán hàng /Kinh doanh, Cơ khí / Ô tô / Tự động hóa, Điện / Điện tử / Điện lạnh
- Chào giá và lên phương án kỹ thuật phù hợp
Xem tất cả: VIỆT AN GROUP tuyển dụng việc làm
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Kỹ Sư Kinh Doanh · Kỹ Sư Kinh Tế Xây Dựng · Nhân Viên Kinh Doanh Kỹ Thuật · Kỹ Sư Nông Nghiệp · Kỹ Sư Bảo Trì
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Kỹ sư kinh doanh (Business Engineer) có thể hiểu đơn giản là những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ đồng thời có kiến thức chuyên môn sâu rộng về quản trị kinh doanh. Họ là người vừa nhạy bén trong kinh doanh lại có tố chất làm kỹ thuật; vừa am hiểu các mô hình kinh doanh phức tạp lại có khả năng đưa ra các giải pháp tiềm năng đáp ứng cả hai khía cạnh trên.
MỤC LỤC:
I. Kỹ sư kinh doanh là gì?
II. Công việc kỹ sư kinh doanh là làm gì?
III. Yêu cầu về kỹ năng đối với kỹ sư kinh doanh
IV. Những bằng cấp, kinh nghiệm kỹ sư kinh doanh cần có
V. Thu nhập của kỹ sư kinh doanh cao hay thấp?
VI. Triển vọng nghề nghiệp, việc làm của kỹ sư kinh doanh
VII. Kinh nghiệm xin việc làm kỹ sư kinh doanh
VIII. Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư kinh doanh
Tìm việc làm kỹ sư kinh doanh cần lưu ý điều gì?
I. Kỹ sư kinh doanh là gì?
Kỹ sư kinh doanh là chức danh kết hợp giữa một doanh nhân và một kỹ sư. Họ là người vừa am hiểu các hoạt động kinh doanh từ tầm vĩ mô tới vi mô lại có kiến thức chuyên môn sâu rộng về các từng khía cạnh kỹ thuật và có khả năng đưa ra các giải pháp công nghệ dựa trên một vài yếu tố cốt lõi như mô hình kinh doanh, hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, công nghệ và quy trình xử lý thông tin, sự tương giác giữa con người với công nghệ trong các doanh nghiệp,...
Kỹ sư kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các công ty. Sự phát triển của công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tích hợp các sản phẩm, giải pháp công nghệ vào quy trình kinh doanh cũng như kết hợp giữa mô hình kinh doanh hiện đại và truyền thống đã trở thành một yếu tố bắt buộc đối với các tổ chức nếu như muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Kỹ sư kinh doanh cũng có thể hiểu là một người đóng vai trò quản lý, đưa ra các quyết định quan trọng cho công ty dựa trên dữ liệu định lượng; phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề còn mơ hồ và đưa ra giải pháp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Họ có thể làm việc trong bộ phận kinh doanh hoặc kỹ thuật của một công ty.
Công việc kỹ sư kinh doanh có thể chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ hơn như kỹ sư phát triển kinh doanh (Business Development Engineer), kỹ sư BI (Business Intelligence Engineer), kỹ sư BP (Business Process Engineer), ....
Đọc thêm: Dân kinh doanh làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi mang tên áp lực?
II. Công việc kỹ sư kinh doanh là làm gì?
Công việc của kỹ sư kinh doanh thường bao gồm:
- Làm việc với khách hàng hoặc cố vấn cho Account Manager để cung cấp các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và chiến lược kinh doanh.
- Vận dụng vốn kiến thức về phân tích tài chính để xác định cơ hội phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Phối hợp thực hiện các hoạt động và dự án nội bộ hoặc phục vụ khách hàng.
- Hỗ trợ, đào tạo nhân viên công ty kiến thức liên quan đến công nghệ, thương mại và định hướng thị trường.
- Trực tiếp đàm phán với đối tác về các dự án kỹ thuật cần triển khai.
- Quản lý chất lượng các dự án và việc vận dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật vào quy trình kinh doanh.
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh để phát triển và triển khai các giải pháp tự động hóa quy trình, cấu trúc dữ liệu, ... nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Những công việc kỹ sư kinh doanh thường làm
III. Yêu cầu về kỹ năng đối với kỹ sư kinh doanh
Để trở thành một kỹ sư kinh doanh, trước hết, bạn cần phải có đầy đủ các kỹ năng để trở thành một kỹ sư giỏi. Mỗi ngành nghề, công việc kỹ sư lại cần phải có những yêu cầu cụ thể khác nhau. Bên cạnh nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, có những kỹ năng cốt lõi mà kỹ sư nào cũng cần phải có như:
- Nhạy bén với công nghệ, kỹ thuật mới trong lĩnh vực mà mình theo đuổi.
- Kỹ năng tính toán.
- Tư duy logic và khả năng xử lý vấn đề.
- Kỹ năng quản lý và giao tiếp tốt.
- Kỹ năng đàm phán.
- Sự quyết đoán.
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn thì kỹ năng mềm cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các kỹ sư kinh doanh. Ví dụ như khi đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong công ty, họ cần phải có kỹ năng quản lý con người, quản lý dự án, hoạch định ngân sách,...
