Tốt nghiệp với tấm bằng Đại học tại chức bạn có thể ứng tuyển vào những công việc gì? Giá trị tấm bằng ra sao cũng như có dễ xin việc không là điều mà nhiều người mong muốn có câu trả lời. Theo học hệ tại chức, các chương trình đào tạo cũng gần tương đương với đại học chính quy tuy nhiên khác nhau về hình thức đào tạo.
Những điều cần biết về học tại chức
Học tại chức là chương trình đào tạo dành cho những người vừa đi học vừa đi làm. Mục đích của những người đi học tại chức là muốn nâng cao, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ, cải thiện chất lượng công việc đang đảm nhận sao cho tốt hơn.
Thay vì quá trình đào tạo liền mạch, chính quy thường là vào ban ngày thì những người học tại chức sẽ được đào tạo vào thời gian buổi tối. Vì vậy, ngay cả khi bạn không có nhiều thời gian thì vẫn có thể sắp xếp đi học vào buổi tối đồng thời không cần dừng công việc đang làm hiện tại. Điều này, tạo cơ hội cho các bạn trẻ, người lao động không có điều kiện kinh tế tốt vẫn có thể kiếm thêm thu nhập để trau dồi kiến thức, nâng cao bản thân.
Trước đây nhiều người cho rằng bằng đại học hệ tại chức sẽ không được ưu tiên, trọng dụng như bằng chính quy và vẫn còn băn khoăn với lựa chọn của mình. Tuy nhiên, hiện nay, tấm bằng tại chức cũng đã được công nhận có giá trị trương tương như một tấm bằng chính quy. Đặc biệt, khi đi xin việc, các công ty, doanh nghiệp cũng sẽ tuyển dụng ưu tiên trình độ, kỹ năng lên hàng đầu và vấn đề bằng cấp không còn quá quan trọng.
Ngoài ra, người học nếu lựa chọn được những ngôi trường đào tạo chất lượng, nghiêm túc học tập thì dù bạn học tại chức hay chính quy, nếu có năng lực tốt thì cơ hội ứng tuyển và được nhận là đều như nhau. Bên cạnh đó, bằng tại chức cũng được công nhận và áp dụng trong các chế độ thi tuyển công chức nhà nước nên cơ hội việc làm cũng luôn rộng mở.
Cơ hội xin việc làm khi học tại chức ra sao?
Điểm giống nhau giữa học tại chức và chính quy:
Sự khác nhau giữa đại học tại chức và chính quy:
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng dù là học chính quy hay học tại chức thì sự cố gắng, nỗ lực của mỗi người mới là điều quan trọng. Nếu bạn có sự quyết tâm hoàn thiện bản thân, có năng lực nghề nghiệp thì lựa chọn hình thức đào tạo nào cũng sẽ được công nhận và đánh giá cao.
MỤC LỤC:
I. Hiểu thế nào về học tại chức?
II. Học tại chức có dễ xin việc không?
III. Học tại chức có những ưu và nhược điểm gì?
IV. So sánh sự giống và khác nhau giữa học tại chức với chính quy
Đọc thêm: Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?
Đọc thêm: Quên bằng cấp đi, năng lực làm việc mới là yếu tố quyết định mọi thứ