Cách viết CV xin việc nghề cơ khí

22/10/2020 14:30
Khi viết CV xin việc nghề cơ khí, bạn không nhất định phải liệt kê thông tin một cách quá chi tiết nhưng cách mà bạn chọn lọc, kết hợp hoặc sắp xếp những thông tin này lại có một vai trò quyết định đối với việc liệu nhà tuyển dụng có mời bạn đến phỏng vấn hay không.

Cơ khí là một ngành nghề phổ biến và cung cấp nhiều cơ hội việc làm. Những người làm trong lĩnh vực này, có thể là kỹ sư cơ khí, thợ cơ khí, kỹ thuật viên... sẽ tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thiết kế và vận hành máy móc, kiểm soát chất lượng sản phẩm, chạy thử nghiệm hệ thống,... Họ cũng được tuyển dụng ở gần như tất cả mọi ngành nghề khác nhau, từ sản xuất thiết bị y tế, sản phẩm tiêu dùng cho đến các ngành công nghiệp nặng khác. Đặc điểm công việc đòi hỏi ứng viên phải hiểu rõ yêu cầu của nhà tuyển dụng và điều chỉnh cách viết CV xin việc nghề cơ khí phù hợp nhất, thu hút nhất.

MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc nghề cơ khí
II. Mẫu CV xin việc nghề cơ khí
III. Cách viết CV xin việc nghề cơ khí​
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự nghề cơ khí

cach viet cv xin viec nghe co khi

Biết cách viết CV xin việc nghề cơ khí, cơ hội trúng tuyển sẽ gia tăng

I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc nghề cơ khí

Trong mỗi bản CV xin việc đều cần có thông tin chủ đạo, giống như "xương sống" của toàn bộ nội dung. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể dễ theo dõi và đưa ra đánh giá ban đầu với ứng viên. Đối với CV xin việc nghề cơ khí, thông tin quan trọng nhất là gì và nên đưa vào phần nào?
Nghề cơ khí thuộc lĩnh vực kỹ thuật, đòi hỏi người làm vừa có kiến thức về máy móc, thiết bị, động lực học, cơ điện..., lại vừa có kỹ năng để có thể thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp... Do đó, với nhà tuyển dụng thì kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) của ứng viên sẽ quan trọng hơn kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng sẽ được coi trọng. Khi viết CV xin việc nghề cơ khí bạn nên chú ý đưa các từ khóa như vậy vào CV, tốt nhất là trong phần kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn.

II. Mẫu CV xin việc nghề cơ khí

Ngày nay, thay vì phải tự mình thiết kế, chuẩn bị CV ứng tuyển, ứng viên có nhiều lựa chọn sử dụng các mẫu CV online. Tuy nhiên, vấn đề mới đặt ra là có nhiều mẫu như vậy thì phải làm sao để ra quyết định đúng, có được CV phù hợp với vai trò? Như đã nói trước đó, nghề cơ khí là nghề kỹ thuật và người làm kỹ thuật thì quan trọng nhất là sự thẳng thắn, tư duy rõ ràng, mạch lạc.
Ngoài ra, mẫu CV ngành cơ khí phải thể hiện được cá tính như thế, tốt nhất là mẫu đơn giản, sử dụng tiếng Việt, bố cục gọn gàng, màu sắc thì đen trắng cơ bản hoặc gam màu lạnh (xám trắng...) sẽ thích hợp hơn màu nóng (đỏ, cam).

III. Cách viết CV xin việc nghề cơ khí​

1. Thông tin cá nhân​

Viết phần thông tin cá nhân trong CV xin việc nghề cơ khí không khó vì không cần lưu ý gì đặc biệt. Thay vì cố gắng tìm cách mới, sáng tạo để trình bày các thông tin cơ bản nhất, bạn nên chú ý không để có bất kỳ lỗi nào trong nội dung này. Từ họ tên, vị trí ứng tuyển đến địa chỉ, số điện thoại và email. Vị trí ứng tuyển cần ghi đúng theo mô tả công việc của nhà tuyển dụng (ví dụ Kỹ sư cơ khí, Thợ cơ khí, Thợ hàn...). Ngoài ra, địa chỉ email bạn viết vào CV nên nghiêm túc, rõ ràng, tránh những cái tên khó đọc khó nhớ, dễ nhầm lẫn hoặc có vẻ "nhố nhăng".
Cach viet CV xin viec nghe co khi

