Cách viết CV xin việc Kỹ sư xây dựng

08/11/2020 10:30
Kỹ sư xây dựng là những người có bằng cấp, kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực xây dựng, thiết kế và thi công công trình. Vậy, ứng tuyển vào vị trí này liệu có khó không và nên viết CV xin việc kỹ sư xây dựng thế nào thì chuẩn nhất?

Về cơ bản, CV xin việc của tất cả vị trí thuộc các ngành nghề khác nhau đều nhằm mục đích để ứng viên có thể tự giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nhất. Thông qua CV, bạn có thể phần nào thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với công việc - ít nhất là đủ để bạn giành được cơ hội phỏng vấn. Trong CV xin việc kỹ sư xây dựng - một vị trí yêu cầu cao cả về bằng cấp và kỹ năng thì các thông tin ứng viên, cách trình bày lại càng được coi trọng.

MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Kỹ sư xây dựng
II. Mẫu CV xin việc Kỹ sư xây dựng
III. Cách viết CV xin việc Kỹ sư xây dựng​
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Kỹ sư xây dựng

cach viet cv xin viec ky su xay dung

Hướng dẫn cách viết CV xin việc kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng là người tư vấn, thiết kế, giám sát các dự án xây dựng như các trung tâm thương mại, sân bay, cầu đường, ... hoặc các công trình xây dựng dân dụng khác. Họ quản lý bản vẽ và thiết kế của dự án, giám sát tiến độ thi công, nhân công cũng như tính toán chi phí xây dựng. Trước khi bắt đầu dự án, kỹ sư xây dựng sẽ tham gia khảo sát công trình và đánh giá những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện dự án.

I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Kỹ sư xây dựng

Mỗi nghề nghiệp đều không giống nhau, do đó mà các yêu cầu với nhân sự cũng sẽ khác nhau, tùy vào vị trí cụ thể bạn ứng tuyển và cả lĩnh vực chính. Với kỹ sư xây dựng, chắc chắn CV sẽ phải phản ánh được con người bạn - từ trình độ, kinh nghiệm tới các kỹ năng và tham vọng trên con đường sự nghiệp. Vậy, thực tế thì đâu là thông tin nhất định phải có trong CV xin việc kỹ sư xây dựng?
Việc có thông tin chủ đạo trong CV cho thấy bạn hiểu rõ công việc và tầm nhìn của nhà tuyển dụng và chỉ có như vậy, bạn mới có thể tiến xa hơn. Dù bạn viết gì vào CV xin việc kỹ sư xây dựng thì cũng không thể thiếu các dự án xây dựng bạn từng tham gia, phụ trách. Thậm chí, cho dù chỉ là đồ án thiết kế xây dựng tốt nghiệp cũng sẽ phần nào chứng minh năng lực và trải nghiệm của bạn.

II. Mẫu CV xin việc Kỹ sư xây dựng

Bởi vì kỹ sư xây dựng là một vai trò kỹ thuật nên CV xin việc cần cho thấy những đặc điểm nổi bật của một kỹ sư: Bố cục rõ ràng thể hiện tư duy thẳng thắn, trực tiếp của bạn; màu CV là tông trắng hoặc đen, xám phần nào phản ánh sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và đáng tin cậy trong khi phông chữ ngay ngắn, sắc nét cũng sẽ cho thấy sự sắc sảo của một kỹ sư tiềm năng. Đặc biệt, ứng viên nên tránh các mẫu CV có bố cục bất đối xứng, màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng, cam khi chọn CV xin việc kỹ sư xây dựng.

III. Cách viết CV xin việc Kỹ sư xây dựng​

1. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân của bạn gần như sẽ không thay đổi dù bạn làm công việc gì (về họ tên, ngày tháng năm sinh). Tuy vậy, với phần này trong CV xin việc kỹ sư xây dựng thì vẫn sẽ có một số lưu ý cho bạn, chủ yếu là về việc phải viết đúng, không sai sót hay thiếu thông tin và đặc biệt là tránh các email thiếu chuyên nghiệp, khó nhớ khó hiểu như anhchangdeptrai@gmail.com chẳng hạn. Sự nghiêm túc, cẩn thận và thái độ chuyên nghiệp của bạn sẽ được đánh giá qua các chi tiết đơn giản như vậy.
Cach viet CV xin viec ky su xay dung

