Vì sao nên làm việc thông minh thay vì chăm chỉ nhưng không có kế hoạch?
MỤC LỤC:
I. Như thế nào là làm việc thông minh? vì sao lại hiệu quả?
II. Cách làm việc thông minh để mang đến hiệu suất cao
Lý do bạn nên làm việc thông minh thay vì chăm chỉ
I. Như thế nào là làm việc thông minh? vì sao lại hiệu quả?
Không dễ để định nghĩa như thế nào thì là làm việc thông minh và ngược lại do quan điểm của mỗi người và mỗi môi trường khác nhau. Nhìn chung, làm việc thông minh là khi bạn biết sắp xếp công việc và quản lý thời gian hợp lý, hoàn thành tốt khối lượng công việc được giao với chất lượng tốt nhất trong thời hạn cho phép và tiết kiệm được nhiều nguồn lực. Khi làm việc thông minh, hiệu suất tổng thể của bạn được nâng lên và bạn cũng không cảm thấy quá sức hay bị kiệt quệ, vẫn có thể cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống.
Trên thực tế, nhiều người cho rằng doanh nghiệp thích nhân viên tăng ca hoặc chăm chỉ bằng nhiều hình thức nhưng rõ ràng, ở cương vị quản lý, họ thích người "được việc" hơn là làm nhiều, làm lâu nhưng không hiệu quả. Phương pháp làm việc thông minh không chỉ giúp bản thân nhân viên mà cũng thúc đẩy công ty phát triển, tiến xa hơn nữa.
II. Cách làm việc thông minh để mang đến hiệu suất cao
1. Không "côm đồm" một lúc nhiều việc
Nhiều người cho rằng đa nhiệm hay thực hiện nhiều công việc cùng lúc là một cách làm việc hiệu quả. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy bộ não hoạt động hiệu quả hơn khi chúng ta tập trung vào một công việc nhất định tại một thời điểm.
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, chúng ta có thể tiêu tốn tới 40% thời gian khi chuyển đổi giữa các công việc, đặc biệt với những công việc phức tạp và không quen thuộc. Việc phụ trách nhiều công việc cùng lúc khiến não bộ của bạn phải làm việc căng thẳng mà lại không cho hiệu suất làm việc cao. Cách để làm việc thông minh hơn là hãy tập trung năng lượng của bạn vào một nhiệm vụ duy nhất tại một thời điểm.
2. Loại bỏ các thiết bị gây xao lãng
Có nhiều yếu tố có thể khiến bạn xao lãng, mất tập trung. Những thiết bị khiến nhân viên văn phòng dễ mất tập trung nhất phải kể đến các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng,... Mọi người thường mất hàng giờ, hàng ngày sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo và Instagram. Do đó, trừ khi công việc của bạn cần sử dụng điện thoại, nếu không hãy tắt tất cả các thông báo để bạn có thể tập trung vào công việc đang làm.
Các tác nhân khác ở nơi làm việc có thể khó tránh khỏi như tiếng đồng nghiệp trò chuyện, tiếng máy móc, thiết bị. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng tai nghe chống ồn hoặc nếu được, hãy chuyển đến nơi yên tĩnh hơn để làm việc.
3. Đảm bảo các kỹ năng cần thiết cho công việc
Ngay cả khi bạn chưa được đào tạo đầy đủ để có thể đảm nhiệm công việc hay quản lý của bạn không giỏi trong việc đào tạo, đừng ngồi yên chấp nhận học việc quá lâu mà không thể hoàn thành bất cứ công việc nào. Bạn có thể xem xét các chương trình đào tạo khác của công ty, các tổ chức trong ngành hoặc các trường đại học.
Nếu bạn làm các công việc chân tay, sếp của bạn thường sẽ đồng ý cho bạn nghỉ việc có lương và trả chi phí cho việc đào tạo bổ sung của bạn. Bạn cũng có thể tự trau dồi năng lực làm việc bằng cách đọc sách, xem các video hướng dẫn hay học tập từ đồng nghiệp trong công ty.
4. Không nên quá đề cao sự hoàn hảo
Mặc dù trở thành người cầu toàn có thể đem lại kết quả làm việc tốt, nó cũng có thể ảnh hưởng tới tốc độ làm việc của bạn. Cho dù bạn đang viết một cuốn tiểu thuyết hay chuẩn bị cho một cuộc họp kinh doanh, bạn sẽ dễ dàng nhận ra việc cố gắng duy trì sự hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ sẽ khiến bạn mất tập trung và cản trở đà phát triển.
Ngay cả khi bạn không tìm được giải pháp hoàn hảo, hãy đánh dấu lại, tạm bỏ qua phần đó và tiếp tục công việc của mình. Bạn có thể quay trở lại để hoàn thiện sau khi đã giải quyết được tổng thể công việc. Đặt nặng sự hoàn hảo sẽ gây lãng phí thời gian của bạn vì đôi khi chi tiết mà bạn mất cả giờ đồng hồ để hoàn thiện có thể sẽ bị bỏ đi khi bạn chỉnh sửa lại tổng thể dự án.
Đọc thêm: Người thông minh không chọn cách làm việc một mình
Với cách làm việc thông minh, mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng
5. Hợp tác với đồng nghiệp
Nếu bạn đang đau đầu với lượng công việc lớn và không thể giải quyết nổi, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, cấp dưới hoặc những người có khả năng mà bạn biết. Bạn hoàn toàn có thể cộng tác với họ trong quá trình làm việc. Làm việc nhóm sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các thành viên trong nhóm sẽ phụ trách những công việc thuộc thế mạnh của họ và bạn sẽ không cần phải tự mình làm tất cả mọi việc nữa.
6. Nắm được mục tiêu công việc
Thời gian bạn bỏ ra sẽ lãng phí nếu như bạn không biết mục đích làm việc của mình là gì. Hãy tìm hiểu và nắm rõ những nhiệm vụ bạn phải hoàn thành. Một trong những cách để làm việc thông minh hơn là lập danh sách các công việc hàng ngày. Khi bạn hoàn thành bất kỳ một công việc nào, hãy gạch chúng ra khỏi danh sách.
Càng nhiều mục được gạch đi, bạn càng có động lực để hoàn thành những công việc còn lại. Tập trung vào các kết quả cụ thể cũng giúp bạn làm việc có tổ chức và vạch ra các định hướng mới cho sự nghiệp của bạn.
7. Phối hợp các phương pháp khác nhau
Bạn có thể phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để nâng cao năng suất làm việc. Ví dụ, một trong những biện pháp để cải thiện năng suất là phân chia một dự án lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn. Hãy thực hiện từng nhiệm vụ nhỏ và dành thời gian nghỉ ngơi sau khi mỗi nhiệm vụ. Khi bạn đã hoàn thành một dự án nào đó, hãy đứng dậy, đi dạo xung quanh công ty và thưởng thức một ly cà phê.
Cách nâng cao kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc khoa học
Chỉ cần biết cách sắp xếp công việc, bạn có thể hoàn thành công việc nhanh chóng mà vẫn cho chất lượng tốt. Hãy áp dụng những lời khuyên trên vào thực tế và bạn sẽ nhận ra những thay đổi tích cực mà chúng mang lại. Đồng thời, tìm hiểu về cách nâng cao kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc một cách khoa học để cân bằng giữa cuộc sống và sự nghiệp.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.