Tầm quan trọng của Contingent staff trong doanh nghiệp
Contingent staff hay contingent worker là những người làm công việc như người lao động độc lập (independent contractor), nhân viên thời vụ (temporary worker), freelancer hay cố vấn (consultant). Không có định nghĩa nào chính xác về contingent staff là gì nhưng về cơ bản, họ không phải là những người làm việc chính thức như nhân viên làm việc lâu dài (permanent staff) và thường không có hợp đồng lao động cũng như thời gian làm việc nhất quán. Họ không phải là nhân viên thực sự của một công ty mà chỉ được tuyển dụng khi có nhu cầu và sẽ chấm dứt quan hệ lao động ngay sau khi công việc được hoàn tất.
Contingent staff rất phổ biến trong các ngành nghề có nhu cầu sử dụng lao động biến động theo mùa. Ví dụ như các công ty bán lẻ cần nhiều nhân viên hơn vào mùa Giáng sinh, Tết Nguyên Đán, công ty du lịch vào mùa cao điểm,... Phần lớn trong số họ chỉ làm việc trong thời gian ngắn và được trả lương theo giờ, theo dự án hoặc theo hoa hồng.
Contingent staff có thể được nhận biết qua những dấu hiệu như không có hợp đồng lao động, làm việc part-time, mức bảo đảm việc làm thấp, được trả lương ngay sau giờ làm/dự án,... Lợi ích chính khi trở thành một contingent staff là sự linh hoạt. Bạn có thể tự mình sắp xếp thời gian và thường không phải làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ của cấp trên. Ngay bản thân những người tuyển dụng lao động cũng được tận hưởng những lợi ích của sự linh hoạt này khi mà họ có thể dễ dàng điều chỉnh số lượng lao động theo những biến động của thị trường.
Mặc dù cũng có những mặt hạn chế nhất định nhưng việc tuyển dụng contingent staff sẽ mang lại cho cả người lao động và doanh nghiệp rất nhiều lợi ích khác nhau. Như đã nói ở trên, contingent staff mang lại sự linh hoạt cho cả hai bên. Người lao động có thể tự do làm việc; trong khi đó, đây sẽ là một giải pháp tài chính hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Có rất nhiều lý do tại sao doanh nghiệp bạn nên tuyển dụng contingent staff thay vì permanent staff. Thứ nhất, đây không phải là lực lượng lao động cố định nên các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh số lượng nhân viên theo khối lượng công việc và nhu cầu của thị trường.
Tuyển dụng contingent staff cũng là một phương pháp để giảm thuế cho doanh nghiệp. Đây cũng là một khoản chi phí lớn. Doanh nghiệp sẽ không phải đóng các khoản như thuế quỹ lương, bảo hiểm thất nghiệp, phúc lợi cho người lao động,... khi tuyển dụng contingent staff thay vì permanent staff.
Những contingent staff thường có thể cân bằng cuộc sống - công việc tốt hơn là những permanent staff. Nhiều vị trí việc làm cho phép họ làm việc từ xa hoặc làm việc giờ giấc linh hoạt. Ngoài ra, vì tính chất công việc là tạm thời nên người lao động có thể dễ dàng chuyển từ việc này sang việc khác mà không phải lo lắng về những gì cần phải viết trong CV.
Trở thành contingent staff, người lao động cũng sẽ có cơ hội làm việc ở nhiều vị trí trong nhiều ngành nghề khác nhau và tích lũy nhiều kỹ năng, kinh nghiệm hơn cho công việc full-time trong tương lai (nếu có).
Ưu điểm của việc tuyển dụng contingent staff
Các doanh nghiệp nói chung và bộ phận nhân sự nói riêng cần phải phân biệt chính xác các công việc khác nhau liên quan đến contingent staff, bao gồm người lao động độc lập, nhân viên thời vụ,... Người lao động độc lập hoàn toàn khác với nhân viên thời vụ. Theo quy định, các công ty sẽ không phải đảm bảo bất cứ chế độ phúc lợi nào cho nhân viên thời vụ nhưng ngược lại, họ phải đảm bảo các quy định của luật lao động với nhân viên chính thức như mức lương tối thiểu hay trả lương làm thêm giờ,...
Mặt khác, người lao động độc lập có thể được trả lương một lần sau khi hoàn thành dự án hoặc trả lương theo đợt. Các doanh nghiệp không thể áp dụng các quy định giống nhau đối với nhân viên thời vụ/chính thức và người lao động độc lập bởi họ là một cơ quan tự chủ hoàn toàn hợp pháp.
Sự khác biệt giữa nhân viên thời vụ và người lao động độc lập chủ yếu ở chỗ chế độ phúc lợi từ phía nhà tuyển dụng. Nhân viên thời vụ có thể sẽ phải làm việc theo giờ cố định, chịu sự giám sát của cấp trên,... Tuy nhiên, người lao động độc lập có thể tự sắp xếp thời gian làm việc và sẽ không có cấp trên trực tiếp giám sát công việc.
Các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các yếu tố lợi và hại trước khi quyết định có nên tuyển contingent staff hay không. Họ sẽ được tuyển dụng vào vị trí nào và để làm công việc gì?
Nếu bạn có dự án hoặc cần thêm nhân lực để làm chương trình khuyến mại, ra mắt sản phẩm,... thì nhân viên thời vụ sẽ là một sự lựa chọn phù hợp. Nếu như tính chất công việc của doanh nghiệp đòi hỏi tự tăng/giảm số lượng nhân viên thường xuyên thì tuyển dụng contingent staff cũng sẽ là một lợi thế. Tuy nhiên, nếu như công việc của bạn đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn cao, được đào tạo kỹ lưỡng trước khi vào làm việc thì đây chắc chắn không phải là một sự lựa chọn thông minh.
Sau quá trình cân nhắc kỹ càng mà bạn vẫn đưa ra quyết định tuyển nhân viên thời vụ thì hãy tham khảo những lưu ý Joboko cập nhật chi tiết trong bài viết nhé. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh được những rắc rối liên quan đến pháp luật và đảm bảo tuyển được nhân sự đạt yêu cầu, chất lượng tốt.
MỤC LỤC:
I. Contingent staff là gì?
II. Những lợi ích khi tuyển dụng nhân viên không chính thức
III. Phân loại Contingent staff
IV. Có nên tuyển nhân viên không chính thức hay không?
V. Lưu ý cho nhà tuyển dụng khi tuyển nhân viên thời vụ
Đọc thêm: 4 lợi ích của Freelancers khi làm việc Part time
Đọc thêm: Việc làm Part time và Casual Job khác nhau như thế nào?