Chinh phục nhà tuyển dụng từ những giây đầu tiên với 4 mẹo viết CV

06/05/2022 13:30
Trong một thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, một vị trí tuyển dụng thường có rất nhiều ứng viên ứng tuyển. Nếu như CV của bạn có thể tạo ấn tượng tổng thể tích cực, thu hút nhà tuyển dụng từ những giây đầu tiên thì cơ hội việc làm của bạn sẽ tăng đáng kể.

Không cần phải nhấn mạnh nhiều hơn về tầm quan trọng của CV xin việc trong quá trình tìm việc làm vì chắc hẳn bất cứ ai trong chúng ta cũng hiểu rằng nếu CV tệ thì sẽ không còn phỏng vấn, nhận việc nữa. Hơn thế nữa, nếu CV không có điểm nhấn, mờ nhạt thì bạn cũng không thể vượt qua vòng sàng lọc đầu tiên. Qua 4 mẹo viết CV sau đây, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách để có CV thuyết phục, ấn tượng.

Làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ trang CV đầu tiên?

1. Phần Thông tin cá nhân của CV được viết rõ ràng

Ở bất cứ bản CV xin việc nào, thông tin và hình ảnh đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn cũng sẽ là ảnh CV và thông tin cá nhân của bạn. Đó cũng là lý do mà phần này luôn xuất hiện ở đầu các trang CV. Vậy, ứng viên phải làm sau để chắc chắn rằng ấn tượng của nhà tuyển dụng về bạn ở phần này tích cực?

Trước hết, hãy chắc chắn bạn đã biết cách viết phần Thông tin cá nhân trong CV. Đừng quá tự tin rằng phần này "không có gì đặc biệt" và "ai cũng viết được". Thực tế, nội dung thông tin có thể ngắn gọn nhưng chúng ta vẫn thường phạm lỗi là viết quá dài, liệt kê cả thông tin không cần thiết.

Trừ khi bạn ứng tuyển các công việc có yêu cầu tiết lộ số đo 3 vòng, chiều cao,... còn nếu không, phần Thông tin cá nhân trong CV sẽ chỉ cần: Họ và tên, năm sinh (hoặc tuổi), số điện thoại và địa chỉ email. Chia sẻ hồ sơ cá nhân, link tài khoản MXH thì bạn có thể đưa vào CV hoặc không, tùy công việc và hình ảnh trực tuyến của bạn có đủ tốt hay không.

Không chỉ vậy, phần hình ảnh của CV cũng phải được chọn kỹ lưỡng. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng và nếu bạn "gửi lời chào" tới nhà tuyển dụng bằng một bức ảnh đại diện tươi tắn, tự nhiên - không bị cứng nhắc, quá nghiêm túc hoặc quá thoải mái, ảnh selfie,... thì chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm hiểu nhiều hơn về bạn đấy!

2. Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện được "bản sắc" của ứng viên

Mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn có thể trình bày những giá trị nổi bật của bản thân để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng mình thực sự là ứng viên tiềm năng và phù hợp nhất cho vị trí đang ứng tuyển. Có thể nói, đây chính là phần giúp bạn xây dựng hình ảnh và chứng minh rằng mục tiêu nghề nghiệp của bản thân phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn của công ty để từ đó nhà tuyển dụng có thêm căn cứ quyết định xem bạn có thể thích nghi, hòa nhập và gắn bó với công ty về lâu dài không.

Muốn viết tốt phần Mục tiêu nghề nghiệp trong CV, bạn sẽ cần:

  • Hiểu về năng lực bản thân và định vị mình trong lĩnh vực hiện tại (chuyên môn, bằng cấp, số năm kinh nghiệm, kỹ năng).
  • Xác định mục tiêu của bản thân trong ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo mục tiêu có khả năng đạt được và sẽ định lượng được theo thời gian.
  • Cân nhắc xem mục tiêu đó có thích hợp để viết vào CV hay không.
  • Viết 2, 3 mục tiêu vào CV xin việc, đồng thời khéo léo lồng ghép thông tin để giải thích xem tại sao bạn lại là ứng viên phù hợp (bằng cấp, kinh nghiệm, thành tích).
  • Mục tiêu nghề nghiệp viết ngắn, khoảng 2 gạch đầu dòng hoặc tối đa 4 - 5 dòng.

