Khi cảm thấy chán ghét công việc hiện tại

09/03/2020 08:05
Nhiều người nói rằng họ ghét công việc của mình, ghét công ty, ghét cả ông chủ. Mỗi người trong chúng ta đều có thể đã nghe thấy một vài lời than thở như thế mỗi ngày. Vậy chúng ta phải làm gì khi thấy chán ghét công việc hiện tại?
Đi làm mỗi ngày cho dù bạn cảm thấy chán ghét những gì bạn đang làm hoặc người chủ của bạn có thể sẽ là một thách thức lớn, nhưng hãy ghi nhớ rằng không nói những điều đó ở trong văn phòng, khi ra ngoài ăn trưa hoặc thậm chí là viết trên mạng xã hội. Những hành động như vậy có lẽ sẽ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của bạn và nội dung bạn truyền đạt có thể gây rủi ro. Tuy nhiên, điều nhiều người băn khoăn là chán việc, chán nghề, có nên tìm việc mới?
Nhiều người cảm thấy chán ghét công việc họ đang làm.
Bạn không cần phải ở một nơi mà bạn cảm thấy không phù hợp. Có những việc bạn có thể và nên làm nếu bạn thấy chán ghét hoặc không hài lòng với công việc hiện tại. Tất cả chúng ta đều hạnh phúc hơn và hoạt động tốt hơn khi làm những gì chúng ta yêu thích và cảm thấy mình có chỗ để phát triển.

Cách giải quyết khi cảm thấy chán ghét công việc hiện tại

1. Giữ suy nghĩ "Tôi ghét công việc của tôi" với chính mình

Nếu bạn ghét công việc của mình, hãy giữ nó cho bản thân và gia đình hoặc bạn bè thân thiết, đừng nói cho cả thế giới biết trên phương tiện truyền thông xã hội. Khi bạn làm vậy, nhiều người có thể đọc được và chia sẻ những lời nói xấu với đồng nghiệp, người quản lý hoặc thậm chí là giám đốc điều hành của công ty.
Nhân viên không phải là những người duy nhất sử dụng các trang mạng xã hội, nhà tuyển dụng cũng vậy. Ví dụ, những bài đăng trên Twitter có thể hiển thị trong tìm kiếm của Google. Và nếu bạn không cẩn thận trong thiết lập quyền riêng tư trên Facebook, bạn cũng có thể sẽ phạm sai lầm vì những lời phàn nàn, chỉ trích. Bạn có nguy cơ mất việc khi chưa tìm được việc làm mới. Thay vì như vậy, hãy tập trung vào kế hoạch chuyển việc.

2. Hiểu rằng không chỉ mình bạn không hài lòng với công việc

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có khả năng trải qua cảm giác thất vọng, chán ghét đối với công việc hiện tại. Đơn giản chỉ là công việc không như bạn mong đợi hoặc bản thân công việc thì ổn nhưng sếp hoặc đồng nghiệp của bạn rất tệ. Có lẽ bạn không thích lịch trình hoặc khách hàng hợp tác cùng hay một cái gì đó khác về môi trường làm việc.

3. Đừng bỏ cuộc

Đừng bỏ bê công việc của bạn cho dù bạn không còn yêu thích nó nữa. Sự thất vọng về việc đi làm 5 ngày một tuần, 50 tuần một năm qua cánh cửa của một nơi bạn không thuộc về có thể làm bạn phải suy nghĩ, nhưng đừng vì thế mà từ bỏ.
Hãy bắt đầu bằng cách xem xét những phương pháp khác để thực hiện công việc. Bạn có chắc chắn rằng bạn thực sự phải bỏ cuộc hay chỉ cần nỗ lực vượt qua một khoảng thời gian khó khăn? Có điều gì bạn có thể làm khác đi để hạnh phúc hơn trong công việc không? Bạn có thể yêu cầu chuyển hoặc thay đổi ca làm việc? Điều gì sẽ làm nên sự khác biệt và khiến bạn muốn ở lại?
Ngoài ra, bạn cùng đừng quên xem xét các lựa chọn thay thế trước khi đưa ra quyết định rời đi. Tìm một công việc mới không phải lúc nào cũng dễ dàng, nếu có cách khắc phục tình huống hiện tại, đừng ngại thử thách.
Tìm việc làm mới là suy nghĩ của nhiều người khi thấy chán ghét công việc hiện tại

4. Hãy sẵn sàng tìm kiếm công việc mới

Nếu bạn cảm thấy không thể nào ở lại được nữa, bạn vẫn nên tiếp tục công việc và đồng thời tìm kiếm cơ hội mới. Tuy nhiên, hãy nhớ bắt đầu một công việc tìm kiếm một cách lặng lẽ và kín đáo. Đừng nói cho tất cả mọi người rằng bạn muốn chuyến việc, vì những lý do cũng tương tự như việc nên giữ im lặng khi cảm thấy chán ghét. Chắc chắn rằng bạn không muốn ông chủ hoặc đồng nghiệp biết về dự định rời đi cho đến khi bạn sẵn sàng chia sẻ tin tức.

5. Hãy cẩn thận về những gì bạn nói

Khi cuối cùng bạn cũng tìm thấy vị trí mới và được mời phỏng vấn, có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất vui nhưng hãy nhớ đừng nói sự thật rằng bạn chán ghét công việc hiện tại. Các công ty có thể kiểm tra nguồn tham vấn bằng cách hỏi các nhà tuyển dụng cũ về bạn. Đặc biệt, bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để trả lời câu hỏi vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ để tránh bối rối cũng như gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Hầu hết các doanh nghiệp đều tìm kiếm những ứng viên sẽ xây dựng danh tiếng công ty, tổ chức của họ thông qua sự tham gia và đóng góp. Trong phỏng vấn, hãy tập trung nói về năng lực của bạn thay vì công ty đang làm hoặc công ty cũ. Rõ ràng là bạn không thể biết được các nhà tuyển dụng có quen biết nhau hay không, nên hãy cẩn thận về những gì bạn nói. Cuối cùng, hãy từ chức theo quy định của công ty hoặc đưa ra thông báo trước 2 tuần; đề nghị cung cấp sự hỗ trợ cần thiết trong quá trình chuyển đổi và rời đi.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888