Thông tin cá nhân trong CV xin việc Kỹ sư xây dựng cần trình bày rõ ràng, chính xác

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Công việc kỹ sư xây dựng phù hợp với những người mạnh mẽ, có tầm nhìn, quyết đoán, thẳng thắn và tư duy logic. Nhà tuyển dụng cần ở ứng viên sự tham vọng, có mục tiêu nghề nghiệp và định hướng rõ ràng để nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển con đường sự nghiệp thật thành công, nổi bật. Những người như vậy sẽ có nhiều ý tưởng, đóng góp tích cực hơn cho công ty.
Với phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc kỹ sư xây dựng, bạn có thể lựa chọn viết mục tiêu ngắn hạn và trung hạn (nếu chưa có kinh nghiệm), đề cập đến cả mục tiêu dài hạn nếu bạn là ứng viên senior. Mục tiêu của bạn có thể là tham gia nhiều thiết kế, dự án xây dựng lớn hoặc đào tạo, dẫn dắt thế hệ kỹ sư xây dựng trẻ,... Dù thế nào, bạn hãy chia sẻ một cách tự tin trong CV nhé.
Gợi ý:

  • Sử dụng kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực thiết kế xây dựng để tham gia các dự án lớn, góp phần tạo nên những công trình dân dụng có tính ứng dụng cao;
  • Học thêm về kinh tế xây dựng và lãnh đạo, mục tiêu trở thành chỉ huy trưởng công trình sau 5 năm.

Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc

3. Kinh nghiệm

3.1. Với ứng viên có kinh nghiệm

Những ứng viên từng làm việc trong đúng vị trí kỹ sư xây dựng, kỹ sư cầu đường, kỹ sư hiện trường hoặc liên quan đều được coi là có kinh nghiệm và gia tăng cơ hội trúng tuyển khi xin việc kỹ sư xây dựng.
Như đã nói trước đó, thông tin ngắn gọn về các dự án bạn từng tham gia, dù là ở khâu nào, bước nào thì cũng đều rất quan trọng để chứng minh bạn đã quen thuộc với môi trường làm việc, có thể thích nghi nhanh và đảm nhiệm các công việc theo yêu cầu. Vì vậy, ở phần này trong CV xin việc kỹ sư xây dựng, bạn hãy viết từ 3 - 5 kinh nghiệm, bao gồm nơi làm việc, vị trí, thời gian và trách nhiệm, thành tích (nếu có).
Gợi ý: Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật AVG, Kỹ sư xây dựng (8/2019 - nay)

  • Chuẩn bị hồ sơ thi công, giám sát thi công tại công trường xây dựng; đóng góp các ý tưởng về lập kế hoạch quản lý và giám sát.
  • Các dự án đã tham gia: Xây dựng tòa nhà văn phòng 20 tầng [tên tòa nhà]; xây dựng trung tâm thương mại [tên TTTM].

Trong trường hợp bạn có kinh nghiệm làm việc nhưng không đúng với vai trò kỹ thuật, chẳng hạn như đi làm thêm ở cửa hàng hay làm toàn thời gian trong vai trò chuyên viên kinh doanh vật liệu xây dựng... thì vẫn được coi là ứng viên có kinh nghiệm nhưng ưu thế cũng giảm đi. Lúc này, bạn nên viết phần kinh nghiệm ngắn gọn, bao gồm 2 - 3 là đủ và viết về những gì bạn đã học được, kỹ năng chuyển đổi như: Am hiểu về thị trường nguyên vật liệu xây dựng, mối quan hệ với các nhà cung cấp uy tín...
Cach viet CV xin viec ky su xay dung

Hướng dẫn cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc kỹ sư xây dựng

3.2. Với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Trên thực tế, những ai học ngành xây dựng thì đều buộc phải tham gia thực tập, thực tế, làm nhiều đồ án để quen thuộc với công việc. Bạn không thể thực sự trở thành kỹ sư xây dựng nếu không thực hành. Do đó, dù chưa thực sự đi làm ở đâu thì bạn vẫn sẽ không lo thiếu thông tin để đưa vào CV. Dĩ nhiên, bạn cũng chỉ nên viết 2 - 3 trải nghiệm và do chúng khá ngắn nên chắc chắn bạn phải viết rõ thông qua đó bạn học được gì, rèn luyện được kỹ năng nào.
Gợi ý: Công ty CP Đầu tư và Xây dựng NHV, Thực tập sinh kỹ sư xây dựng (2/2021 - 5/2021)

  • Trải nghiệm môi trường làm việc tại công trường, hỗ trợ giám sát thi công trong dự án nhỏ.
  • Bước đầu làm quen với môi trường thực tế, được đánh giá loại Giỏi từ kỹ sư xây dựng của công ty.