Kỹ năng là phần được nhà tuyển dụng chú trọng trong CV xin việc

3. Đánh giá đúng tầm quan trọng của phần Kỹ năng

Khi đọc CV của ứng viên, nhà tuyển dụng nào cũng sẽ chú ý đến mục Kỹ năng. Chính vì vậy, đây là lý do vì sao kỹ năng là thông tin quan trọng bạn cần trình bày ngay trong trang CV đầu tiên. Nếu kỹ năng của bạn thực sự phù hợp và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng, cơ hội bước vào vòng phỏng vấn sẽ rất cao.

Mẹo viết phần Kỹ năng trong CV gồm:

  • Trung thực khi tự đánh giá kỹ năng của bạn, bạn thành thạo và tự tin nhất với các kỹ năng nào?
  • Liệu kỹ năng bạn có có cần thiết với công việc?
  • Theo mô tả công việc của nhà tuyển dụng, hãy xác định thứ tự ưu tiên của các kỹ năng trong CV, ví dụ nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có khả năng ngoại ngữ từ 6.5 IELTS trở lên, hãy viết thông tin ở đầu tiên (vì là điều kiện tiên quyết).
  • Tổng số kỹ năng chia sẻ trong CV xin việc giới hạn trong 4 - 6 kỹ năng, không kèm theo giải thích (vì sẽ khiến CV dài và có hình thức không chuyên nghiệp).

4. Phần Kinh nghiệm được làm nổi bật với thành tích, số liệu

Để có thể trình bày tất cả kinh nghiệm làm việc của bản thân chỉ trong một vài gạch đầu dòng ngắn gọn thực sự không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, đây là phần quan trọng và nhà tuyển dụng sẽ đọc kỹ nhất trong CV của bạn, vì vậy, làm nổi bật thông tin ở phần này có ý nghĩa "sống còn" với việc CV của bạn được chấm điểm xuất sắc hay bị loại.

Phần Kinh nghiệm trong CV xin việc sẽ được trình bày chuẩn chỉnh với các mẹo sau:

  • Khi đã có kinh nghiệm, hãy liệt kê từ 2 - 5 kinh nghiệm liên quan tới vị trí ứng tuyển; chưa có kinh nghiệm thì viết 1 - 3 trải nghiệm thực tập, làm thêm, làm CTV.
  • Cần rõ ràng các thông tin: Vị trí (chức danh), tên công ty/ tổ chức, thời gian làm việc, nhiệm vụ chính và kết quả (bạn phát triển kỹ năng gì, đạt thành tích gì).
  • Luôn cố gắng có các số liệu thống kê kết quả công việc, thành tích vào để phần Kinh nghiệm thêm nổi bật - có thể là số liệu về doanh thu (tiền hoặc tỷ lệ phần trăm), khả năng vượt KPI, mức độ hài lòng của khách hàng,...).

Có thể thấy, CV xin việc đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong quá trình ứng tuyển của mỗi ứng viên. Muốn có được kết quả ứng tuyển tốt thì bạn cần có một chiến thuật viết CV hiệu quả. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ những giây đầu tiên để gia tăng cơ hội trúng tuyển.

MỤC LỤC:
1. Phần Thông tin cá nhân của CV được viết rõ ràng
2. Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện được "bản sắc" của ứng viên
3. Đánh giá đúng tầm quan trọng của phần Kỹ năng
4. Phần Kinh nghiệm được làm nổi bật với thành tích, số liệu

Đọc thêm: Trình bày CV không còn là nỗi lo với 6 mẹo đơn giản

Đọc thêm: Nguyên tắc viết phần Kinh nghiệm trong CV xin việc bạn có biết?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888