Hầu hết các ứng viên ra quyết định gửi CV xin việc vào những công ty có vị trí phù hợp với họ và có thương hiệu nhà tuyển dụng thu hút. Khi bị từ chối, họ có thể cảm thấy buồn nhưng nếu bạn cung cấp những trải nghiệm tích cực cho họ trong toàn bộ quá trình thì ấn tượng của họ với công ty vẫn sẽ tốt. Điều này vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu tuyển dụng của công ty, thậm chí tác động lâu dài đến các chiến lược tìm kiếm và giữ chân nhân tài trong tương lai.
Ứng viên bị từ chối cũng có thể ảnh hưởng tới thương hiệu tuyển dụng của công ty
Nghiên cứu của Talent Board (Mỹ) phát hiện rằng 51% ứng viên có trải nghiệm tích cực sẽ chia sẻ ấn tượng của họ trên các trang web đánh giá công ty như Glassdoor và các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay LinkedIn.
Từ chối ứng viên có thể không phải là việc dễ dàng nhưng nó vẫn có thể được thực hiện một cách chu đáo và tôn trọng. Trước hết, nhà tuyển dụng hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp tin tức kịp thời: Liên hệ với những ứng viên không lọt vào vòng tiếp theo/không trúng tuyển càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất là liên hệ với các ứng viên trong vòng 48 giờ sau khi phỏng vấn.
Nếu có thể, bạn hãy thông báo cho họ qua điện thoại. Kết quả nghiên cứu tại Mỹ cho thấy trải nghiệm ứng viên cải thiện tới 29% nếu nhà tuyển dụng từ chối họ qua điện thoại thay vì email hay tin nhắn. Trong trường hợp gửi email, bạn nên cá nhân hóa thông tin và soạn thảo cẩn thận để đảm bảo không có lỗi.
Hầu hết các ứng viên sẽ thực sự đánh giá cao việc nhận được phản hồi của nhà tuyển dụng dù cho đó là lý do khiến họ bị loại. Báo cáo của LinkedIn cho thấy, 94% ứng viên muốn nghe phản hồi sau một cuộc phỏng vấn. Hơn nữa, những ứng viên bị từ chối có nhiều khả năng cân nhắc ứng tuyển lại trong tương lai khi bạn cung cấp cho họ những phản hồi mang tính xây dựng. Tuy nhiên, để chắc chắn thì bạn nên hỏi trước xem ứng viên có thực sự muốn nghe phản hồi hay không vì sẽ luôn có trường hợp có người không muốn.
Nguyên tắc để đưa ra phản hồi cho ứng viên là đảm bảo sự trung thực, cố gắng giữ sự cân bằng bằng cách kết hợp cả lời chê và lời khen vì quá nhiều lời chỉ trích sẽ tạo ra sự khó chịu, nhiều lời khen thì lại có vẻ không chân thành. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy đánh giá trực tiếp, đừng nói vòng vo, chung chung như "Ứng viên khác có nhiều kinh nghiệm hơn". Hãy cho họ biết chính xác những thế mạnh của ứng viên trúng tuyển. Nhìn chung, là một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, bạn nên cung cấp cho các ứng viên bị từ chối lời khuyên hữu cho họ khi tìm việc làm trong tương lai.
Bên cạnh việc cung cấp phản hồi của công ty cho các ứng viên bị loại, nhà tuyển dụng có thể đề nghị họ gửi phản hồi về quá trình tuyển dụng, những trải nghiệm của ứng viên với công ty. Điều này sẽ gửi đi thông điệp rằng bạn thực sự quan tâm đến ý kiến của ứng viên và đang cố gắng nỗ lực để mang lại trải nghiệm ngày một tốt hơn cho họ. Trên thực tế, hầu hết các nhà tuyển dụng không yêu cầu ứng viên cung cấp phản hồi hoặc nhận phản hồi qua những thang đánh giá cứng nhắc.
Vậy đâu là cách tốt nhất để thực hiện chiến lược này? Một lời khuyên hữu ích là nhà tuyển dụng hãy hỏi về cảm nhận của ứng viên, về những gì họ đã hài lòng hoặc chưa hài lòng. Khi cảm thấy được quan tâm và tôn trọng thì dù đã bị loại, các ứng viên vẫn có thể đưa ra những ý kiến đóng góp có tính xây dựng để bạn cải thiện quy trình tuyển dụng của mình.
Làm thế nào để biến ứng viên bị loại trở thành đại sứ thương hiệu tuyển dụng?
Những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm thường lưu địa chỉ email của tất cả các ứng viên và gửi cho họ các bản tin tuyển dụng mới nhất của công ty. Đây là một cách đơn giản, nhanh chóng và thực tế để giữ kết nối với các ứng viên bị từ chối của bạn. Biết đâu trong tương lai, kinh nghiệm và kỹ năng của họ lại hoàn toàn phù hợp với một vị trí việc làm nào đó của công ty bạn? Dĩ nhiên, lưu ý quan trọng ở đây là bạn không nên gửi quá thường xuyên vì nó có thể trở thành email spam.
Một tác dụng khác của việc giữ liên lạc với các ứng viên là cho thấy bạn vẫn ghi nhớ và tạo điều kiện, cơ hội cho họ ứng tuyển lại nếu đủ điều kiện. Trong nhiều trường hợp, chiến lược này được xem như một cách để đa dạng hóa nguồn ứng viên chất lượng vì nếu bản thân ứng viên cũ của bạn không ứng tuyển lại, họ vẫn có thể chuyển tiếp thông tin cho bạn bè hay người quen đang có nhu cầu tìm việc.
Với những nỗ lực và sự chuyên nghiệp, chân thành, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tích cực hơn, thu hút nhiều ứng viên xuất sắc hơn từ những đánh giá khách quan của những ứng viên đã bị loại và nhân viên hiện tại. Quy trình tuyển dụng càng được chuẩn hóa thì các nhiệm vụ tuyển dụng sẽ càng được thúc đẩy nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các ứng viên có thể tham khaorn chi tiết hơn một số những vị trí việc làm hay cách tuyển nhân viên của một số doanh nghiệp lớn nhỏ, như Family Mart tuyển dụng, VNPT tuyển dụng, Vinfast tuyển dụng... để biết quy trình và cách tuyển dụng cụ thể hơn.
MỤC LỤC:
1. Cung cấp tin tức một cách chu đáo
2. Cung cấp phản hồi
3. Đề xuất ứng viên đánh giá, phản hồi về trải nghiệm xin việc làm
4. Gửi cho họ bản tin tuyển dụng của công ty
Đọc thêm: Cách xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng giúp thu hút ứng viên chất lượng
Đọc thêm: 5 công cụ hàng đầu để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng