Với sự phát triển ngày một nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, ngành Công nghệ thông tin như "cá gặp nước", thu hút vô số sự quan tâm của người lao động. Hiện nay, chắc hẳn nhiều người đã quen thuộc với ngôn ngữ lập trình Python. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách viết CV xin việc lập trình viên Python sao cho chuẩn chỉnh và thu hút nhất qua bài viết dưới đây nhé.
Mẫu CV lập trình viên - Cách viết CV Python Developer chuẩn nhất
Cách viết CV Python Developer đúng nhất là đảm bảo cấu trúc đầy đủ các phần như sau:
Trong bất cứ CV nào, bạn cũng cần đưa ra những thông tin cơ bản của mình để nhà tuyển dụng (NTD) nắm được. Đó chính là tên tuổi, nơi ở và phương thức liên hệ. Ví dụ:
Vu Le Thanh Tung
12/12/1997
(+84) 123.456.789
Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam
thanhtungvule.dev@gmail.com
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một bức ảnh profile thật chuyên nghiệp, chỉn chu để phía công ty có cái nhìn rõ nét hơn về đối tượng họ sẽ tuyển dụng nhé.
Định hướng tương lai trong nghề rõ ràng là một điểm cộng giúp CV của bạn nổi bật hơn so với mặt bằng chung. Với vị trí lập trình viên Python Developer, bạn có thể đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, thể hiện tiềm năng bản thân. Từ đó, giúp nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin cũng như khả năng định hướng, lập kế hoạch cá nhân vượt trội của bạn.
Nếu còn chưa rõ cách viết, bạn có thể khai thác theo hướng lần lượt là Nền tảng (background của bạn trong học vấn, công việc) - Thế mạnh (kỹ năng nổi trội nhất của bạn) - Mục tiêu (định hướng công việc trong tương lai). Ở đây, bạn chỉ cần viết tối đa 5 dòng thôi nhé. Nếu ghi quá dài, sẽ rất khó để nhà tuyển dụng quan sát hay đánh giá cao CV của bạn.
Trường và ngành bạn theo học sẽ nói lên rất nhiều về tiềm năng của bạn đối với vị trí công việc. Ví dụ nếu muốn làm Python Developer, bạn cần có nền tảng hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin. Hãy nêu tên trường, ngành bạn học và thời gian đào tạo. Nếu có tham gia các khóa học ngắn liên quan đến vị trí này, bạn cũng nên thêm vào để tạo "dấu ấn" cho bản thân trong mắt nhà tuyển dụng nhé. Ví dụ:
Đại học FPT (T9/2019 - T5/2022)
Khoa Công nghệ thông tin
Xếp loại: Giỏi
GPA: 3.6
Green Academy (T7/2021 - T3/2022)
Khóa học lập trình web
Đã tốt nghiệp
Rất nhiều người quá "tham" mà nhồi nhét tất cả những công việc mình từng trải qua vào phần này, bao gồm các việc part-time chẳng liên quan. Điều này khiến CV trở nên dài lê thê và chứa đầy thông tin không cần thiết, làm mất thiện cảm của nhà tuyển dụng.
Tips ăn điểm ở đây là bạn chỉ nên nêu những công việc nào thực sự liên quan tới vị trí đang ứng tuyển hiện tại. Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất. Ví dụ:
3/2023 - Present: Company A
[Position/ Vị trí công việc]
[Details/ Chi tiết công việc]
[Achievement/ Thành tựu đạt được]
6/2021 - 1/2023: Company B
[Position/ Vị trí công việc]
[Details/ Chi tiết công việc]
[Achievement/ Thành tựu đạt được]
...
Với phần mô tả chi tiết công việc, thay vì dùng cả câu thì bạn hãy bắt đầu bằng những động từ mạnh (developed, optimized maintained, contributing,...), tập trung vào các keywords "ăn điểm" (python project, categorizing, database,...) và ưu tiên sử dụng số liệu cụ thể để làm nổi bật khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình Python của mình nhé.
Đối với vị trí Python Developer, có rất nhiều kỹ năng mà ứng viên cần phải đáp ứng. Tuy nhiên, bạn nên nghiên cứu thật kĩ từ yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra, những yêu cầu này có đầy đủ trong bản JD mô tả công việc. Từ đó, chọn 8-10 kỹ năng tiêu biểu nhất, có liên hệ mật thiết nhất đến vị trí bản thân đang ứng tuyển. Một số ví dụ bạn có thể tham khảo là:
- Hard Skills/ Kỹ năng cứng: Python, JavaScript, CSS, HTML, ORM, Framework, Data Visualization, Debugging, Cloud Management,...
- Soft Skills/ Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp (Communication), Dịch vụ khách hàng (Customer service), Tư duy phản biện (Critical thinking), Lãnh đạo (Leadership), Kỹ năng phân tích (Analytical skills), Kỹ năng ra quyết định (Decision making skills), Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills), Quản lý dự án (Project management),...
Ngoài những phần trên, tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể bổ sung các mục như:
- Ngoại ngữ: Liệt kê khả năng ngoại ngữ của bản thân.
- Sở thích: Đề cập đến những thói quen yêu thích mang tính tích cực, lành mạnh như đạp xe, chạy bộ, chơi thể thao, đi du lịch,...
- Thành tích: Nếu bạn đạt được một số thành tích đáng kể liên quan đến vị trí sắp ứng tuyển, hãy thêm mục này vào để tăng mức độ "cạnh tranh" cho CV của mình nhé.
CV xin việc IT cho người chưa có kinh nghiệm (Python Developer Fresher)
- Chú ý rà soát lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi ngữ pháp.
- Trình bày bố cục gọn gàng, logic, dễ nhìn.
- Không sử dụng các mẫu CV template quá màu mè hoặc quá nhiều họa tiết thừa.
- Không để quá nhiều khoảng trắng thừa hoặc để các dòng, các chữ quá sát nhau.
- Độ dài CV tối đa là 2 trang.
- Ưu tiên sử dụng tiếng Anh để tăng "độ nhận diện" cũng như giúp nhà tuyển dụng bước đầu đánh giá được năng lực ứng viên.
- Khi gửi CV online, nên chuyển định dạng file sang PDF để tránh những rủi ro không đáng có.
- Khi gửi CV, nên đính kèm Cover letter (Thư xin việc) và Portfolio để tăng tính đa dạng, đa phương thức cho hồ sơ của mình.
Nhìn chung, với vị trí Python Developer, sẽ có rất nhiều cách để hoàn thiện một bản CV độc đáo. Tuy nhiên, nó vẫn cần đảm bảo đủ các yếu tố, đề mục đã liệt kê bên trên. Đồng thời, hãy lưu ý đặc biệt đến hình thức CV - yếu tố quyết định bước đầu thành công trong quá trình xin việc của bạn. Mong rằng bài chia sẻ cách viết CV Python Developer sẽ đem đến cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích.