Việc làm quản lý sản phẩm (10.243 việc)
- Có kiến thức chuyên môn sau rộng về thị trường dược mỹ phẩm cũng như có mối quan hệ tốt với các phòng ban quản lý dược
- Đóng vai trò là chuyên gia về dữ liệu/báo cáo trong các dự án triển khai hệ thống lớn như Quản lý hợp đồng, thương thảo giá, vận chuyển
- Vị trí làm việc: Phòng Quản lý sản phẩm - Trung tâm Quản lý dịch vụ Trung gian thanh toán
- Nghiên cứu và phối hợp xây dựng tính năng phần mềm sản phẩm dịch vụ trung gian thanh toán mới
- Phát triển và quản lý danh mục sản phẩm thuộc ngành hàng thú cưng trên các kênh bán hàng của công ty (cửa hàng offline, thương mại điện tử)
- Theo dõi, phân tích và báo cáo hiệu quả kinh doanh của từng sản phẩm, đề xuất các giải pháp cải tiến
- Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý doanh thu và lợi nhuận các sản phẩm được giao quản lý
- cải tiến, điều chỉnh các sản phẩm hiện hữu cho các sản phẩm SP Loan và BĐS thuộc phòng sản phẩm
- Nghiên cứu và phối hợp xây dựng tính năng phần mềm sản phẩm dịch vụ trung gian thanh toán mới
- Xây dựng tài liệu yêu cầu sản phẩm, tài liệu theo dõi sản phẩm dịch vụ trong quá trình vận hành và nâng cấp
Xem tất cả: Việc làm tại Hà Nội
- Đề xuất các kế hoạch xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm
- Báo cáo tổng kết/đánh giá các sản phẩm phụ trách
- Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý doanh thu và lợi nhuận các sản phẩm tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ và dịch vụ thu phí
- Giám đốc Trung tâm Quản lý kinh doanh khách hàng trung lưu và sản phẩm huy động vốn
- Xây dựng, điều chỉnh Bảng giá Sản phẩm Bất động sản
- Phối hợp với các phòng ban xây dựng, quản lý Master Plan các dự án Bất động sản
Xem tất cả: Tập đoàn Flamingo tuyển dụng việc làm
- Xác định tính năng và chức năng sản phẩm, giám sát quá trình phát triển sản phẩm: Xây dựng roadmap lộ trình phát triển của sản phẩm
- Chủ trì quá trình khảo sát phân tích, thiết kế, xây dựng sản phẩm
- Quản lý sản phẩm, bảng hàng của công ty, bao gồm:
- Hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến sản phẩm, giải đáp thắc mắc của NVKD
- Bảo hiểm, Ngân hàng.
- Hạn chót nhận hồ Sơ.
- Quản lý danh mục sản phẩm bảo hiểm Phi Nhân thọ
- Phát triển sản phẩm
- Chuyên viên cao cấp Quản lý sản phẩm số - Trung tâm Ngân hàng số
- Nghiên cứu, tham mưu và mô tả chuyên sâu về nghiệp vụ tác nghiệp cho các sản phẩm, dịch vụ số
- Chủ trì quản lý sản phẩm, theo dõi đánh giá và báo cáo hiệu quả kinh doanh từng sản phẩm được giao phụ trách
- Hiểu biết và có kiến thức kiểm định sản phẩm, kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ CNTT
- Tối thiểu 02 năm kinh nghiệm về vận hành dịch vụ hệ thống Ngân hàng điện tử hoặc Quản lý, phát triển sản phẩm Ngân hàng điện tử
- Thực hiện Đề xuất, xây dựng các sản phẩm dịch vụ Onboaridng/ eKYC/Lending/ Saving/Card/Transaction
- Chịu trách nhiệm chính nghiên cứu, xây dựng, phát triển và quản lý danh mục E2E các sản phẩm thấu chi
- Chịu trách nhiệm quản lý chính sách giá sản phẩm thấu chi thuộc phạm vi phụ trách cho tất cả các phân khúc
- Quản lý sản phẩm theo sự phân công
- Quản lý sản phẩm hiện tại
- Có kinh nghiệm chuyển sâu về Quản lý sản phẩm phần cứng/quản lý sản xuất từ trên 3 năm
- Phối hợp với các đội chuyên môn xây dựng quy trình phát triển dự án sản phẩm phần cứng & phần mềm IoT