Mục tiêu nghề nghiệp là phần khiến nhiều người tìm việc băn khoăn

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện mong muốn, tham vọng của một người trong công việc hiện tại và cả tương lai. Những người có khả năng xác định rõ ràng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thường kiên định và dễ thành công hơn những người mơ hồ. Với cách nhìn nhận của nhà tuyển dụng, họ cũng muốn thuê lao động biết rõ bản thân muốn gì và cần làm gì để đạt được thành tựu đó.
Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc nghề cơ khí, bạn nên đề cập tới các mục tiêu phù hợp với vị trí ứng tuyển, số năm kinh nghiệm, thành tích tính đến hiện tại. Ví dụ, kỹ sư cơ khí có 5 năm kinh nghiệm thì mục tiêu trở thành trưởng phòng kỹ thuật cơ khí sẽ phù hợp, nhưng mục tiêu này không thể áp dụng cho thợ cơ khí mới đi làm 1 năm. Lúc đó, mong muốn được nâng cao tay nghề, tăng lương còn thực tế và thuyết phục hơn.
Gợi ý:

  • Hoàn thành tốt các kế hoạch, dự án thiết kế, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ khí.
  • Nâng cao kỹ năng chuyên môn, tay nghề, học thêm về cơ khí chế tạo qua công việc thực tế và các khóa đào tạo chuyên sâu.
  • Trở thành trưởng phòng kỹ thuật cơ khí sau 5 năm.

Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc

3. Kinh nghiệm

3.1. Với ứng viên có kinh nghiệm

Trong hầu hết các lĩnh vực, nghề nghiệp thì kinh nghiệm của ứng viên luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao và với nghề cơ khí cũng không ngoại lệ. Những người có kinh nghiệm hiểu rõ các nguyên lý, kỹ thuật, thao tác cơ bản, dễ phát hiện vấn đề và xử lý, khắc phục hiệu quả, nhanh chóng. Có kinh nghiệm làm cơ khí, các công việc liên quan đến chế tạo máy, hàn... bạn có thể chọn ra từ 3 - 5 kinh nghiệm trên 6 tháng viết vào CV xin việc nghề cơ khí.
Nhà tuyển dụng không chỉ muốn biết bạn đã làm gì, ở đâu, trong thời gian bao lâu, mà còn muốn biết về công việc, các nhiệm vụ cơ bản của bạn cũng như thành tựu bạn đạt được. Bạn có thể trình bày chúng dưới dạng gạch đầu dòng, viết ngắn gọn và tổng quát là đủ.
Gợi ý: Công ty TNHH Cơ khí và Chế tạo GLJ, Thợ cơ khí (4/2020 - nay)

  • Vận hành các thiết bị cơ khí, hàn và lắp ráp máy móc.
  • Kỹ thuật tốt, thao tác nhanh nhẹn khi kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí; khen thưởng nhân viên kỹ thuật xuất sắc 2020.
Cach viet CV xin viec nghe co khi
Hướng dẫn cách viết nghề nghiệp trong CV xin việc cơ khí

3.2. Với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Rõ ràng, không phải ai đi xin việc, vừa mới bắt đầu đã có đầy đủ kinh nghiệm và trong nghề cơ khí, nhà tuyển dụng có thể chấp nhận cả ứng viên mới hoàn thành chương trình học nghề hoặc mới tốt nghiệp đại học. Dĩ nhiên, vấn đề là bạn sẽ gặp khó khăn khi viết CV xin việc nghề cơ khí: Không thể bỏ trống thông tin nhưng cũng không có thông tin phù hợp để liệt kê.
Ở trường hợp này, bạn có 2 lựa chọn như sau: Đã đi thực tập hay trải nghiệm thực tế ở xưởng chế tạo, công ty... hoặc có kinh nghiệm làm thêm trong vai trò hoàn toàn không liên quan (đi bán hàng, làm shipper...) thì có thể viết vào CV 2, 3 thông tin, nhấn mạnh vào những gì bạn đã học được (kỹ năng mềm, mối quan hệ); Ngược lại, khi bạn hoàn toàn không có thông tin để chia sẻ thì cũng không nên nói dối, hãy thay bằng lời khẳng định bạn có chuyên môn, kỹ năng thành thạo và sẵn sàng học hỏi, chăm chỉ.
Gợi ý: Xưởng cơ khí ABC, Thực tập sinh kỹ thuật cơ khí (3/2020 - nay)

