Con đường sự nghiệp của nghệ sĩ, người biểu diễn liệu có trải đầy hoa hồng?

19/05/2022 09:30
Tinh tế và nhạy cảm, khéo léo và giàu cảm xúc, bạn có thể trở thành những nghệ sĩ tài năng và nổi tiếng, có nhiều người hâm mộ. Lựa chọn nghề nghiệp ở lĩnh vực nghệ thuật, biểu diễn nói chung cần nhiều "nhân duyên" và cả sự dũng cảm, đam mê và tình yêu đứng trên sân khấu.

Người nghệ sĩ là người mang niềm vui đến cho công chúng, tạo nên những giá trị nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, được biết đến rộng rãi. Có năng khiếu, tài hoa và đặc điểm tính cách phù hợp, mục tiêu trở thành một nghệ sĩ, người biểu diễn thì sự kiên định, cố gắng và một chút may mắn sẽ giúp bạn nhận về trái ngọt.

Trở thành nghệ sĩ cần sở hữu những yếu tố gì?

1. Những ai được gọi là nghệ sĩ, người biểu diễn?

Nghệ sĩ (Artist) và người biểu diễn (Performer/ Performer Artist) là những diễn viên, ca sĩ, diễn viên nhạc kịch, nghệ sĩ hài, người làm giải trí, họa sĩ, nhạc sĩ nói chung. Một nghệ sĩ là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, nhưng không phải ai đang làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật cũng được xem là nghệ sĩ.

Để trở thành nghệ sĩ, người biểu diễn, bạn cần có ngoại hình, năng khiếu, tài năng và được công chúng đón nhận. Những nghệ sĩ thành công là người có tác phẩm nổi bật, giá trị và được công chúng ghi nhớ, biết đến rộng rãi.

2. Cơ hội khi trở thành nghệ sĩ

Có thể nói, điều đầu tiên mà hầu hết chúng ta nghĩ tới về cơ hội của một nghệ sĩ, đó là sự nổi tiếng - danh tiếng cá nhân và tiền tài. Nghệ sĩ, người nổi tiếng luôn được cho là có thu nhập khủng, đi diễn một buổi có thể bằng người khác làm "cả năm". Thực hư ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với JobOKO để có thể dễ hình dung hơn nhé.

Là một nghệ sĩ, bạn sẽ:

  • Các tác phẩm được đón nhận, ủng hộ - được công nhận tài năng.
  • Danh tiếng cá nhân, được nhiều người biết đến, ủng hộ, có nhiều người hâm mộ (fan).
  • Có tiềm năng nhận mức catse (tiền cát xê, catxe) cực cao.
  • Thường xuyên xuất hiện trên báo chí, truyền thông, truyền hình, độ nhận diện càng cao thì danh tiếng càng tốt, từ đó có nhiều hợp đồng quảng cáo, làm người đại diện với mức hoa hồng khủng.
  • Có thể lưu danh muôn thuở, được nhớ đến, biết đến ngay cả hàng chục, thậm chí là trăm năm sau nếu có tác phẩm, sản phẩm xuất sắc, ý nghĩa.

Bởi vì những cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thu nhập quá lớn nên ngày càng có nhiều bạn trẻ có giấc mơ hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, vẫn có nhiều yếu tố bạn cần cân nhắc bởi vì không phải ai cũng thành công khi quyết định trở thành nghệ sĩ, và nếu không thành công thì vẫn còn những thách thức khác mà bạn cần biết cách đối mặt.

Cơ hội nghề nghiệp khi theo đuổi con đường làm nghệ sĩ

3. Những khó khăn của nghệ sĩ, người biểu diễn

Người mơ ước trở thành nghệ sĩ nổi tiếng có rất nhiều, nhưng thực sự thành công thì không có bao nhiêu. Những khó khăn khi theo đuổi nghề diễn điển hình phải kể đến như:

  • Khó cạnh tranh vì nhiều "đối thủ" - các ứng cử viên sáng giá khác cũng muốn thử sức, thử "vận may".
  • Quá trình làm thực tập sinh, đào tạo và tìm kiếm cơ hội thường rất vất vả, không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp, cần làm thêm các công việc khác để có tài chính trang trải cuộc sống.
  • Tài năng không đủ nổi bật hoặc rất xuất sắc nhưng kém may mắn, chưa có cơ hội/ tác phẩm ấn tượng để nổi lên.
  • Không nổi tiếng sẽ chủ yếu là đóng vai phụ, vai quần chúng, làm ca sĩ ghi âm,... ít có cơ hội được biết đến, mức thu nhập cũng sẽ không đủ để trang trải.

Không chỉ vậy, ngay cả khi đã thành công thì sau ánh hào quang, nghệ sĩ và những người biểu diễn sẽ có những áp lực khác như:

  • Khi nổi tiếng sẽ có nhiều áp lực từ công ty đại diện (các hợp đồng có thể khắt khe), áp lực từ chính người hâm mộ và anti fans, cuộc sống cá nhân (đời tư) không thực sự được tự do, riêng tư như mong muốn.
  • Hoạt động liên tục để mở rộng độ nhận diện trước công chúng, áp lực có tác phẩm xuất sắc hơn để "định vị" bản thân.
  • Bắt kịp các xu hướng để không "tụt hậu" so với thế hệ mới - nếu không liên tục làm mới hình ảnh bản thân sẽ bị các nghệ sĩ mới vượt lên và dần trở thành ngôi sao "vụt tắt".

4. Đặt mục tiêu trở thành nghệ sĩ nổi tiếng, nên hay không?