- Hiện nay, Phương Đông cần tuyển Chuyên viên Quản lý sản phẩm tại Hà Nội cho các ngành hàng:
- Quản lý sản phẩm và các công việc chuẩn bị tài liệu để đăng ký sản phẩm
Xem tất cả: TẬP ĐOÀN Y TẾ PHƯƠNG ĐÔNG tuyển dụng việc làm
- Quản lý, cập nhật và báo cáo thông tin dự án với Trưởng phòng, Ban giám đốc và PM của hãng trong ngành hàng mình quản lý
- Hỗ trợ đào tạo sản phẩm cho các hệ thống đại lý và đối tác của công ty
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Quản Lý Sản Phẩm · chuyên viên quản lý sản phẩm · Quản Lý Sản Xuất · quản lý kho thành phẩm · quản lý xưởng sản xuất
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Quản lý sản phẩm thường được coi là người trung gian giữa công ty và khách hàng, giúp đảm bảo mọi sản phẩm mang tới người dùng đều đạt chất lượng tốt nhất. Nhân viên quản lý sản phẩm có thể làm việc hoặc theo nhóm, đóng vai trò quan trọng trong đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp.
MỤC LỤC:
I. Tầm quan trọng của quản lý sản phẩm
II. Quản lý sản phẩm là làm gì?
III. Những kỹ năng quản lý sản phẩm cần có
IV. Làm thế nào để trở thành quản lý sản phẩm giỏi?
V. Quản lý sản phẩm có cần bằng cấp gì không?
VI. Mức lương của quản lý sản phẩm
VII. Quy trình quản lý sản phẩm chuẩn
VIII. Các vị trí việc làm quản lý sản phẩm
IX. Cơ hội nghề nghiệp của quản lý sản phẩm
Quản lý sản phẩm là việc làm nhiều bạn trẻ theo đuổi
Tìm hiểu công việc của quản lý sản phẩm
I. Tầm quan trọng của quản lý sản phẩm
1. Định hướng tiếp cận thị trường tiềm năng
Quản lý sản phẩm hướng công ty mình tập trung theo định hướng thị trường, tức là ưu tiêu xác định nhu cầu người dùng và cung cấp các sản phẩm đáp ứng được những mong muốn đó. Nếu được áp dụng hiệu quả, phương pháp tiếp cận theo định hướng thị trường sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh lâu dài, bền vững, lợi nhuận cao.
2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh
Chính nhờ cách tiếp cận định hướng thị trường mà các nhà quản lý sản phẩm có thể tiết kiệm thời gian, chỉ tập trung vào sản xuất những sản phẩm chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng, chiếm ưu thế trên thị trường và mang lại lợi nhuận cao.
Nói cách khác, điều này sẽ giúp xác định rõ trọng tâm của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp, cho phép tập trung thời gian và nguồn nhân lực vào các sản phẩm có khả năng thành công cao, thay vì dàn trải quá nhiều dự án không chắc sẽ đem lại lợi nhuận.
Đọc thêm: Quản lý chất lượng là gì? Vai trò của quản lý chất lượng
II. Quản lý sản phẩm là làm gì?
Quản lý sản phẩm là một thuật ngữ khá rộng, bao gồm nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tùy vào đặc thù của từng ngành nghề mà mỗi công ty lại có những chính sách và yêu cầu riêng đối với bộ phận quản lý sản phẩm.
Tuy nhiên, dù có làm việc trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì họ cũng sẽ phải đảm nhiệm những công việc như:
- Phân tích thị trường, xác định điều kiện cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ của công ty
- Chia sẻ quan điểm và tầm nhìn về tiềm năng sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng
- Xây dựng kế hoạch hoàn thiện, quản lý vòng đời sản phẩm và đề xuất lên cấp trên để có những quyết định mang tính chiến lược.
