Kế toán thi khối nào? trường nào? Những vị trí việc làm của kế toán
Kế toán là một bộ phận không thể thiếu tại các đơn vị hay tổ chức, do đó cơ hội việc làm của ngành nghề này cũng rất là lớn, hầu như sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, nếu thực sự có năng lực và tài năng việc tìm một công việc tốt sẽ không quá khó khăn. Nếu bạn có mơ ước trở thành kế toán viên thì điều quan trọng là bạn phải biết yêu cầu công việc nhân viên kế toán ra sao? Kế toán thi khối nào? Vị trí kế toán bao gồm những gì? để có thể lựa chọn cho mình việc làm phù hợp.
MỤC LỤC:
I. Kế toán thi khối nào? Trường nào?
II. Danh sách những trường đào tạo ngành Kế toán tốt nhất cả nước
III. Các vị trí việc làm kế toán
IV. Thi kế toán có khó không? có nhất thiết phải học giỏi toán mới thi kế toán?
I. Kế toán thi khối nào? Trường nào?
Theo quy định của Bộ Giáo Dục - Đào tạo, hiện nay đối với chuyên nghành kế toán sẽ tiến hành xét tuyển thi THPT Quốc Gia với nhiều tổ hợp môn là:
A00 (Toán, Lý, Hóa)A01 (Toán, Lý, Anh)
D01 (Toán, Văn, Anh)
C01 (Toán, Văn, Lý)
A02 (Toán - Văn - Lý)
Mỗi trường đại học sẽ xét tuyển ngành kế toán các tổ hợp môn khác nhau, nên khi đăng ký xét tuyển các em thí sinh cần tìm hiểu rõ thông tin, lên kế hoạch ôn luyện để đạt được kết quả tốt nhất.
Đọc thêm: Nhu cầu nhân lực và thách thức đối với kế toán viên thời đại 4.0
II. Danh sách những trường đào tạo ngành Kế toán tốt nhất cả nước
Lựa chọn được ngôi trường đào tạo Kế toán tốt không chỉ giúp bạn có môi trường rèn luyện, tích lũy kiến thức và kỹ năng tuyệt vời mà còn hữu ích khi xin việc sau khi tốt nghiệp. Học tập tại những ngôi trường danh giá, điểm vào top đầu sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao bởi khả năng chuyên môn đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu công việc. Đặc biệt, với phương pháp đào tạo một cách bài bản, bạn sẽ nắm được kiến thức chuyên môn, chuẩn mực nghiệp vụ kế toán, quy định về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm,... để có thể hành nghề thành thạo. Sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán, sinh viên sẽ được nhận bằng Cử nhân chuyên ngành Kế toán tại các trường Đại học chất lượng cao dưới đây.1. Các trường Đại học đào tạo Kế toán tại miền Bắc
-
Đại học Ngoại thương.
-
Học viện Tài chính.
-
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
-
Trường Học viện Ngân Hàng.
-
Trường Đại học Thương Mại.
-
Trường Đại học Công đoàn.
-
Trường Đại học Giao thông vận tải.
2. Các trường Đại học đào tạo Kế toán tại miền Trung
-
Đại học Kinh tế của Trường Đại học Đà Nẵng.
-
Đại học Kinh tế (Đại học Huế).
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
3. Các trường Đại học đào tạo Kế toán tại miền Nam
- Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
-
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
-
Trường Đại học Tài Chính Marketing.
Ngoài những trường Đại học đào tạo Kế toán trên đây thì bạn cũng có thể đăng ký học tại các trường Cao đẳng hay trung tâm dạy nghề để lấy chứng chỉ theo khả năng và điều kiện kinh tế.
