Khi bị đồng nghiệp chơi xấu ở nơi làm việc

18/11/2019 16:45
Cạnh tranh lành mạnh ở nơi làm việc không phải là xấu, mà ngược lại còn kích thích tinh thần làm việc của các thành viên trong nhóm, tạo nên môi trường đời sống công sở năng động. Tuy nhiên, nếu cạnh tranh biến thành chiến tranh bùng nổ thì lại là chuyện khác. Sự ganh đua sẽ khiến đồng nghiệp tìm mọi cách để vượt qua bạn, kéo bạn xuống. Trở thành nạn nhân bị chơi xấu thì chẳng ai muốn, nhưng nếu chẳng may trải qua thì phải xử lý ra sao?

Cạnh tranh ở nơi làm việc gia tăng, quản lý sẽ không can thiệp vì họ chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc, trừ khi ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung. Không những vậy họ còn khuyến khích nhân viên cạnh tranh với nhau để được thăng chức hay giành tiền thưởng cuối tháng vì họ cho rằng có cạnh tranh mới có tiến bộ và nhân viên mới làm việc hết sức mình. Nhưng nếu sự ganh đua đó biến văn phòng trở thành phiên bản đời thực của game sinh tồn thì bạn rất khó mà tập trung và công việc và nhiệm vụ được giao. Vậy làm sao để ứng phó với đồng nghiệp phiền toái luôn cố phá bạn và làm ảnh hưởng đến công việc của bạn? Các gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn biết cách trị đồng nghiệp xấu tính chốn công sở một cách đúng mực và duyên dáng.

Cách xử lý khi bị đồng nghiệp chơi xấu, ném đá sau lưng nơi công sở

Làm gì khi bị đồng nghiệp chơi xấu nơi công sở

1. Đánh giá tình hình

Trước hết, bạn cần đánh giá tình hình và đảm bảo không có sự hiểu lầm nào ở đây. Càng biết rõ về đồng nghiệp bạn càng hiểu nhiều hơn về tính cách và phong cách làm việc của họ. Tìm hiểu rõ ràng trước khi xác định liệu có phải người đó thực sự đối đầu với bạn hay đơn thuần chỉ là thói quen và cách làm việc của họ.

2. Không mất tập trung

Mục đích của kẻ chơi xấu chính là phá hoại, vượt qua bạn hoặc kéo bạn xuống dốc. Nếu bạn dễ dàng để cho kẻ đó tồn tại và ảnh hưởng đến công việc của mình thì bạn đã làm đúng ý nguyện của họ rồi đấy. Để ứng phó với họ, chiêu hiệu quả nhất là kiểm soát bản thân vì bạn khó lòng mà thay đổi hành động hay suy nghĩ của người khác trong một sớm một chiều. Hãy học cách chống lại cám dỗ, gạt phiền toái, bực bội sang một bên và làm tốt nhiệm vụ của mình. Đây mới là nền tảng để bạn tiếp tục đối phó với kẻ chơi xấu.
 

3. Nói chuyện với họ

Cách mà người trưởng thành thường dùng để giải quyết mâu thuẫn - chính là đối thoại. Bình tĩnh nói chuyện với họ về hành động của họ trong thời gian qua và ảnh hưởng đến bạn ra sao. Có lẽ họ thậm chí còn không nhận ra là mình đang cạnh tranh thái quá và làm tổn thương tinh thần đồng đội. Chuẩn bị một vài ví dụ về hành động thiếu đạo đức nghề nghiệp của họ, điều này có thể đủ để bỏ qua ganh đua và bắt đầu làm việc trong môi trường thân thiện và lành mạnh hơn. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng khi hai người chưa hiểu rõ về nhau và sự cạnh tranh quá đà chỉ là vô tình. Trong trường hợp ganh đua và chơi xấu có chủ đích thì nói chuyện hầu như là vô dụng.

4. Hình thành liên minh

Giống như những kẻ bắt nạt, những kẻ chơi xấu cũng thường nhắm vào bạn vì bạn thân cô thế cô. Đã đến lúc bạn cần tham gia nhóm hạ gục kẻ gây rối. Hãy để đồng nghiệp biết bạn là người đáng tin cậy và hòa hợp với cả nhóm. Chẳng hạn như, nếu ai đó sắp đến deadline mà còn nhiều việc phải làm, đề nghị giúp họ (dĩ nhiên là bạn phải làm xong việc của mình hoặc có thể đẩy sang ngày khác) để thể hiện thành ý.

5. Cạnh tranh với chính mình

Lợi dụng cuộc cạnh tranh không lành mạnh này thành động lực để hoàn thiện bản thân và học các kỹ năng mới, tập trung phát triển điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình trong công việc. Tinh thần cạnh tranh sẽ giúp bạn rèn luyện tính tự giác, sự kiên trì, sức chịu đựng bền bỉ và không dễ dàng bỏ cuộc.

Cạnh tranh là động lực để bạn phát triển các thế mạnh và cải thiện khuyết điểm 

6. Nói chuyện với sếp

Trong môi trường cạnh tranh không lành mạnh, khi mà các giải pháp khác không mấy tác dụng, bạn nên hẹn gặp quản lý và nói chuyện cởi mở. Điều quan trọng là thận trong khi nói chuyện với quản lý, nếu không có thể sẽ có tác dụng ngược lại khi mà sếp lại nghĩ bạn đang gây mâu thuẫn trong công ty. Tốt nhất là bạn có thể đưa ra bằng chứng cho lời nói của mình, nếu không chỉ nên hỏi ý sếp về cách xử lý trong trường hợp đó mà không nêu tên cụ thể.

7. Không ăn miếng trả miếng

Bất kể đối thủ có khiêu khích bạn ra sao thì "ăn miếng trả miếng" trong trường hợp này cũng không phải cách xử lý khôn ngoan. Hành vi của họ có thể xuất phát từ tâm lý bất an, họ cảm thấy bị đe dọa bởi thành công bạn có được và muốn làm mọi cách để kéo bạn xuống. Dù trong trường hợp nào bạn cũng cần duy trì tính lịch sự và tôn trọng mọi người ở nơi làm việc ngay cả khi trong thâm tâm bạn không thích họ. Đặc biệt, trong các trường hợp muốn góp ý cho đồng nghiệp thì cần khéo léo để không bị xem là chơi xấu hay ghen tỵ. Làm sao để không bị mất lòng khi góp ý cho đồng nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo bài viết đã được cập nhật chi tiết.

>> Bạn đang muốn tìm việc làm truy cập ngay Joboko.com để cập nhật thông tin việc làm mới nhất nhé
>> Nếu quan tâm tới nội dung này, bạn đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận bên dưới nhé
.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888