- Đánh giá mức độ hài lòng của người dùng để không ngừng tối ưu hóa sản phẩm, mang về lợi nhuận cao nhất.
Với mục tiêu luôn đặt thành công của sản phẩm lên làm ưu tiên hàng đầu, quản lý sản phẩm sẽ xây dựng kế hoạch phát triển và hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty như Marketing, Sales, Thiết kế và Kỹ thuật để biến những ý tưởng, mục tiêu thành hiện thực nhanh nhất có thể.
Công việc của quản lý sản phẩm là làm gì?
III. Những kỹ năng quản lý sản phẩm cần có
Nhân viên quản lý sản phẩm muốn hoàn thành tốt công việc của mình cần phải đảm bảo những kỹ năng như:
1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường
Với nhiệm vụ phải xác định rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng và biến những dữ liệu đó thành cơ sở để phát triển sản phẩm, quản lý sản phẩm cần thành thạo kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường, bao gồm cả số liệu thực tế, dự đoán xu hướng trong tương lai, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, .... Từ đó, nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro để nâng cao khả năng thành công.
Đọc thêm: Cách nâng cao kỹ năng khảo sát, nghiên cứu hiệu quả
2. Tư duy kinh doanh
Quản lý sản phẩm cần có tư duy và kiến thức kinh doanh cơ bản để tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả công việc. Chẳng hạn, trong quá trình xây dựng chiến lược, bạn sẽ phải nắm rõ lợi nhuận, ngân sách, dòng tiền hay tình trạng lãi - lỗ để có thể đưa ra định hướng và những bước đi đúng đắn.
3. Tư duy chiến lược
Từ giai đoạn lên ý tưởng cho đến khi tung ra sản phẩm mới, quản lý sản phẩm cần phải nắm rõ đâu là thời điểm thích hợp để ra mắt, đối tượng khách hàng mục tiêu là những ai, tiếp cận trên những kênh nào, quản lý ra sao, lợi nhuận dự kiến là bao nhiêu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có giải quyết vấn đề, quản lý rủi ro, định hướng mục tiêu, v.v.
4. Kỹ năng marketing
Quản lý sản phẩm có trách nhiệm đưa sản phẩm tiếp cận được với người dùng nhiều nhất có thể. Chính vì vậy, kỹ năng marketing, bao gồm lập kế hoạch và trực tiếp thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng bá trên các kênh khác nhau như Facebook, báo chí, email marketing, .... là vô cùng quan trọng. Quản lý sản phẩm cũng phải hết sức nhạy bén và thích ứng nhanh chóng với các xu hướng marketing mới cũng như sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, chiến lược phát triển và định giá sản phẩm.
5. Kỹ năng giao tiếp tốt
Bằng nhiều hình thức, từ thuyết trình, làm việc nhóm cho đến tư vấn khách hàng, ... nếu không thành thạo kỹ năng giao tiếp, quản lý sản phẩm sẽ không thể truyền đạt ý kiến cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Những kỹ năng quản lý sản phẩm cần có
IV. Làm thế nào để trở thành quản lý sản phẩm giỏi?
Nếu bạn cũng đang ấp ủ dự định trở thành một quản lý sản phẩm chuyên nghiệp, hãy cân nhắc những lời khuyên dưới đây:
- Học hỏi từ người có kinh nghiệm: Xây dựng mối quan hệ và xin tư vấn từ những người đi trước sẽ cho bạn nhiều bài học quý giá, tránh đi vào "vết xe đổ" đáng tiếc.
- Luôn lắng nghe: Với đặc thù công việc cần giao tiếp thường xuyên với khách hàng, hãy luôn chủ động lắng nghe để nắm rõ mong muốn của họ, từ đó có được những thông tin quý báu.