Đọc thêm: Làm kế toán liệu có cần kỹ năng mềm? Các kỹ năng mềm cần có của kế toán
III. Các vị trí việc làm kế toán
1. Kế toán doanh nghiệp
Đây là vị trí có lượng việc làm mà các nhà tuyển dụng tuyển nhiều nhất. Kế toán doanh nghiệp là làm việc trong các tổ chức doanh nghiệp, có thể nói đây là mảng công việc mang tới nhiều cơ hội việc làm cho các bạn ứng viên. Các mảng công việc được chia ra chủ yếu như:
- Kế toán Tài chính: Nhân viên kế toán đảm nhận các công việc như ghi chép, cập nhật số liệu về tình hình hoạt động, trình báo cáo tài chính, lập báo cáo thuế nhà nước, hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp đều đã trang bị phần mềm kế toán nên hỗ trợ hiệu quả trong quá trình làm việc
- Kế toán Quản trị: Thực hiện nhiệm vụ cung cấp và phân tích thông tin cho hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức tính toán chi phí, giá thành sản phẩm dịch vụ, lập dự toán ngân sách doanh nghiệp, thiết lập duy trì hệ thống đánh giá hoạt động.
- Kế Toán Tổng Hợp: Kế toán tổng hợp lập bảng cân đối, báo cáo lãi lỗ và các báo cáo tài chính khác cho doanh nghiệp. Họ cũng phân tích xu hướng, chi phí, doanh thu, cam kết tài chính và nghĩa vụ phát sinh để dự đoán doanh thu và chi phí tương lai. Từ báo cáo kế toán, kế toán tổng hợp đưa ra đề xuất về việc sử dụng tài nguyên, chiến lược thuế và giả định dự báo ngân sách.
- Kế Toán Trưởng: Kế toán trưởng phụ trách tất cả các hoạt động kế toán của công ty, bao gồm quản lý nhân viên kế toán, xử lý các nhiệm vụ tài chính - kế toán. Kế toán trưởng cũng chuẩn bị các báo cáo tài chính và hiệu suất, hỗ trợ các bộ phận khác thông qua đề xuất phân bổ ngân sách và đánh giá hàng năm, kiểm soát nội bộ và hồ sơ thuế.
- Kế Toán Bán Hàng: Kế toán bán hàng xác định tiềm năng thị trường bằng các nghiệp vụ kế toán, thúc đẩy quy trình bán hàng hiệu quả thông qua việc lên lịch các cuộc hẹn, tìm hiểu và xác minh các yêu cầu thanh toán, mua hàng, v.v. Họ cũng cố gắng mở rộng doanh số bằng cách giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới.
- Kế Toán Nội Bộ: Kế toán nội bộ là người phụ trách hoạt động kế toán trong nội bộ công ty, kiểm soát các chứng từ, báo cáo, hoá đơn, lưu trữ tài liệu, sổ sách, tính lương,... đảm bảo rằng tất cả các hoạt động tài chính kế toán diễn ra suôn sẻ. Kế toán nội bộ yêu cầu tính bảo mật cao trong công việc.
- Kế Toán Kho: Kế toán kho xử lý các chức năng kế toán cho một doanh nghiệp liên quan đến chi phí hàng hoá trong kho. Kế toán kho xác định các giải pháp kế toán với hàng hoá trong kho, phân tích báo cáo và giám sát tất cả các giao dịch liên quan. Họ cũng cần có sự phối hợp tốt với nhân viên kho, thủ kho và kế toán nội bộ.
- Kế Toán Công Nợ: Kế toán công nợ đảm bảo rằng cách khách hàng giao dịch với công ty thanh toán đúng hạn, kịp thời. Họ xuất hoá đơn và dựa vào các hoá đơn đó để yêu cầu thanh toán. Kế toán công nợ cũng xác minh và ghi lại tất cả các giao dịch, giải quyết tình trạng sai sót số liệu, tài khoản chênh lệch và các nhiệm vụ liên quan.
- Kế Toán Thuế: Kế toán thuế có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng và công ty báo cáo thuế tài chính và thu nhập. Họ là những "chuyên gia" có trình độ, am hiểu luật và các quy định, nghị định thuế. Công việc của kế toán thuế bao gồm chuẩn bị hoá đơn, chứng từ thuế, xử lý hồ sơ thuế, làm việc với Sở Thuế và phân tích các vấn đề liên quan,...
