Bạn cảm thấy những lời góp ý của đồng nghiệp hay cấp trên là một sự chỉ trích hay là cơ hội để bạn phát triển bản thân? Những sai lầm khiến bạn cảm thấy suy sụp hay là động lực để bạn phấn đấu hơn nữa ở những lần tiếp theo? Câu trả lời sẽ cho thấy kiểu tư duy của bạn trong công việc, bạn có Growth mindset hay Fixed mindset?
Phân biệt hai kiểu tư duy phổ biến trong công việc
Fixed mindset có thể hiểu đơn giản là kiểu tư duy cố định. Trong khi đó, Growth mindset được định nghĩa là tư duy cầu tiến. Ngay chính từ tên gọi của nó đã phần nào cho thấy sự khác biệt của hai lối suy nghĩ này và thậm chí là cả tác động của nó đối với công việc.
Fixed mindset là lối tư duy cho rằng các yếu tố như tính cách, sự thông minh, sáng tạo đều là bẩm sinh và gần như không thể thay đổi được. Trong khi đó, những người có lối tư duy theo kiểu Growth Mindset sẽ coi khoảng cách giữa kiến thức và kỹ năng làm việc của mình với những người khác là một thiếu sót cần khắc phục, hay nói cách khác là một điểm mà bản thân cần phải phấn đấu hơn nữa để hoàn thiện. Những người mang trong mình Growth mindset luôn tin rằng bằng sự nỗ lực, quyết tâm và được đào tạo đúng hướng, khả năng của họ sẽ được cải thiện đáng kể.
Lấy việc học ngoại ngữ làm một ví dụ. Những người có tư duy cố định sẽ cho rằng họ chẳng hề có tố chất để học thêm một ngôn ngữ mới, thậm chí ngay từ khi họ chưa từng thử sức hay cố gắng. Ngược lại, những người tư duy cầu tiến sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện một cách chăm chỉ. Như vậy, họ chắc chắn sẽ làm được ngay cả khi không hề có tố chất.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau giúp bạn phân biệt giữa Growth mindset và Fixed mindset và xem xem mình có lối tư duy nào như:
So sánh sự khác biệt giữa Growth mindset và Fixed mindset
Những người có lối tư duy theo kiểu Growth mindset sẽ luôn cố gắng, phấn đấu để mình ngày một tiến bộ hơn - đây là điều mà bất cứ người quản lý nào cũng cần có ở nhân viên của mình. Trên thực tế, lối tư duy cố định hay cầu tiến sẽ có tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh của công việc, từ cách mà bạn phản ứng lại với những ý kiến đóng góp của những người xung quanh cho tới thái độ sẵn sàng tiếp nhận một công việc mới, dự án mới. Đối với những người đảm nhiệm các vị trí cao trong công ty thì nó thậm chí còn ảnh hưởng tới cả phong cách quản lý của họ.
Ví dụ, một người quản lý có tư duy cố định sẽ luôn cho rằng nhân viên của mình sẽ chẳng thể làm được gì tốt hơn công việc hiện tại và họ cũng ít khi đưa ra những thử thách mới cho nhân viên. Trong khi đó, những người cầu tiến luôn cố gắng đưa ra những ý kiến đóng góp mang tính chất xây dựng cho cấp dưới, giúp họ tiến bộ hơn mỗi ngày và tạo cơ hội để họ phát huy năng lực của bản thân.
Vai trò của lối tư duy theo kiểu Growth mindset
Tất nhiên, chẳng có ai trong chúng ta hoàn toàn thuộc về kiểu tư duy cố định hay cầu tiến. Tuy nhiên, điều cần làm là cố gắng rèn luyện tư duy cầu tiến mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào có thể. Một cách rất hiệu quả là tự đặt ra câu hỏi cho bản thân xem bạn đã phản ứng như thế nào với sự việc đang xảy ra? Bạn có phản ứng tiêu cực hay thái quá với lời khuyên của đồng nghiệp? Bạn có đang tìm cách để phát triển bản thân hay đang cố gắng giữ mình trong vùng an toàn?
Sau đó, hãy xem xem bạn có thể làm gì khác trong những trường hợp như vậy hay không? Nếu có thì bạn có nhận lại được điều gì tốt đẹp hơn hay không? Dần dần, bạn sẽ có thể vượt qua sự nghi ngờ đối với chính bản thân mình, chỉ tập trung vào điểm mạnh của bản thân và những gì bạn có thể làm được.
Không ai có thể khẳng định mình có lối tư duy Growth mindset hay Fixed mindset. Điều này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, vào từng trường hợp cụ thể khác nhau. Điều quan trọng hơn hết là bạn phải xác định được những điểm mạnh, điểu yếu của mình trong công việc để có kế hoạch khắc phục hoặc phát huy một cách hiệu quả.
MỤC LỤC:
I. Growth mindset và Fixed mindset là gì?
II. Sự khác biệt giữa Growth mindset và Fixed mindset
III. Tầm quan trọng của Growth mindset trong công việc
Đọc thêm: Phương pháp nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo hiệu quả
Đọc thêm: Phát triển khả năng tư duy sáng tạo trong công việc