4. Học vấn

Trình độ học vấn cũng cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi bạn ứng tuyển vào các dự án lớn. Ứng viên tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành liên quan đến xây dựng, cầu đường, kỹ thuật công trình, ... chắc chắn sẽ được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng. Nếu bạn có ưu thế tốt nghiệp loại Khá, Giỏi; có các công trình nghiên cứu đạt giải, ... thì cũng đừng quên nhấn mạnh trong CV xin việc.
Việc của bạn là khi trình bày trình độ trong CV xin việc kỹ sư xây dựng, phải đảm bảo bạn viết đúng. Nếu điểm trung bình tốt nghiệp của bạn (GPA) khá lý tưởng và bạn cũng vừa mới tốt nghiệp trong khoảng 5 năm trở lại thì bạn có thể viết vào CV (điểm thấp thì nên tránh đề cập).

Gợi ý: Đại học Xây dựng Hà Nội (2015 - 2020)

  • Ngành: Kỹ thuật xây dựng
  • Xếp loại: Khá, GPA: 3.0.

5. Kỹ năng

Mặc dù phần đầu tiên nhà tuyển dụng đọc và chú ý trong CV xin việc kỹ sư xây dựng thường là học vấn và kinh nghiệm nhưng không thể phủ nhận, kỹ năng cũng là phần có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu. Không giống các vai trò trong lĩnh vực dịch vụ hay kinh tế cần nhiều kỹ năng mềm, kỹ sư xây dựng sẽ cần giỏi kỹ năng chuyên môn vì đây là công việc kỹ thuật.
Bạn không thể chỉ viết phần này dựa theo mô tả công việc của nhà tuyển dụng mà phải thực sự chắc chắn rằng bạn biết về các kỹ năng đó, có thể sử dụng thành thạo chúng trong công việc. Liệt kê từ 4 - 6 kỹ năng sẽ giúp CV thêm đầy đủ và thuyết phục.
Gợi ý:

  • Kỹ năng công nghệ: Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế xây dựng AutoCAD và 3DS Max.
  • Kỹ năng lập ngân sách và quản lý chi phí.
  • Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng giải thích, thuyết trình và thuyết phục.
  • Kỹ năng đàm phán.
Cach viet CV xin viec ky su xay dung
Những kỹ năng nhà tuyển dụng đánh giá cao trong CV xin việc Kỹ sư xây dựng

6. Chứng chỉ

Ngành học kỹ sư xây dựng có chương trình đào tạo từ 4 - 5 năm, nghĩa là phải trong thời gian đủ dài thì người học mới có thể tiếp thu đủ kiến thức, thực hành để đủ thành thạo kỹ năng làm việc thực tế. Các công trình xây dựng không chỉ có tác động tích cực tới kinh tế mà đồng thời cũng yêu cầu cao ở tính ứng dụng và an toàn nên trình độ của bạn không thể không đảm bảo.
Ngoài việc học xong đại học, bạn cũng sẽ phải học và thi các chứng chỉ hành nghề kỹ sư xây dựng. Chính vì thế, chứng chỉ trong CV xin việc kỹ sư xây dựng là phần nhất định phải có. Tùy vào việc bạn đã có chứng chỉ gì mà viết phần này nhưng nhìn chung, một số kiểu chứng chỉ phù hợp sẽ là:

  • Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá xây dựng.
  • Chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công trình.

Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?