  • Làm quen với hệ thống vận hành của các máy móc, thiết bị cơ khí cơ bản dùng trong nông nghiệp.
  • Học các kỹ năng sửa chữa, bảo dưỡng cơ bản.

4. Học vấn

Những người làm nghề cơ khí có thể giữ các vai trò khác nhau, từ cơ bản đến chuyên sâu và học vấn có thể là yêu cầu bắt buộc, cũng có thể không với ứng viên. Khi tuyển kỹ sư cơ khí, các doanh nghiệp sẽ viết rõ cần bằng cử nhân trở lên, trong khi những người xin việc thợ hàn, thợ cơ khí nói chung thì tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc đơn giản hơn là đi học tại các xưởng chế tạo, lắp ráp... đều có thể được chấp nhận. Viết CV xin việc nghề cơ khí, trong phần học vấn bạn nên viết chính xác, nếu tốt nghiệp THPT và đi học nghề (không phải trường học) thì hãy ghi cả 2 thông tin.
Gợi ý: Trường Trung cấp Nghề Cơ khí Hà Nội (9/2017 - 6/2019)

  • Ngành: Cắt gọt kim loại (tiện, phay, bào).
  • Xếp loại: Khá.

5. Kỹ năng

Để viết phần kỹ năng trong CV xin việc nghề cơ khí, trước hết bạn sẽ cần xác định xem nên viết gì và tránh đề cập đến điều gì. Kỹ năng mềm rõ ràng không quan trọng bằng kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực này. Bạn cũng không nên "máy móc" bắt đầu bằng kỹ năng chung chung như Tin học, tiếng Anh hay giao tiếp mà hãy nghĩ đâu là kỹ năng cơ bản, cần thiết cho công việc và không thể hoàn thành các nhiệm vụ nếu thiếu sót, không thành thạo.
Một lưu ý khác là ứng viên tránh viết các kỹ năng mình không có vào CV xin việc nghề cơ khí. Bạn không chỉ "ghi cho có" mà kỹ năng là công cụ để bạn làm việc nên nếu cuối cùng bạn không biết, không thành thạo thì chất lượng công việc sẽ bị ảnh hưởng, lời nói dối cũng sẽ bị phát hiện. Nhìn chung, viết vào CV khoảng 3 - 5 kỹ năng bạn có và cho là nó quan trọng nhất nhé.
Gợi ý:

  • Kỹ năng chuyên môn: Sử dụng thành thạo các thiết bị, máy móc chế tạo, lắp ráp và sữa chữa cơ khí.
  • Kỹ năng kỹ thuật, tư duy logic.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin.
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
Cach viet CV xin viec nghe co khi
Những kỹ năng cần có trong CV xin việc nghề cơ khí

6. Sở thích

Có thể nói, với nghề cơ khí thì dường như đa số nhà tuyển dụng sẽ không quá quan tâm đến sở thích của ứng viên. Tuy nhiên, vẫn sẽ có nhiều bên đọc phần này để dự đoán tính cách của ứng viên, tìm kiếm những người có thói quen lành mạnh, tính cách tích cực và nhất là tỉ mỉ, trung thực. Vì vậy, nếu trong số các sở thích của bạn có điều gì cho thấy nét tính cách này, hãy viết vào CV xin việc nghề cơ khí nhé. Chẳng hạn như: Đi du lịch, chơi game chiến thuật, game tư duy... Các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng nên viết phần này để CV đầy đủ và "dày" thông tin.

Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc

7. Tham chiếu

Không phải phần chính nhưng CV xin việc nghề cơ khí cũng không thể thiếu phần tham chiếu thông tin. Cũng như thông tin cá nhân, phần này bạn chỉ cần liệt kê tên, chức danh và số điện thoại, email của những người tham khảo của bạn là đủ, đừng cố phức tạp hóa vấn đề. Thông tin đó có thể là của giảng viên, giáo viên trong trường hay người hướng dẫn thực tập, quản lý của bạn.

Đọc thêm: Cách ghi người tham chiếu khi viết CV xin việc

8. Chứng chỉ

Với các kỹ sư cơ khí, chứng chỉ tin học hay ngoại ngữ phần nào giúp bạn tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn; trong khi đó, các vai trò kỹ thuật, thợ cơ khí thông thường thì chứng chỉ nghề cơ khí cũng đã đủ để bạn cạnh tranh. Đặc biệt, các bạn học nghề không qua trường lớp chính quy nên đăng ký khóa đào tạo và cấp chứng chỉ để dễ xin việc. Khi đã có chứng chỉ, hãy viết vào CV, còn nếu không, bạn nên ẩn phần này.

Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?

Những phần cuối cùng trong CV xin việc nghề cơ khí là giải thưởng và hoạt động. Thực tế, không có nhiều ứng viên có giải thưởng về thiết khí, chế tạo hay nghiên cứu. Và dĩ nhiên, bạn cũng chỉ viết được nếu thực sự từng giành được giải thưởng. Phần hoạt động thì phù hợp với các bạn mới ra trường, mới đi làm còn nếu đã có kinh nghiệm trên 5 năm thì bạn cũng có thể bỏ qua.

Đọc thêm: Nên ghi gì vào mục hoạt động trong CV xin việc?

cach viet cv xin viec nghe co khi 3

Tránh những sai sót nhỏ trong CV sẽ giúp bạn gia tăng sự thành công khi tìm việc làm

IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự nghề cơ khí

Chắc chắn, mỗi nhà tuyển dụng đều sẽ có tiêu chí khác nhau khi tìm kiếm nhân tài, cho dù là với vị trí nào. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự nghề cơ khí được xây dựng dựa trên các yêu cầu thực tế về công việc, những người như thế nào, có phẩm chất, nền tảng ra sao sẽ hoàn thành tốt nhất, phù hợp nhất với công việc đó. Một số yêu cầu cơ bản thường là:

  • Chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận.
  • Nhanh nhẹn, sức khỏe thể chất tốt.
  • Nền tảng kiến thức chuyên sâu.
  • Chủ động trong công việc.
  • Kiên trì, đam mê với nghề cơ khí.
  • Sáng tạo, nhiều ý tưởng và có khả năng hiện thực hóa ý tưởng đó.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây của Blog việc làm JobOKO.com, bạn đã nắm được những nguyên tắc cơ bản khi viết CV xin việc nghề cơ khi. Hãy nhớ, thông tin liên hệ phải chính xác, mục tiêu nghề nghiệp phải cho thấy đam mê của bạn với công việc này, kinh nghiệm làm việc phải liên quan đến vị trí ứng tuyển và đặc biệt là không được bỏ qua những thành tích, giải thưởng mà cá nhân đã đạt được.

tin mới

Các vị trí việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Công nghệ Kỹ thuật ô tô nằm trong số ngành Hot với mức điểm đầu vào khá cao ở các trường Đại học, Cao đẳng. Cũng chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô luôn rộng mở với nhiều vị trí có thu nhập hấp dẫn. Để biết, ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô ra trường có thể làm những vị trí nào, cùng JobOKO khám phá nhé.

03/02/2023 15:30

Các vị trí việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Học Kiến trúc ra làm gì? thu nhập và triển vọng nghề nghiệp

Trong nhiều năm liền, kiến trúc luôn được xem là một trong những ngành học thu hút nhất. Chưa nói đến cơ hội việc làm sau khi ra trường, chỉ riêng bản thân lĩnh vực sáng tạo này cũng đã rất hấp dẫn. Hãy cùng JOBOKO tìm hiểu xem chính xác thì học kiến trúc ra làm gì và có thu nhập, triển vọng ra sao bạn nhé.