Do đó, một kỹ sư kinh doanh giỏi cần phải có đầy đủ các kỹ năng như:
1. Kỹ năng quản lý tài chính
Kỹ năng quản lý tài chính là cực kỳ quan trọng đối với một người kỹ sư kinh doanh; giúp họ hoạch định và kiểm soát chi phí cho các dự án cụ thể cũng như tính toán hiệu quả kinh tế của những dự án này đối với doanh thu của cả công ty. Kỹ sư kinh doanh thường sẽ phải phối hợp với bộ phận tài chính để hoạch định ngân sách và giám sát chi phí.
2. Biết tạo dựng và nắm bắt cơ hội
Những người kỹ sư muốn thành công trong kinh doanh cần phải có kỹ năng tạo dựng và nắm bắt cơ hội. Họ cần phải nhận biết được những kiến thức về kỹ thuật mà mình có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh nào nhất, đâu là môi trường để họ phát triển hay là các giải pháp mà họ sáng tạo nên thích hợp với mô hình doanh nghiệp như thế nào,... Từ đó, họ có thể lựa chọn đối tác tiềm năng hoặc đơn giản là chọn một công ty sẽ mang đến cơ hội tốt nhất để họ phát triển sự nghiệp của mình.
3. Kỹ năng đàm phán
Kỹ sư kinh doanh không làm việc độc lập mà sẽ phối hợp với nhiều bộ phận khác nhau trong công ty để cùng hoàn thành một mục tiêu chung. Tuy nhiên, khi càng có nhiều người tham gia vào một quy trình thì mọi việc sẽ càng trở nên phức tạp nếu như không có kỹ năng làm việc nhóm và đàm phán tốt.
Kỹ năng đàm phán cũng sẽ giúp những người kỹ sư kinh doanh thuyết phục khách hàng hay cấp trên, đồng nghiệp về tính khả thi của giải pháp, ý tưởng của mình. Để làm được điều này, họ cần phải hiểu rõ mục tiêu chung của công ty, xây dựng niềm tin và sự tin cậy đối với các bên liên quan và dần dần thuyết phục họ thông qua các cuộc họp hay các buổi trò chuyện, đàm phán.
Đọc thêm: Các bước giúp nâng cao kỹ năng đàm phán
Yêu cầu về kỹ năng đối với kỹ sư kinh doanh
4. Kỹ năng giao tiếp tốt
Những kiến thức, thông tin liên quan đến kỹ thuật không phải lúc nào cũng dễ hiểu đối với những người không có chuyên môn về lĩnh vực này. Do đó, người kỹ sư kinh doanh cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng truyền đạt các thông tin về kỹ thuật, công nghệ đến các bộ phận khác trong công ty một cách rõ ràng, mạch lạc với những từ ngữ đơn giản mà vẫn đảm bảo tính chính xác.
5. Sự sáng tạo
Công việc của kỹ sư vốn xoay quanh việc phát triển giải pháp để giải quyết các vấn đề phức tạp. Khi đó, nếu thiếu đi sự sáng tạo, họ sẽ rất dễ rơi vào bế tắc hoặc đi sai hướng. Những kỹ sư kinh doanh có tầm nhìn xa trông rộng, tư duy sáng tạo và có thể trực quan hóa giải pháp tiềm năng để xử lý cho các vấn đề mà mình gặp phải chắn sẽ thành công.
IV. Những bằng cấp, kinh nghiệm kỹ sư kinh doanh cần có
Muốn tìm việc làm kỹ sư kinh doanh, bạn cần phải tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành công nghệ, kỹ thuật đồng thời chứng minh được tố chất kinh doanh của bản thân. Ứng viên có bằng cấp về kinh doanh là một lợi thế; tuy nhiên, đây không phải là điều kiện bắt buộc. Công việc chính của họ là cung cấp các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho chiến lược kinh doanh của công ty. Vì thế, chuyên môn về kỹ thuật mới là ưu tiên hàng đầu.
Ngoài ra, hầu hết nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên cho vị trí này phải có từ 1 - 3 năm kinh nghiệm trở lên làm việc kỹ sư bán hàng hoặc trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Khi đó, họ mới thực sự hiểu rõ những công việc cần làm, khó khăn cần giải quyết và những thách thức đang chờ đợi phía trước để đưa ra những giải pháp công nghệ phù hợp nhất.
V. Thu nhập của kỹ sư kinh doanh cao hay thấp?
Tại Việt Nam, thu nhập của kỹ sư kinh doanh dao động trong khoảng 6 - 25 triệu đồng/tháng, trung bình 11,3 triệu đồng/tháng, thấp nhất 4 triệu và cao nhất là 30 triệu đồng/tháng tùy năng lực, trình độ và kinh nghiệm của ứng viên. Đối với những người có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm thì mức thu nhập phổ biến trong khoảng 10 - 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như cơ cấu lương, thưởng và quy mô, hình thức hoạt động của công ty. Có những đơn vị trả lương kỹ sư kinh doanh bằng lương cứng và tiền hoa hồng dựa trên những giải pháp mà họ cung cấp cho khách hàng. Những công ty khác lại trả lương cố định và kèm phụ cấp.