7. Tham chiếu

Ai cũng biết tham chiếu thông tin chỉ đơn giản là phần liệt kê thông tin của người tham khảo, người có thể chứng minh rằng những gì bạn chia sẻ về trình độ, kinh nghiệm là đúng. Tuy nhiên, CV xin việc kỹ sư xây dựng thì có điểm khác biệt trong phần này, đó là người tham vấn cũng khá quan trọng. Cụ thể, nếu bạn có người hướng dẫn, thầy cô là một người có danh tiếng tốt trong lĩnh vực, nổi tiếng... thì bạn sẽ trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Đọc thêm: Cách ghi người tham chiếu khi viết CV xin việc

8. Sở thích

Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng quan tâm đến sở thích mà ứng viên viết trong CV xin việc, chủ yếu là để dễ phán đoán hơn về tính cách, tố chất của ứng viên đó. Về phần mình, ứng viên không nên vì vậy mà nói dối cả về sở thích nhưng hãy khéo léo hơn khi lựa chọn sở thích để đưa vào CV xin việc kỹ sư xây dựng bạn nhé - làm sao cho thấy bạn có khả năng tư duy nhanh, tập trung tốt. Một số ví dụ đơn giản như thích chơi game tư duy, chơi cờ, khám phá, du lịch...

Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc

Với phần giải thưởng trong CV, bạn chỉ có thể viết khi bạn đã có một số giải thưởng (tốt nhất là giải thiết kế, nghiên cứu khoa học) còn không, hãy ẩn khỏi nội dung chính. Về phần hoạt động cũng tương tự. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng tốt hơn với các bạn xin việc kỹ sư xây dựng thích đi làm tình nguyện, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, hiến máu, đóng góp cho cộng đồng... vì cho thấy bạn là người tích cực, năng động, lăn xả được, thích nghi nhanh với môi trường mới (có thể hòa nhập với các khu vực công trình để giám sát thi công). Dù thế, nếu chưa bao giờ hoặc ít tham gia, bạn cũng nên loại bỏ phần này khỏi CV xin việc kỹ sư xây dựng.
Cach viet CV xin viec ky su xay dung

Nhà tuyển dụng tuyển kỹ sư xây dựng dựa trên những tiêu chí nào?

IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Kỹ sư xây dựng

Chắc chắn, các tiêu chí tuyển dụng kỹ sư xây dựng từ các nhà thầu, doanh nghiệp khác nhau sẽ có điểm khác biệt, thậm chí là tùy theo các dự án thi công cụ thể. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng vẫn sẽ có một số yêu cầu cơ bản, những tiêu chuẩn để đánh giá sơ bộ về ứng viên, chẳng hạn như:

  • Có trình độ, kiến thức vững chắc về thiết kế, thi công, quản lý, kinh tế xây dựng.
  • Tư duy trực tiếp, rõ ràng.
  • Có tầm nhìn.
  • Khả năng tập trung tốt, quyết đoán.
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt.
  • Có sức khỏe tốt, có thể đi công tác khác tỉnh.
  • Chăm chỉ, nỗ lực, tham vọng.
CV xin việc kỹ sư xây dựng là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng và là cơ sở để họ quyết định có lựa chọn bạn hay không. Nếu bạn đã ứng tuyển vào rất nhiều công ty khác nhau mà chưa được gọi phỏng vấn thì rất có thể CV của bạn chưa đạt yêu cầu. Hãy dành thời gian chỉnh sửa lại CV trước mỗi lần ứng tuyển với những lời khuyên nêu trên, bạn chắc chắn sẽ thấy sự khác biệt.

tin mới

Các vị trí việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Công nghệ Kỹ thuật ô tô nằm trong số ngành Hot với mức điểm đầu vào khá cao ở các trường Đại học, Cao đẳng. Cũng chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô luôn rộng mở với nhiều vị trí có thu nhập hấp dẫn. Để biết, ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô ra trường có thể làm những vị trí nào, cùng JobOKO khám phá nhé.

03/02/2023 15:30

Các vị trí việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Học Kiến trúc ra làm gì? thu nhập và triển vọng nghề nghiệp

Trong nhiều năm liền, kiến trúc luôn được xem là một trong những ngành học thu hút nhất. Chưa nói đến cơ hội việc làm sau khi ra trường, chỉ riêng bản thân lĩnh vực sáng tạo này cũng đã rất hấp dẫn. Hãy cùng JOBOKO tìm hiểu xem chính xác thì học kiến trúc ra làm gì và có thu nhập, triển vọng ra sao bạn nhé.