15/09/2022 15:18

Học Kiến trúc ra làm gì? thu nhập và triển vọng nghề nghiệp

Top kỹ năng "sống còn" với Kỹ sư xây dựng

Ứng tuyển vị trí kỹ sư xây dựng, nếu bạn không có kỹ năng và chuyên môn tốt thì sẽ khó cạnh tranh với các ứng viên khác. Bởi ngành xây dựng tương đối vất vả, đổi lại bạn sẽ nhận được mức thu nhập đáng mơ ước. Do đó, để trụ vững, thành công với nghề thì các kỹ sư xây dựng cần trang bị cho mình những phẩm chất, kỹ năng thiết yếu.

14/09/2022 04:18

Top kỹ năng "sống còn" với Kỹ sư xây dựng

Kinh nghiệm tuyển dụng Nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả

Cứ 10 nhân viên kỹ thuật nghỉ hưu thì chỉ có khoảng 2 người mới vào làm việc. Điều này đã khiến cho nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật tăng cao đột biến và đặt áp lực lớn lên các doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải xây dựng các kế hoạch cụ thể để tuyển dụng nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả.

01/05/2022 14:33

Kinh nghiệm tuyển dụng Nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả

Các việc làm vị trí Nhân viên kỹ thuật hấp dẫn

Việc làm nhân viên kỹ thuật đa dạng lĩnh vực nên bạn có thể thoải mái lựa chọn để ứng tuyển. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu công việc và mức lương phổ biến khác nhau. Do vậy, ứng viên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định ứng tuyển vị trí kỹ thuật sao cho phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

22/04/2022 11:30

Các việc làm vị trí Nhân viên kỹ thuật hấp dẫn

Việc làm Architect là gì? Yêu cầu công việc kiến trúc sư

Có niềm đam mê nghệ thuật và sở hữu khả năng hội họa tốt, bạn mơ ước trở thành một kiến trúc sư (Architect) giỏi sau khi ra trường. Cơ hội để thực hiện điều này không khó nếu bạn tích cực trau dồi, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc tốt nhất.

19/04/2022 09:30

Việc làm Architect là gì? Yêu cầu công việc kiến trúc sư

Kỹ sư an toàn lao động là gì? Làm việc trong những lĩnh vực nào?

Kỹ sư an toàn lao động (Health Safety Engineer) là người chịu trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc an toàn nhất cho nhân viên trong công ty. Họ có thể làm việc trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, sản xuất,...

20/03/2022 15:30

Kỹ sư an toàn lao động là gì? Làm việc trong những lĩnh vực nào?

4 kỹ năng quan trọng giúp một kiến trúc sư công trình thành công với nghề

Kiến trúc sư công trình được xem là công việc mơ ước của nhiều người với mức thu nhập hấp dẫn. Để thành công và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp trở thành kiến trúc sư công trình, ngoài bằng cấp, kinh nghiệm thì kỹ năng nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu.

11/03/2022 10:30

4 kỹ năng quan trọng giúp một kiến trúc sư công trình thành công với nghề

Lương của Kiến trúc sư có cao không?

Kiến trúc sư còn được gọi là người kiến tạo giấc mơ, dùng nghệ thuật và kỹ thuật để sáng tạo, thiết kế lên những công trình tuyệt đẹp. Một công việc thú vị như vậy thu hút rất nhiều nhân sự tài năng nhưng ngoài đam mê nghề nghiệp thì mức lương cũng là một trong những yếu tố được các kiến trúc sư quan tâm nhiều nhất.

27/02/2022 10:30

Lương của Kiến trúc sư có cao không?

Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất

Nghề nghiệp kỹ sư là một phạm trù rất rộng, đề cập đến các công việc sử dụng khoa học và toán học để giải quyết các vấn đề khác nhau. Các kỹ sư làm việc trong các vị trí khác nhau bao gồm kỹ thuật cơ khí, điện, hóa chất, dân dụng và môi trường,... Cũng bởi vì nghề nghiệp kỹ sư là một lĩnh vực rộng như vậy, có nhiều chức danh khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu top ngành nghề kỹ sư tốt nhất nhé.

06/02/2022 02:40

Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.