Từ những phân tích cơ hội và khó khăn của những nghệ sĩ, người biểu diễn ở trên, chắc hẳn bạn đã có thể so sánh và đánh giá khách quan, từ đó đưa ra quyết định. Ở quan điểm, góc nhìn cá nhân của bạn cảm thấy năng lực của mình thế nào và liệu các cơ hội bạn có thể nhận được trong vai trò nghệ sĩ có "xứng đáng" để bạn kiên định và vượt qua những khó khăn hay không? Trả lời được câu hỏi đó, bạn sẽ định hướng rõ ràng hơn cho sự nghiệp làm nghệ thuật của mình.

5. Có cần học qua trường lớp để trở thành nghệ sĩ hay không?

Một thực tế có vẻ hơi "trái ngang" với những người nghệ sĩ đó là có những người xuất phát điểm không qua trường lớp nhưng lại có năng khiếu, là kiểu nghệ sĩ thiên tài - trong khi nhiều người học trường "xịn", xuất sắc nhưng mãi không bật lên được. Vậy, câu hỏi ở đây là có bắt buộc phải "đi học" để hoạt động nghệ thuật hay không?

Hãy đối mặt với sự thực rằng thiên tài âm nhạc, thiên tài diễn xuất hay thiên tài sáng tác,... chẳng có mấy người. Đặc điểm tính cách, khả năng giao tiếp, sự tinh tế trong cảm xúc,... chỉ là một phần quyết định thành công trong sự nghiệp của bạn. Trong khi đó, sự nỗ lực học hỏi sẽ là bắt buộc.

Nói cách khác, nếu như có mục tiêu trở thành nghệ sĩ, bạn vẫn cần học - có thể là học ở trường lớp chính quy, học qua các chương trình đào tạo thực tập sinh của các công ty giải trí, studio,... Phát huy tài năng thiên bẩm và sự hướng dẫn chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có nền tảng vững để trở thành người nghệ sĩ xuất sắc, hoạt động lâu dài và đạt được thành công như mong muốn.

Trở thành nghệ sĩ không bắt buộc phải theo đuổi trường lớp

6. Yếu tố quyết định thành công của người nghệ sĩ

Không có "công thức" tiêu chuẩn để "tạo" nên một nghệ sĩ thành công, bởi vì bản thân nghệ thuật là sự sáng tạo, khác biệt, dấu ấn cá nhân và không ai giống ai. Người nghệ sĩ tài năng, được công nhận và nổi tiếng là những người có thể là chính mình, cho thấy cảm xúc, cảm nhận, cái tôi cá nhân với phong cách riêng - để khi nghĩ đến tác phẩm thì tác giả nghĩ ngay tới bạn hoặc ngược lại.

Một số yếu tố được cho là có vai trò quyết định đối với thành công của người nghệ sĩ gồm có:

  • Tài năng: Bạn phải thực sự nổi bật về ít nhất một năng khiếu nào đó như vẽ, hát, viết, sáng tác nhạc, chơi nhạc cụ,...
  • Ngoại hình đẹp: Ngoại hình là một loại tài năng mà nhiều trường hợp còn quan trọng hơn cả tài năng về mặt chuyên môn.
  • Khả năng định hình phong cách cá nhân: Có những nghệ sĩ có phần "dị", cũng có người theo phong cách lạnh lùng, người lại dễ thương, vui vẻ, hài hước,... Phong cách đóng vai trò quan trọng đối với cách khán giả nhớ về bạn.
  • Công ty đại diện: Ở nước ngoài hay ở Việt Nam cũng vậy, công ty giải trí, truyền thông lớn sẽ có tiêu chuẩn tuyển thực tập sinh khắt khe hơn, đổi lại, khi được ra mắt thì bạn sẽ được dồn mọi nguồn lực, nghĩa là dễ nổi tiếng hơn.
  • Truyền thông, marketing: Chắc chắn ở thời đại truyền thông đa phương tiện và internet phát triển bùng nổ như hiện nay, muốn nổi tiếng sẽ cần đến hoạt động xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân/ nhóm/ phòng làm việc và truyền thông cho các tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật.
  • Sản phẩm, tác phẩm: Sáng tạo ra các tác phẩm xuất sắc, được giới chuyên môn đánh giá cao, dành giải thưởng; tham gia các tác phẩm truyền hình, kịch nói,... được đông đảo công chúng biết đến,... sẽ là một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của bạn trong vai trò nghệ sĩ, người biểu diễn.

Con đường sự nghiệp của người nghệ sĩ không dễ để một đường bằng phẳng, nhưng những trải nghiệm trong suốt quá trình khám phá, sáng tạo và thể hiện bản thân, được ghi nhận tài năng, có danh tiếng và thu nhập tốt vẫn là những động lực đáng để bạn thử sức, nỗ lực. Chúc bạn kiên định với hành trình trở thành một ngôi sao sáng trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật!

MỤC LỤC:
1. Những ai được gọi là nghệ sĩ, người biểu diễn?
2. Cơ hội khi trở thành nghệ sĩ
3. Những khó khăn của nghệ sĩ, người biểu diễn
4. Đặt mục tiêu trở thành nghệ sĩ nổi tiếng, nên hay không?
5. Có cần học qua trường lớp để trở thành nghệ sĩ hay không?
6. Yếu tố quyết định thành công của người nghệ sĩ

Đọc thêm: Con đường sự nghiệp Nhạc sĩ liệu có "dễ đi"? Làm thế nào để phát triển?

Đọc thêm: Diễn giả là làm gì? công việc như thế nào?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888