- Tận tâm, nhiệt tình: Hãy cẩn thận trong từng hành động và lời nói, dù là vô tình hay cố ý, những người bị phớt lờ sẽ nghĩ bạn là người vô tổ chức, thiếu chuyên nghiệp, thậm chí là thô lỗ. Không chỉ thế, uy tín của công ty cũng như sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
- Không ngừng học hỏi, nắm bắt xu hướng mới trong nghề: Vì nhu cầu người dùng và bối cảnh thị trường liên tục biến động, bạn cần phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày để thích ứng với mọi thay đổi có thể xảy ra.
Đọc thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng lắng nghe hữu ích, hiệu quả
V. Quản lý sản phẩm có cần bằng cấp gì không?
Quản lý sản phẩm cần phải có bằng Cử nhân trở lên các. Tùy vào từng ngành nghề mà nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên phải có chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành quản lý sản phẩm dược thì bạn cần phải có bằng tốt nghiệp Đại học Y Dược trở lên. Ngược lại, quản lý sản phẩm công nghệ thường có bằng Cử nhân các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật máy tính, ... Cũng có những người tốt nghiệp các chuyên ngành về Marketing, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, ... và trở thành quản lý sản phẩm chuyên nghiệp.
Yêu cầu về bằng cấp đối với quản lý sản phẩm
VI. Mức lương của quản lý sản phẩm
Tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm, yêu cầu công việc và lĩnh vực, ngành nghề cụ thể mà mức lương trung bình của một nhà quản lý sản phẩm có thể dao động ít nhiều. Nhưng nhìn chung, đây là vị trí có mức lương khá hấp dẫn, phổ biến trong khoảng 11 - 16 triệu đồng/tháng, cao nhất có thể lên đến 25 triệu đồng/tháng.
Nhà tuyển dụng cũng sẽ cân nhắc đến các yếu tố như thâm niên làm việc, độ dày kinh nghiệm, khoảng cách địa lý, v.v để trả lương cho nhân viên. Vì vậy, khi tìm việc làm quản lý sản phẩm, tùy theo kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn sẽ nhận được mức lương xứng đáng.
VII. Quy trình quản lý sản phẩm chuẩn
Quy trình quản lý sản phẩm được chia làm 4 giai đoạn chính:
- Hình thành ý tưởng.
- Xây dựng chiến lược.
- Thực hiện và thử nghiệm.
- Marketing và bán hàng.
Mỗi giai đoạn sẽ bao gồm rất nhiều công việc khác nhau. Quản lý sản phẩm sẽ không trực tiếp thực hiện nhưng sẽ phải giám sát tất cả hoạt động liên quan đến sản phẩm.
1. Hình thành ý tưởng
Nếu như coi quản lý sản phẩm là một con đường thì việc hình thành ý tưởng vừa là biển báo hiệu lại vừa là điểm đến. Ý tưởng giúp định hình sản phẩm và định hướng cách thức hành động. Đây có thể là một ý tưởng hoàn toàn mới hoặc được phát triển dựa trên một sản phẩm cũ.
Quá trình hình thành ý tưởng phải giúp trả lời các câu hỏi:
- Sản phẩm trông như thế nào?
- Sản phẩm dành cho ai?
- Sản phẩm sẽ giúp giải quyết vấn đề gì?
- Sản phẩm thế nào thì được coi là thành công?
2. Xây dựng chiến lược
Sau khi đã có ý tưởng sản phẩm thì đến lúc bạn phải xây dựng các chiến lược hành động cụ thể để biến nó thành hiện thực. Bước thứ nhất đặt ra mục tiêu cho một sản phẩm và bước này sẽ vạch ra những việc cần làm cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó. Chiến lược thực hiện phải rõ ràng và thực tế để mọi người cùng có thể hiểu và phối hợp làm việc một cách ăn ý.
Quá trình xây dựng chiến lược sẽ bắt đầu bằng việc nghiên cứu thị trường, thu thập và phân tích thông tin về khách hàng (thói quen mua sắm, thái độ đối với một sản phẩm tương tự, ...), đối thủ cạnh tranh ... Nghiên cứu có thể do công ty trực tiếp thực hiện hoặc lấy từ nguồn bên ngoài (báo chí, tài liệu trực tuyến).
Dựa trên những tài liệu nghiên cứu thị trường, các công ty cần phải đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể, phân chia công việc cho từng người. Quản lý sản phẩm sẽ phải tổ chức cuộc họp với các bên liên quan, phổ biến công việc, thời gian thực hiện để mọi người nắm rõ và làm theo.
3. Thực hiện và thử nghiệm sản phẩm
Công việc chính của giai đoạn này là hiện thực hóa sản phẩm và thực hiện thử nghiệm trong nội bộ công ty hoặc với phạm vi người dùng nhất định, rút kinh nghiệm và dần dần hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Trong suốt giai đoạn này, quản lý sản phẩm sẽ phải bám sát kế hoạch chiến lược để quản lý tất cả công việc liên quan.
4. Marketing và bán hàng
Sau khi hoàn thiện sản phẩm, bộ phận marketing sẽ triển khai các kế hoạch tiếp thị, quảng cáo để tung ra thị trường. Khi đó, quản lý sản phẩm sẽ phải bám sát sự tăng trưởng sản phẩm trên thị trường, bao gồm doanh thu, ROI, tập khách hàng tiềm năng, .... Đồng thời, phân tích các thông tin như số lượng người dùng, doanh số bán hàng, sự hài lòng của khách hàng, phản hồi, .... để lên kế hoạch cải tiến sản phẩm.
Cách quản lý sản phẩm hiệu quả, chuyên nghiệp
VIII. Các vị trí việc làm quản lý sản phẩm
Có rất nhiều vị trí việc làm quản lý sản phẩm trong các ngành nghề khác nhau như:
- Quản lý sản phẩm tiêu dùng trong các công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa.
- Quản lý sản phẩm công nghệ (IoT). Trong một vài năm tới đây, toàn thế giới ước tính sẽ có khoảng 20 tỷ thiết bị IoT. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu tuyển dụng một số lượng lớn quản lý sản phẩm trong lĩnh vực này.
- Quản lý sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Các công ty ngày càng đổ nhiều tiền vào hoạt động nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm, thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe như thuốc men, robot phẫu thuật, ...
- Quản lý sản phẩm/dịch vụ tài chính, ngân hàng.
- Quản lý sản phẩm phục vụ giải trí.
- Quản lý sản phẩm thời trang.
- Quản lý sản phẩm nội bộ.
- Quản lý sản phẩm B2B.
IX. Cơ hội nghề nghiệp của quản lý sản phẩm
Nhu cầu tuyển quản lý sản phẩm ngày càng cao do số lượng sản phẩm mới xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Các công ty, doanh nghiệp muốn tăng tính cạnh tranh, phát triển sản phẩm hữu ích đều cần phải tuyển dụng quản lý sản phẩm chuyên nghiệp.
Ở thời điểm hiện tại, các công ty thậm chí còn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng quản lý sản phẩm mặc dù đã trả một mức lương khá cao. Lý do là bởi không phải ai cũng có thể đảm bảo cả hai yếu tố: kiến thức chuyên môn kỹ thuật và tố chất làm kinh doanh, marketing.
Quản lý sản phẩm là một công việc đầy thử thách, phù hợp với những người năng động, ưa chinh phục và đặc biệt là có tố chất, kỹ năng lãnh đạo. Đây cũng là một vị trí khá linh hoạt bởi chấp nhận ứng viên nhiều loại bằng cấp, chuyên môn khác nhau. Hãy bắt đầu bằng việc xác định một ngành nghề mà mình yêu thích nhất (thời trang, giải trí, công nghệ, ...), chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết về bằng cấp, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Bạn chắc chắn sẽ tìm được việc làm tốt, lương cao nếu như thực sự nghiêm túc.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.