Học gì ra làm Video Game Designer?

07/01/2020 10:01
Chơi game là thói quen, sở thích của hầu hết bạn nam từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành. Chơi là một chuyện, nhưng đã bao giờ bạn nghĩ mình sẽ tự tay thiết kế video game cho người khác chơi chưa? Nếu bạn có suy nghĩ nghiêm túc biến thiết kế video game trở thành nghề nghiệp Designer trong tương lai thì bài viết dưới đây của Joboko.com là dành cho bạn.


Thực tế có rất nhiều bạn trẻ đang theo đuổi ngành thiết kế, ngành này rất rộng cũng như có rất nhiều những công việc khác nhau. Chính vì thế tùy vào nhu cầu cũng như sở thích của mình bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho công việc của bản thân. Ngoài học gì ra làm Video Game Designer thì bạn cũng có thể quan tâm đến ngành thiết kế có những vị trí nào để biết rõ hơn nhằm phục vụ quá trình học hỏi, tìm việc làm của mình nhanh chóng.

Để trở thành chuyên viên thiết kế video game các bạn cần học gì?

 

1. Video Game Designer là nghề gì?

Chuyên viên thiết kế video game - tiếng Anh là Video Game Designer, là một thành viên quan trọng trong đội ngũ làm video game, người đưa ra khái niệm, nhân vật, bối cảnh, cốt truyện và cách chơi (gameplay) trong game. Video Game Designer làm việc với các họa sỹ và lập trình viên để viết ngôn ngữ kịch bản và tâm nhìn nghệ thuật cho một trò chơi điện tử.

Thiết kế game video nằm trong top 10 nghề trong lĩnh vực CNTT có mức lương cao nhất trong hiện tại và tương lai. Ngành công nghiệp game tăng trung bình 30% hàng năm và vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt, nhất là khi sự phổ biến của các thiết bị di động không ngừng tăng lên. Các nhân viên thiết kế video game cùng với lập trình viên không ngừng thay đổi cách tiếp cận và chơi game video dành cho iPhone, iPad, máy tính bảng và smartphone Android.
 

2. Yêu cầu về bằng cấp

Để trở thành Video Game Designer, mặc dù bằng tốt nghiệp THPT được chấp nhận nhưng một số nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có bằng cử nhân về thiết kế video game hoặc CNTT. Bạn cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT, lập trình viên hoặc mỹ thuật. Ngoài ra, chuyên viên thiết kế video game cần có khả năng sáng tạo, kể chuyện và làm việc nhóm; hiểu về ngôn ngữ lập trình, phần mềm và các chương trình tạo mô hình 3D.

3. Con đường sự nghiệp của chuyên viên thiết kế video game

3.1. Có bằng cử nhân

Game Designer cần có bằng cử nhân hoặc cao hơn, nhất là khi họ đặt mục tiêu làm việc cho một game studio quy mô lớn. Mặc dù còn rất ít trường có chương trình đào tạo thiết kế video game nhưng các cử nhân chuyên ngành CNTT, công nghệ phần mềm hoặc bằng cấp liên quan đều có thể thử sức làm Game Designer. Khóa học chương trình thiết kế game baoo gồm các môn học như tạo mô hình và ảnh động 2D & 3D, thiết kế level & giao diện, kết xuất bảng phân cảnh, vẽ và viết kịch bản.

Một điều không kém phần quan trọng bạn phải thành thạo chơi video game. Nghe có vẻ đơn giản nhưng có kinh nghiệm chơi game và quen với các gameplay là điều không thể thiếu. Muốn làm ra nó trước tiên bạn phải biết nó là gì và hoạt động ra sao. Nhận biết các xu hướng phổ biến trong ngành và các công nghệ tiên tiến là một lợi thế. Chơi video game cho bạn biết một trò chơi điện tử có kết cấu ra sao và tạo cơ hộ cho bạn bắt đầu tư duy về phương thức cải tiến khi bạn tự thiết kế game.

Một số trường học tổ chức câu lạc bộ dành cho các sinh viên muốn phát triển và bàn luận về game bên ngoài lớp học. Loại hình câu lạc bộ này, thậm chí là cộng đồng thiết kế đồ họa game trên mạng sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích về sản xuất trò chơi dành cho các game designer tương lai.

3.2. Xác định nghề nghiệp

Trong chuyên ngành thiết kế video, nhân viên thiết kế đồ họa 2D còn chia ra nhiều khía cạnh nhỏ hơn với nhiều loại designer khác nhau, bao gồm thiết kế chính, thiết kế level và thiết kế nội dung. Bên cạnh đó, game designer còn có nhiều loại trách nhiệm mà không thể nói rõ ngay trong vài câu, vì vậy nếu bạn có mục tiêu trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, bạn nên cân nhắc theo đuổi khía cạnh nào.

Làm Video Game Designer cần có những kỹ năng gì?

3.3. Tích lũy kinh nghiệm

Ngay sau khi ra trường, tìm việc ở các game studio lớn tương đối khó khăn, vì nhà tuyển dụng thường yêu cầu kinh nghiệm thiết kế game ở hầu hết các vị trí. Bạn cần tìm cách tích lũy kinh nghiệm liên quan thông qua vị trí thực tập sinh ở một số công ty có nhu cầu. Các doanh nghiệp nhỏ sẵn sàng tuyển lập trình viên hoặc họa sỹ chưa có kinh nghiệm, sau đó có thể tiến lên vị trí thiết kế game.

3.4. Phát triển game

Ứng viên cho vị trí thiết kế game có thể tăng lợi thế cạnh tranh bằng cách thiết kế trò chơi của riêng mình. Sử dụng các phần mềm miễn phí hoặc giá rẻ để tạo các trò chơi đơn giản và dần dần thực hiện các dự án phức tạp hơn sau khi nắm vững kỹ thuật làm game cơ bản. Mỗi game đưa vào danh sách có thể được tính là kinh nghiệm thiết kế.
 

Nếu bạn đang có ý định theo học ngành thiết kế thì đừng bỏ qua những thông tin về ngành thiết kế đồ họa thi khối gì? học trường nào tốt... Bởi rất nhiều những vấn đề thắc mắc sẽ được giải đáp nhanh chóng và dễ hiểu nhất. Đặc biệt nếu các bạn đã ra trường và đang có nhu cầu xin việc thì đây thật sự là ngành hot, có nhiều vị trí khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu và tùy thuộc năng lực cũng như sở thích của bản thân để lựa chọn topCv xin việc và gửi tới nhà tuyển dụng để ứng tuyển dễ dàng nhất nhé.

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888