Ở nước ngoài, thu nhập của kỹ sư kinh doanh trung bình đạt 67,429 USD/năm (khoảng 1,5 tỷ đồng/năm), dao động trong khoảng 35,479 - 83,845 USD/năm, tương đương với khoảng 800 - 1,9 tỷ đồng/năm. Khi làm việc cho các tập đoàn lớn như eBay hay Facebook thì mức lương cơ bản đã có thể lên đến 117,000 - 140,000 USD/năm (2,5 - 3,2 tỷ đồng/năm).
VI. Triển vọng nghề nghiệp, việc làm của kỹ sư kinh doanh
Kỹ sư kinh doanh là một nghề chưa thực sự phổ biến nhưng lại có cơ hội nghề nghiệp và triển vọng phát triển mạnh tại Việt Nam. Đây được coi là một trong những công việc lý tưởng nhất trong thời điểm mà bất cứ doanh nghiệp nào, dù ở quy mô và tầm hoạt động như thế nào đi chăng nữa thì cũng cần phải có những giải pháp kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả.
Kỹ sư kinh doanh cũng có thể làm việc trong rất nhiều ngành nghề khác nhau như các công ty thương mại, dịch vụ; doanh nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa hoặc là một công ty chuyên cung cấp giải pháp công nghệ cho đối tác bên ngoài. Không chỉ với các công ty trong nước mà cả các công ty nước ngoài cũng không ngừng tìm kiếm nhân tài tại Việt Nam. Những người có chuyên môn kỹ thuật tốt lại mang trong mình tố chất kinh doanh không nhiều. Vì thế, nếu như bạn chứng minh được hai điểm mạnh này của bản thân, bạn chắc chắn sẽ được các nhà tuyển dụng săn đón.
Cơ hội việc làm của kỹ sư kinh doanh ra sao?
VII. Kinh nghiệm xin việc làm kỹ sư kinh doanh
Để ứng tuyển vào vị trí kỹ sư kinh doanh thì kiến thức chuyên môn về kỹ thuật là điều không thể thiếu. Vì vậy, trước khi đi xin việc làm, hãy chắc chắn về vốn kiến thức chuyên môn mà mình đang có. Nếu như những kiến thức đó là chưa đủ để bạn bước chân vào lĩnh vực mà mình yêu thích thì đừng ngần ngại đăng kí học thêm một khóa học, đọc thêm nhiều sách báo, học hỏi từ bạn bè, ...
Khía cạnh kinh doanh trong nghề kỹ sư thường được nhắc đến như một tố chất. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và tích lũy thêm kinh nghiệm kinh doanh bằng nhiều cách thức khác nhau. Tố chất chỉ là một điều kiện đủ, bạn còn phải đáp ứng rất nhiều điều kiện cần khác mới có thể thành công.
Ngoài ra, khi ứng tuyển kỹ sư kinh doanh, bạn cần phải lưu ý:
- Khẳng định vốn kiến thức chuyên môn về kỹ thuật của bản thân trong CV và trong quá trình phỏng vấn.
- Làm nổi bật các kỹ năng về kinh doanh như quản lý tài chính, nắm bắt cơ hội, kỹ năng đàm phán với đối tác,...
- Thành tích chính là điểm mấu chốt để bạn "hạ gục" trái tim nhà tuyển dụng.
- Các ví dụ cụ thể về kinh nghiệm làm việc có tính thuyết phục cao hơn là những thông tin gạch đầu dòng chung chung.
VIII. Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư kinh doanh
Dưới đây là một vài câu hỏi phỏng vấn kỹ sư kinh doanh phổ biến nhất giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và tự tin hơn trong buổi phỏng vấn sắp tới:
- Hãy mô tả lại một dự án kỹ thuật cụ thể mà bạn đã từng tham gia? Vai trò của bạn trong dự án đó là gì? Bạn đã học được gì qua đó?
- Bạn sẽ làm gì khi không đồng tình với quan điểm của một kỹ sư kinh doanh khác? Bạn sẽ thể hiện ý kiến của mình hay giữ im lặng?
- Thành tích khiến bạn tự hào nhất trong quãng thời gian làm kỹ sư kinh doanh là gì?
- Theo bạn, làm việc nhóm đối với kỹ sư kinh doanh có những thuận lợi, bất lợi nào?
- Thách thức lớn nhất mà bạn gặp phải khi làm nhân viên kinh doanh là gì? Bạn đã đối mặt với nó như thế nào?
- Mục tiêu của bạn khi ứng tuyển vào vị trí kỹ sư kinh doanh này là gì?
- Chia sẻ một vài kinh nghiệm của bạn khi làm kỹ sư kinh doanh.
- Hãy chia sẻ một ví dụ để chứng minh cho tố chất kinh doanh của bạn.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của JOBOKO.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc kỹ sư kinh doanh. Đây là một ngành nghề chưa thực sự phổ biến nhưng có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai và mức thu nhập cũng khá ổn định, đặc biệt phù hợp với những bạn trẻ năng động và ham học hỏi.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.