Cách viết CV xin việc Đầu bếp, nấu ăn
Bạn "biết tuốt" các kiến thức dinh dưỡng, nắm rõ từng nguyên liệu, từng loại gia vị? Bạn có khả năng kết hợp tuyệt vời, mỗi món ăn bạn nấu là bản hòa tấu của hương vị, là một tác phẩm nghệ thuật? Để có được công việc như ý trong căn bếp mơ ước, bạn cần phải chứng minh thực lực đó của mình, trước hết là qua CV xin việc. Để có được công việc như ý trong căn bếp mơ ước, bạn cần phải chứng minh thực lực đó của mình, trước hết là qua CV xin việc đầu bếp.
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Đầu bếp, nấu ăn
II. Mẫu CV xin việc Đầu bếp
III. Cách viết CV xin việc Đầu bếp
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Đầu bếp
Viết CV xin việc đầu bếp dễ dàng
Chức năng của một bản CV là cung cấp thông tin ứng viên làm tài liệu tham khảo xét duyệt cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, mục đích chính của người viết CV là làm sao cho những thông tin đó được trình bày ngắn gọn, rõ ràng nhất có thể. CV xin việc đầu bếp, nấu ăn cũng cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như rõ ràng, ngắn gọn, không có lỗi chính tả, không gian dối và không dài quá 2 trang.
Một lưu ý quan trọng khác là khi chọn mẫu trình bày CV xin việc đầu bếp, ứng viên không nên sử dụng những mẫu CV online quá rối mắt, lòe loẹt, khó theo dõi. Tổng thể CV căn chỉnh cân đối, mẫu đơn giản là phù hợp nhất. Trong trường hợp bạn chuyên về món Tây thì những mẫu có nền đen, tạo ấn tượng chuyên nghiệp và "sang chảnh" cũng có thể là lựa chọn không tồi.
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Đầu bếp, nấu ăn
Xác định thông tin nhất định phải có trong CV xin việc đầu bếp nghĩa là tìm ra "cốt lõi" của CV, nội dung, từ khóa sẽ được thể hiện xuyên suốt, đồng nhất. Không dễ gì để quyết định đâu là thông tin không thể thiếu, đòi hỏi bạn phải nghiêm túc suy nghĩ, dựa theo quan điểm của nhà tuyển dụng.
Với người đầu bếp, sự hài lòng của thực khách, của những người thưởng thức là niềm vui và cũng là động lực để sáng tạo. Muốn chứng minh năng lực trong CV xin việc, bạn không thể bỏ qua thông tin về phong cách nấu ăn và các món ăn bạn có thể nấu, trang trí xuất sắc - những món ăn bạn tự tin và tự hào, nhận được phản hồi tốt nhất.
II. Mẫu CV xin việc Đầu bếp
Một lưu ý quan trọng khác là khi chọn mẫu trình bày CV xin việc đầu bếp, ứng viên không nên sử dụng những mẫu CV online quá rối mắt, lòe loẹt, khó theo dõi. Tổng thể CV căn chỉnh cân đối, mẫu đơn giản là phù hợp nhất. Trong trường hợp bạn chuyên về món Tây thì những mẫu có nền đen, tạo ấn tượng chuyên nghiệp và "sang chảnh" cũng có thể là lựa chọn không tồi.
III. Cách viết CV xin việc Đầu bếp
1. Thông tin cá nhân
Trong phần thông tin cá nhân - phần đầu tiên trong CV xin việc đầu bếp, có một số nguyên tắc riêng mà chỉ với vị trí này ứng viên mới cần điều chỉnh. Trước hết là với phần năm sinh, bạn nên đổi thành ghi tuổi, chẳng hạn thay vì viết ngày, tháng năm sinh, hãy chỉ để "Tuổi: 33". Nhà tuyển dụng thường muốn nhìn thấy tuổi của ứng viên luôn là nhẩm tính xem liệu bạn đi làm lâu chưa, dự đoán về kinh nghiệm của bạn. Ngoài ra, với ảnh trong CV, sẽ tốt hơn nếu đó là một bức ảnh bạn mặc đồng phục đầu bếp.