15/09/2022 15:18

Học Kiến trúc ra làm gì? thu nhập và triển vọng nghề nghiệp

Top kỹ năng "sống còn" với Kỹ sư xây dựng

Ứng tuyển vị trí kỹ sư xây dựng, nếu bạn không có kỹ năng và chuyên môn tốt thì sẽ khó cạnh tranh với các ứng viên khác. Bởi ngành xây dựng tương đối vất vả, đổi lại bạn sẽ nhận được mức thu nhập đáng mơ ước. Do đó, để trụ vững, thành công với nghề thì các kỹ sư xây dựng cần trang bị cho mình những phẩm chất, kỹ năng thiết yếu.

14/09/2022 04:18

Top kỹ năng "sống còn" với Kỹ sư xây dựng

Kinh nghiệm tuyển dụng Nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả

Cứ 10 nhân viên kỹ thuật nghỉ hưu thì chỉ có khoảng 2 người mới vào làm việc. Điều này đã khiến cho nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật tăng cao đột biến và đặt áp lực lớn lên các doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải xây dựng các kế hoạch cụ thể để tuyển dụng nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả.

01/05/2022 14:33

Kinh nghiệm tuyển dụng Nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả

Các việc làm vị trí Nhân viên kỹ thuật hấp dẫn

Việc làm nhân viên kỹ thuật đa dạng lĩnh vực nên bạn có thể thoải mái lựa chọn để ứng tuyển. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu công việc và mức lương phổ biến khác nhau. Do vậy, ứng viên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định ứng tuyển vị trí kỹ thuật sao cho phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

22/04/2022 11:30

Các việc làm vị trí Nhân viên kỹ thuật hấp dẫn

Việc làm Architect là gì? Yêu cầu công việc kiến trúc sư

Có niềm đam mê nghệ thuật và sở hữu khả năng hội họa tốt, bạn mơ ước trở thành một kiến trúc sư (Architect) giỏi sau khi ra trường. Cơ hội để thực hiện điều này không khó nếu bạn tích cực trau dồi, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc tốt nhất.

19/04/2022 09:30

Việc làm Architect là gì? Yêu cầu công việc kiến trúc sư

Kỹ sư an toàn lao động là gì? Làm việc trong những lĩnh vực nào?

Kỹ sư an toàn lao động (Health Safety Engineer) là người chịu trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc an toàn nhất cho nhân viên trong công ty. Họ có thể làm việc trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, sản xuất,...

20/03/2022 15:30

Kỹ sư an toàn lao động là gì? Làm việc trong những lĩnh vực nào?

4 kỹ năng quan trọng giúp một kiến trúc sư công trình thành công với nghề

Kiến trúc sư công trình được xem là công việc mơ ước của nhiều người với mức thu nhập hấp dẫn. Để thành công và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp trở thành kiến trúc sư công trình, ngoài bằng cấp, kinh nghiệm thì kỹ năng nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu.

11/03/2022 10:30

4 kỹ năng quan trọng giúp một kiến trúc sư công trình thành công với nghề

Lương của Kiến trúc sư có cao không?

Kiến trúc sư còn được gọi là người kiến tạo giấc mơ, dùng nghệ thuật và kỹ thuật để sáng tạo, thiết kế lên những công trình tuyệt đẹp. Một công việc thú vị như vậy thu hút rất nhiều nhân sự tài năng nhưng ngoài đam mê nghề nghiệp thì mức lương cũng là một trong những yếu tố được các kiến trúc sư quan tâm nhiều nhất.

27/02/2022 10:30

Lương của Kiến trúc sư có cao không?

Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất

Nghề nghiệp kỹ sư là một phạm trù rất rộng, đề cập đến các công việc sử dụng khoa học và toán học để giải quyết các vấn đề khác nhau. Các kỹ sư làm việc trong các vị trí khác nhau bao gồm kỹ thuật cơ khí, điện, hóa chất, dân dụng và môi trường,... Cũng bởi vì nghề nghiệp kỹ sư là một lĩnh vực rộng như vậy, có nhiều chức danh khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu top ngành nghề kỹ sư tốt nhất nhé.

06/02/2022 02:40

Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.