- Kế Toán Thanh Toán: Vai trò của kế toán thanh toán liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ tài chính, hành chính và văn thư cho doanh nghiệp. Kế toán thanh toán phụ trách hoàn thành các khoản thanh toán và kiểm soát chi phí bằng cách nhận thanh toán, xử lý, xác minh và đối chiếu hóa đơn. Kế toán thanh toán là vị trí quan trọng trong những doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn.
Những vị trí việc làm ngành kế toán phổ biến
2. Kế toán khu vực công
Làm việc tại chính quyền từ trung ương tới địa phương, ở các tổ chức đoàn thể, trường học, bệnh viện công lập... Quản lý nguồn ngân sách, cung cấp các khoản thu viện phí, tài trợ. Công việc kế toán chủ yếu bao gồm:
- Kế toán các đơn vị hành chính công: Ghi chép cập nhật số liệu, các khoản ngân sách được cấp, chi tiêu ngân sách, lập quyết toán báo cáo thu chi, tham gia giám sát việc chi tiêu đúng chính sách.
- Kế toán trường học, bệnh viện và các đơn vị sự nghiệp: Chức năng của vị trí kế toán này là ghi chép cập nhật thu chi các khoản từ ngân sách các khoản thu như học phí, viện phí... Lập báo cáo cho các cơ quan chức năng về hoạt động, báo cáo thuế trong lĩnh vực phải chịu thuế của đơn vị....
3. Kế toán ngân hàng và các tổ chức tài chính
Làm việc tại các tổ chức thương mại, ngân hàng, công ty bảo hiểm, thực hiện các giao dịch phức tạp, giao dịch mua bán ngoại tệ, chứng khoán, hệ thống thông tin hiện đại, hệ thống mạng trực tuyến...
IV. Thi kế toán có khó không? có nhất thiết phải học giỏi toán mới thi kế toán?
Thi kế toán khó hay dễ là câu hỏi nhiều bạn trẻ thắc mắc. Không chỉ ngành kế toán mà bất cứ ngành nghề nào khác cũng có những trường lấy điểm tương đối cao, trường lại lấy điểm mức trung bình và thấp. Do vậy, tùy theo khả năng học tập của cá nhân mà bạn lựa chọn được ngôi trường phù hợp để thi đỗ ngành kế toán dễ dàng. Các môn thi xét tuyển theo khối ngành được Bộ Giáo dục quy định chung nên độ khó dễ tùy theo từng năm và trình độ của thí sinh trong quá trình học tập.
Trở thành Kế toán viên, bạn sẽ phải làm việc nhiều với những con số. Vì vậy, nếu học giỏi Toán, bạn sẽ có nhiều cơ hội để trở thành nhân viên kế toán chuyên nghiệp cũng như khả năng thi đỗ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không học giỏi môn Toán nhưng các môn xét tuyển theo tổ hợp ngành Kế toán có học lực tốt thì cơ hội thi đỗ ngành kế toán vẫn rộng mở. Miễn là bạn lựa chọn được cho mình ngôi trường lấy điểm đầu vào phù hợp với khả năng học tập của bản thân.
Kế toán là một công việc và ngành nghề khá hot hiện nay, bên cạnh các nghề kiến trúc sư, lập trình viên hay nhân viên IT. Nếu bạn thực sự có năng lực tốt thì việc kiếm một công việc tốt để làm cũng sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Vậy nên nếu đã theo đuổi công việc này thì hãy cố gắng không ngừng để nắm vững tốt trình độ chuyên môn và luôn nỗ lực hoàn thiện cho mình, như vậy bạn mới có một tương lai tươi sáng và rộng mở.
Có nhiều cơ hội việc làm ngành kế toán nhưng để cạnh tranh và tìm được việc tốt, lương cao thì bạn sẽ cần phải lưu ý viết CV thuyết phục nhà tuyển dụng. Để tự tin ứng tuyển, hãy bắt đầu bằng cách tạo CV xin việc kế toán nổi bật, chuyên nghiệp qua các mẫu được thiết kế riêng phù hợp với ngành nghề trên JOBOKO!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.