Hướng dẫn viết các mục trong CV xin việc Đầu bếp chuyên nghiệp
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Bên cạnh đó, các mục tiêu như học hỏi, rèn luyện kỹ năng, tìm hiểu về văn hóa ẩm thực... cũng có thể được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Gợi ý:
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng menu sáng tạo; chuẩn bị các món ăn ngon làm hài lòng thực khách đến dùng bữa tại nhà hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận, tạo hình ảnh tích cực cho nhà hàng.
- Phát triển kỹ năng nấu nướng, tham dự cuộc thi đầu bếp sau 1 năm.
- Phấn đấu trở thành bếp trưởng sau 5 năm làm việc.
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
3. Kinh nghiệm
3.1. Với ứng viên có kinh nghiệm
Có thể nói, kinh nghiệm là một trong những phần quan trọng nhất, có tính chất quyết định nhất trong CV xin việc của đầu bếp. Đầu bếp hàng đầu thế giới như Gordon Ramsay từng đi làm phụ bếp từ năm 16 tuổi, sau đó được quản lý khách sạn tài trợ cho đi học trường lớp chính quy về nấu ăn. Ví dụ đơn giản này cho thấy, với nghề đầu bếp thì kinh nghiệm và sự ham học hỏi, tích lũy kiến thức, kỹ năng theo thời gian quan trọng thế nào.
Bạn có thể thể hiện sự dày dặn kinh nghiệm cũng như sự tiến bộ của mình qua chính CV xin việc đầu bếp. Ban đầu bạn có thể là sinh viên học trung cấp nấu ăn, đi làm thêm trong vai trò phụ bếp, sau đó bắt đầu nấu ăn ở những cửa hàng nhỏ rồi dần dần tự tin xin vào nhà hàng, khách sạn cao cấp... Cả quá trình nỗ lực của bạn sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi được liệt kê trong CV theo thứ tự thời gian.
Gợi ý: Nhà hàng [tên nhà hàng], Khách sạn [tên khách sạn], Đầu bếp (1/2019 - nay)
- Sơ chế nguyên liệu, chế biến các món Ý tại nhà hàng như mì Ravioli, cơm Rissoto...
- Khen thưởng Đầu bếp xuất sắc (2019); nhận được phản hồi tích cực về món ăn trong suốt 3 tháng liên tiếp (không có feedback tiêu cực).
3.2. Với ứng viên chưa có kinh nghiệm
Thực tế, hầu như không có đầu bếp nào chưa bao giờ có kinh nghiệm làm việc vì ngay từ khi đi học - dù cho học tại các trường đào tạo chuyên nghiệp hay các khóa học nấu ăn, làm bánh ngắn hạn thì bạn vẫn luôn được yêu cầu thực hành. Nhờ vậy, bạn không chỉ thành thạo kỹ năng mà còn có nhiều thông tin có thể đưa vào CV xin việc đầu bếp ngay cả khi chưa chính thức đi làm.
Gợi ý: Nhà hàng [tên nhà hàng], Phụ bếp (6/2020 - nay)
- Hỗ trợ sơ chế nguyên liệu, tỉa nguyên liệu và trang trí món ăn, nấu các món đơn giản.
- Kết hợp học trên lớp và thực hành tại nhà hàng, nâng cao kỹ năng dùng dao và tốc độ chuẩn bị nguyên liệu.
4. Học vấn
Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thì việc đính kèm chứng chỉ đầu bếp, nấu ăn là con đường nhanh nhất. Dưới tên chứng nhận đó sẽ phải bao gồm thông tin cơ sở đào tạo cũng như ngày cấp rõ ràng.
Một lưu ý nhỏ là nếu bạn là người mới vào nghề và chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn nên đưa trình độ học vấn lên trước phần kinh nghiệm, tập trung nhấn mạnh những hoạt động liên quan (nếu có). Ví dụ, dưới phần mô tả, bạn có thể chia sẻ trong thời gian đi học đã tham gia và giành giải trong một cuộc thi nấu ăn chẳng hạn.
Gợi ý: Cao đẳng Du lịch Hà Nội (2017 - 2020)
- Ngành: Quản trị chế biến món ăn
- Xếp loại: Khá.
- GPA (điểm trung bình học tập): 2.87
Xin việc làm đầu bếp có khó không?
