Hành vi lăng mạ, xúc phạm ở nơi làm việc diễn ra dưới mọi hình thức: đồng nghiệp xem thường nỗ lực của bạn hoặc cấp trên phớt lờ ý tưởng, quan điểm mà bạn đề xuất. Tuy nhiên, thay vì trả đũa lại bằng cách tương tự, điều quan trọng là bạn cần giữ bình tĩnh, đánh giá tình huống cụ thể và cư xử cho phù hợp. Những thông tin được
Blog Joboko.com chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm nhiều cách cư xử đúng mực nhất.
Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp bị đồng nghiệp công kích, lăng mạ hay xúc phạm chưa? Bạn đã giải quyết ra sao? Nếu đã trải qua thì chắc hẳn bạn sẽ biết sự nóng tính, bốc đồng và công kích lại đồng nghiệp kia sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp. Có thể bạn sẽ giải tỏa cơn giận nhất thời nhưng mối quan hệ của cả hai sẽ vô cùng căng thẳng và dù sau đó có giải hòa ngoài mặt thì cũng để lại vướng mắc trong lòng. Lúc này, tìm hiểu về
cách trị đồng nghiệp xấu tính chốn công sở là điều cần thiết để bạn luôn được sống trong môi trường làm việc văn minh, hiện đại và chuyên nghiệp.
Cách cư xử khi bị xúc phạm khôn ngoan nhất
Các mẹo sau đây sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả hành vi xúc phạm của đồng nghiệp để duy trì bầu không khí hòa bình nơi làm việc. Hy vọng, bạn tránh được những điều này tái diễn trong tương lai.
Cách cư xử khi bạn đồng nghiệp xúc phạm
1. Hít thở sâu
Hãy dừng lại tranh luận với đồng nghiệp và để bản thân thoát ra khỏi tình huống này trước khi bạn định làm bất cứ điều gì. Đừng để chính mình phản ứng mà không suy nghĩ đến hành động của người khác. Làm gì hay nói gì trong lúc nóng nảy và mất bình tĩnh cũng sẽ khiến bạn tiếc nuối về sau. Nếu họ xúc phạm bạn, hãy nói gì đó để tạm dừng như "Tôi cần chút thời gian để nghĩ về những gì anh vừa nói trước khi trả lời. Xin lỗi."
2. Xem xét bản chất
Trong trường hợp hành vi xúc phạm đó ở mức độ nhẹ hoặc thi thoảng, tốt hơn hết bạn nên bỏ qua. Bỏ qua sẽ giúp bạn tránh đẩy vấn đề nhỏ leo thang thành xung đột lớn. Tuy nhiên, nếu ai đó xúc phạm bạn dù là riêng tư hay trước mặt người khác, khiến bạn buồn bã, xấu hổ, bạn cần phản ứng để người đó biết hành vi của họ là không thể chấp nhận được. Và tất nhiên cũng đừng tỏ ra quá hiền lành, đôi lúc bạn cũng cần biết cách
xử đẹp đồng nghiệp chuyên đi mách lẻo, lan tin đồn xấu về bạn. Hãy biết thể hiện cá tính của mình để những đồng nghiệp xấu tính không còn có những suy nghĩ bắt nạt bạn nữa.
3. Hỏi ý kiến người khác
Nói với một đồng nghiệp đáng tin hay bạn thân về hành vi xúc phạm đó và hoàn cảnh diễn ra xung quanh nếu bạn nghĩ rằng đánh giá của mình có thể bị sai lệch. Hỏi người đó xem liệu cô ấy/anh ấy có nghĩ là bạn phản ứng quá đà về hành vi đó hay không. Một ý kiến khách quan sẽ giúp bạn phân loại cảm xúc và đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Hãy tỏ ra thật bình tĩnh, giải quyết khi đồng nghiệp lăng mạ bạn
4. Cư xử với kẻ lăng mạ
Nếu hành vi xúc phạm đó bạn không thể phớt lờ dễ dàng được thì bạn cũng nên tự mình xử lý. Báo cáo với cấp trên,
quản lý của mình trong tình huống này không được thích hợp cho lắm. Yêu cầu gặp riêng người đã lăng mạ bạn. Đừng nói chuyện trước mặt người khác để tránh cả hai đều không thoải mái. Chẳng hạn như "Tôi thấy rất khó chịu khi anh nói toạc ra sai lầm của tôi trong dự án trước mặt mọi người ngày hôm đó. Tôi nhận trách nhiệm đó là lỗi của tôi nhưng chúng ta làm cùng một nhóm cơ mà. Đừng làm vậy một lần nữa." Luôn chủ động
đối phó với đồng nghiệp thô lỗ là việc nên làm. Đối với những đồng nghiệp luôn có hành vi xấu, bạn phải thể hiện rõ lập trường và quan điểm của mình.
Có thể là người xúc phạm bạn cũng không biết hành vi họ là không chấp nhận được. Nếu anh ta/cô ta không xin lỗi hay đồng ý rằng lần sau sẽ không xúc phạm bạn thì cũng chẳng sao. Giờ họ đã biết rằng bạn không thích nhận xét kiểu đó và đó là điều bạn muốn.
>> Bạn đang có ý định chuyển việc, truy cập ngay vào Joboko.com để nhận tin tuyển dụng việc làm nhanh nhất nhé.
>> Nếu bạn quan tâm tới nội dung bài viết này đừng quên like và share bài viết nhé.