Là chuyên viên, nhân viên nhân sự, bạn cần biết được những sai lầm HR hay mắc phải khi tuyển dụng để tránh cũng như có giải pháp hoàn hảo, giúp doanh nghiệp tuyển dụng hiệu quả hơn.
HR thường mắc những lỗi nào trong tuyển dụng?
Nếu vẫn giữ sự cứng nhắc, quan liêu thì doanh nghiệp sẽ đánh mất ứng viên tiềm năng.
Ví dụ: Trước đây, bằng cấp được cho là yếu tố quan trọng nhất, chiếm phần lớn trong quyết định của nhà tuyển dụng thì ngày nay bằng cấp không nói lên năng lực của ứng viên mà kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc mới là thứ quyết định. Do vậy, nếu quá chú trọng vào bằng cấp, nhà tuyển dụng sẽ vô tình bỏ lỡ ứng viên tiềm năng.
Một điều khác cần lưu ý là trong thời đại kỹ thuật số, người lao động có nhiều lựa chọn công việc. Họ quen với việc ứng tuyển trực tuyến, nếu doanh nghiệp bắt buộc nộp hồ sơ trực tiếp, nhiều ứng viên sẽ không gửi CV. Vì vậy, doanh nghiệp nên xem ứng viên như "khách hàng" và cố gắng tạo điều kiện để việc ứng tuyển trở nên dễ dàng nhất có thể.
Việc thiếu hiểu biết về thị trường và vị trí tuyển dụng cũng là sai lầm trong tuyển dụng nhân sự mà nhiều doanh nghiệp hay mắc phải. Điều này có thể dẫn đến khả năng tuyển nhầm người, không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Chính vì vậy, nhà tuyển dụng cần lập danh sách trách nhiệm công việc và các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm mà ứng viên cần có để thực hiện những nhiệm vụ đó đáp ứng kỳ vọng. Bằng cách có một hình dung rõ ràng về những gì cần thiết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi xem xét kỹ năng đó ở các ứng viên.
Cách tốt nhất là hỏi, lấy thông tin từ chính bộ phận cần tuyển nhân sự, ví dụ tuyển kế toán thì hỏi trưởng phòng kế toán về các tiêu chuẩn, yêu cầu,... sau đó tiếp tục tìm hiểu về công việc để trao đổi, giao tiếp với ứng viên,...
Sai lầm tiếp theo HR cần tránh đó là việc đưa ra mức lương không thực tế. Nếu bạn muốn thu hút nhân tài, bạn cần đưa ra mức lương xứng đáng với năng lực của họ. Nếu bạn đưa ra mức lương quá thấp so với vai trò và nhiệm vụ họ phải làm thì chỉ thu hút được những ứng viên chất lượng kém mà thôi. Vì vậy, HR cần khảo sát thị trường, mức lương trung bình của vị trí theo kinh nghiệm,... để đề nghị mức lương phù hợp.
Có thể trước đây bạn đã tìm được ứng viên lý tưởng chỉ trong thời gian ngắn, nhưng thực tế đó chỉ là may mắn. Thông thường quy trình tuyển dụng nhân sự sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để cân nhắc và chọn lọc ứng viên phù hợp. Nếu chỉ vì thiếu nhân sự mà công ty gấp rút đưa ra quyết định tuyển chọn ứng viên thì rất có thể sẽ phải đối mặt với hậu quả đáng tiếc về sau. Vì thế hãy kiên nhẫn, tìm kiếm và tuyển dụng nhiều ứng viên trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Càng nhiều lựa chọn thì xác suất bạn tìm được ứng viên tiềm năng sẽ cao hơn đấy.
Muốn quá trình tuyển dụng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả thì nhà tuyển dụng có thể nhờ sự hỗ trợ của các kênh đăng tin tuyển dụng online uy tín như JobOKO. Nền tảng tuyển dụng toàn cầu này sử dụng công nghệ về AI (Trí tuệ nhân tạo) và Machine Learning (Học máy) giúp tuyển nhanh hơn, tối ưu chi phí hơn, có được ứng viên chất lượng. Truy cập Tại đây để đăng tin tuyển dụng ngay.
Một số lỗi sai khiến cho chuyên viên nhân sự khó có thể tuyển nhân tài cho công ty
Mặc dù ngoài kia có nhiều ứng viên xuất sắc nhưng bạn không thể chờ đợi, tìm kiếm mãi một ứng viên toàn năng có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu mà bạn đặt ra được. Không ai là hoàn hảo cả. Họ có thể không phải là ứng viên giỏi nhất nhưng họ sẽ là mảnh ghép vừa vặn cho vị trí bạn đang tuyển dụng. Do vậy, để đánh giá sự phù hợp của ứng viên một cách chính xác, hãy kết hợp linh hoạt các phương pháp, bài kiểm tra khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh bỏ lỡ những ứng viên tiềm năng nhé.
Nhiều doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có chế độ đãi ngộ tốt với những nhân viên tài năng. Nếu bạn không cố gắng tối ưu quy trình, khắc phục những sai lầm không đáng có hay không đề cao tầm quan trọng của thương hiệu tuyển dụng thì khó có thể chiêu mộ được nhân tài, thậm chí còn hao tổn về thời gian, tiền bạc và công sức của công ty.
MỤC LỤC:
1. Thiếu sự linh hoạt trong tuyển dụng
2. Bản thân HR không hiểu rõ về vị trí tuyển dụng
3. Đề nghị mức lương quá thấp
4. "Đốt cháy giai đoạn" tuyển dụng
5. Chờ đợi ứng viên "hoàn hảo"
Đọc thêm: Ứng viên hủy buổi phỏng vấn mà không báo trước: Nguyên nhân và cách xử lý thông minh của HR
Đọc thêm: Tuyển dụng truyền thống liệu có còn hiệu quả trong kỷ nguyên HR 4.0?