5. Kỹ năng
Những kỹ năng mà công việc yêu cầu thường đã được nhà tuyển dụng chỉ rõ trong mô tả công việc. Đối chiếu chúng với những kỹ năng thực sự mà mình có, sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên kỹ năng trọng yếu lên trước. Tập trung vào kỹ năng cứng, nhưng bạn cũng đừng quên kỹ năng mềm nhé!
Dưới đây là một số kỹ năng, phẩm chất mà bạn có thể liệt kê vào CV xin việc đầu bếp:
- Chủ động, sáng tạo.
- Chăm chỉ, có thể thiết kế menu hợp lý.
- Nghiêm túc trong công việc.
- Nhạy cảm với mùi vị, khéo léo trong bày trí món ăn.
- Kỹ năng dùng dao.
- Kỹ năng làm bánh.
- Sử dụng thành thạo thiết bị, máy móc trong nhà bếp.
6. Sở thích
Một đầu bếp giỏi có phải chỉ thích nấu ăn, làm bánh, chuẩn bị đồ ăn thức uống? Thực tế, có nhiều đầu bếp có sở thích và thói quen chẳng chút liên quan tới công việc nhưng lại cho thấy nét tính cách phù hợp với công việc. Bởi vì nhà tuyển dụng thường chú ý tới kỹ năng và tố chất của người đầu bếp hơn bằng cấp chính quy của bạn nên phần sở thích khá quan trọng trong CV xin việc.
Gợi ý:
- Đan len.
- Cắm hoa.
- Đọc sách.
- Du lịch, thưởng thức các món ăn ngon.
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
7. Chứng chỉ
Trong nghề đầu bếp, nhiều người nổi tiếng, thành công có thể được đánh giá là có năng khiếu, có "thiên phú" với việc bếp núc. Thế nhưng, sẽ chẳng ai có thể thực sự thành công và tiến xa nếu chỉ dựa vào cái danh "thiên tài", thay vào đó, bạn sẽ cần rất nhiều nỗ lực. Cho dù khởi điểm của bạn ở đâu thì học và thi lấy các chứng chỉ như Chứng chỉ Bếp chuyên nghiệp Quốc tế, Nghiệp vụ Bếp quốc tế... có thể là lựa chọn không tồi. Nếu đã có, bạn hãy viết vào CV xin việc đầu bếp để thêm ấn tượng nhé.
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
8. Tham chiếu
CV xin việc đầu bếp của bạn sẽ thu hút hơn, thuyết phục hơn nếu trong đó có thông tin tham vấn của đầu bếp nổi tiếng - những người có uy tín, "vai vế" trong nghề, một "sư phụ" chuyên nấu món Trung, Nhật hay một master chef chuyên món Âu. Với công việc đầu bếp, bạn không nhất thiết phải ghi tên quản lý nhà hàng mà hãy thay bằng bếp trưởng, thầy cô đã giảng dạy, truyền nghề cho bạn.
Trong các mẫu CV xin việc đầu bếp cũng sẽ có phần giải thưởng và hoạt động. Tùy vào việc bạn đã giành được giải thưởng gì, có tham gia hoạt động ngoại khóa nào (tốt nhất là liên quan tới nấu ăn) mà bạn viết vào CV hay không. Nếu như cảm thấy bản thân "không có gì để khoe" với nhà tuyển dụng ở các nội dung này, hãy ẩn chúng khỏi CV bạn nhé.
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Đầu bếp
Tiêu chuẩn tuyển dụng áp dụng với đầu bếp món Á sẽ khác món Âu, với bếp bánh sẽ khác với bếp nóng. Vì vậy mà ứng viên các vị trí đầu bếp khác nhau cần tự tìm hiểu rõ về đặc điểm công việc của mình. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc chung, tiêu chí phổ biến khi tìm và tuyển đầu bếp của hầu hết các nhà tuyển dụng, như:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, khéo tay.
- Tinh tế, có mắt thẩm mỹ.
- Kỹ năng cứng xuất sắc, nấu ăn/làm bánh ngon và đẹp.
- Nhanh nhẹn, tháo vát, có khả năng sắp xếp hợp lý thời gian, quy trình chế biến.
- Sáng tạo, ý tưởng phong phú, không ngại thử thách.
- Ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.