Kiến trúc sư thi khối nào? trường nào? có những vị trí việc làm nào?

07/09/2020 16:30
Kiến trúc sư là một ngành học rất hot hiện nay, được nhiều bạn trẻ yêu thích và theo đuổi. Người học ngành kiến trúc sư sau khi ra trường sẽ đảm nhận các công việc có liên quan tới thiết kế, sắp xếp không gian, thi công các công trình, cung cấp các giải pháp về kiến trúc... Xuất phát từ nhu cầu thực tế mà kiến trúc sư sẽ đảm nhận các công việc khác nhau.

Kiến trúc sư thi khối nào, xét tuyển những môn nào và học ở trường nào hiện đang là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ bởi nó quyết định và ảnh hưởng tới tương lai sau này. Vì vậy, những thông tin chia sẻ về công việc kiến trúc sư dưới đây sẽ giúp ích cho bạn đọc rất nhiều trong quá trình định hướng con đường sự nghiệp của mình.
Những trường đào tạo kiến trúc sư nổi tiếng

I. Những việc làm kiến trúc HOT

Với ngành kiến trúc cũng có đa dạng công việc cũng như những vị trí việc làm cho ứng viên lựa chọn. Một số việc làm kiến trúc Hot bạn nên tham khảo dưới đây:
  • Kiến trúc sư.
  • Kiến túc sư thiết kế.
  • Kiến trúc sư công trình.
  • Kiến trúc sư quy hoạch.
  • Kiến trúc sư chủ trì.
  • Kiến trúc sư cảnh quan.
  • Trưởng nhóm thiết kế kiến trúc.
  • Kiến trúc sư hệ thống.
  • Họa viên thiết kế.
  • Họa viên kiến trúc.
  • Kiến trúc sư Revit...

II. Ngành kiến trúc khi khối nào, xét tuyển tổ hợp môn nào?​

Theo như quy định và thông tư mới nhất của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, ngành kiến trúc sẽ được xét tuyển nhiều tổ hợp môn khác nhau, giúp các em thí sinh có thêm nhiều cơ hội lựa chọn được các môn thi sở trường của mình.

Các tổ hợp môn cơ bản

  • V00: Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật (Điểm Vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2,0).
  • H00: Ngữ văn, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu.
  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học.
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
  • A01: Toán, Vật lý, Anh văn.
  • D01: Toán, Ngữ văn, Anh văn.

III. Các trường đào tạo kiến trúc sư nổi tiếng​

Theo học ngành Kiến trúc tại các trường Đại học, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, chuyên môn về thiết kế công trình, cảnh quan, nội thất, kết cấu, giám sát xây dựng, thi công,... và nhiều kỹ năng mềm khác. Sau khi tốt nghiệp, các bạn trẻ sẽ có đủ trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất ở Việt Nam hiện nay:

  • Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
  • Đại học Xây Dựng.
  • Đại học Duy Tân.
  • Đại học Khoa Học, Đại học Huế.
  • Đại học Kiến trúc TP.HCM.
  • Đại học Văn Lang.

IV. Những vị trí việc làm của Kiến trúc sư​

1. Kiến trúc sư quy hoạch

Quy hoạch vùng: Kiến trúc sư có vai trò sẽ thiết kế, quy hoạch xây dựng hệ thống phân bố dân cư, khu công nghiệp, nông lâm nghiệp... thiên về tư duy phân tích, dự đoán...

Quy hoạch đô thị: Vai trò của kiến trúc sư là sắp đặt, tổ chức hệ thống không gian đô thị như đường giao thông, bên cảng, nơi làm việc...

Thiết kế đô thị, cảnh quan: Đảm nhận công việc thiết kế, tái tạo nội thất cho đô thị, tạo nên các hình dáng kiến trúc mới, khoảng trống, đường đi bộ, biển chỉ đường...

2. Kiến trúc sư thiết kế công trình

Có thể nói đây là công việc thu hút đông đảo các kiến trúc sư, các kiến trúc sư sẽ đảm nhiệm thiết kế sơ đồ công năng, không gian, lên ý tưởng vẽ ra mặt đứng của công trình, lựa chọn các loại hình khối, vật liệu xây dựng cho công trình...

3. Kiến trúc sư thiết kế nội thất

Kiến trúc sư sẽ đảm nhận thực hiện công việc về thiết kế công trình, lựa chọn bố trí không gian, thiết kế vận dụng công trình, dựa trên thói quen sở thích của chủ nhà sẽ phác thảo nên phong cách nội thất phù hợp.
Vị trí việc làm kiến trúc sư phổ biến

V. Kiến trúc sư có thể xin việc làm ở đâu?

Kiến trúc sư có thể xin việc trong các công ty kiến trúc, xây dựng, nội thất, tư vấn thiết kế,... hoặc vào làm cho các cơ quan Nhà nước liên quan đến quy hoạch và xây dựng công trình công cộng, cơ sở hạ tầng,... Họ cũng có thể làm kiến trúc sư tự do hoặc tự mình mở công ty riêng. Kiến trúc sư sẽ làm việc tại văn phòng trong phần lớn thời gian, thiết kế và mô phỏng bản vẽ theo yêu cầu của khách hàng. Khi được yêu cầu, họ sẽ phải đến tận nơi thi công để giám sát tiến độ và chất lượng.

Những kiến trúc sư tự do thường sẽ nhận yêu cầu thiết kế từ khách hàng là các cá nhân muốn thiết kế nhà ở, văn phòng riêng,...; hoàn thành bản vẽ và giao lại cho khách hàng. Tuy nhiên, đây thường là những người có năng lực, tiếng tăm trong nghề và có mối quan hệ rộng. Đôi khi, họ cũng sẽ liên kết với các công ty xây dựng để cung cấp dịch vụ thi công nếu khách hàng cần.

Ngoài ra, những người có năng lực và trình độ ngoại ngữ tốt thì có thể ra nước ngoài làm việc hoặc tạo CV xin việc kiến trúc sư ứng tuyển vào các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Đọc thêm: Lương của Kiến trúc sư có cao không?

VI. Muốn thi vào trường kiến trúc cần có những sự chuẩn bị gì?​

Mỗi ngành, mỗi nghề sẽ có những đặc thù riêng, với ngành kiến trúc yếu tố chứng minh bạn phù hợp với nghề đó chính là năng khiếu vẽ. Nếu bạn thực sự có niềm đam mê ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cấp 3, bạn nên đến học thêm ở các trung tâm để có những am hiểu nhất định về mỹ thuật.

Hằng ngày, bạn sẽ phải chăm chỉ luyện tập vẽ và tìm hiểu về các hình khối cơ bản, tập vẽ các khối cầu đầu tượng từ những vật mảng đơn giản tới phức tạp, như vậy trình độ vẽ của bạn sẽ được cải thiện. Song song với đó bạn cũng nên học tốt các môn văn hóa, các môn nằm trong tổ hợp mà bạn đăng ký xét tuyển vào các trường kiến trúc.

Lưu ý gì khi thi vào trường Kiến trúc?

VII. Không giỏi vẽ có thi Kiến trúc được không?

Trên thực tế, không phải ai cũng có thể theo học các ngành đòi hỏi nhiều yếu tố đặc thù (đam mê, sự tò mò, năng khiếu, sáng tạo) như kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang,... Chính vì vậy mà để đảm bảo yêu cầu về năng khiếu của người học, các trường thường tuyển sinh sinh viên ngành Kiến trúc bằng các tổ hợp môn V00 (Toán, Vật Lý và Vẽ mỹ thuật) hoặc H00 (Ngữ văn, Hình họa mỹ thuật và Bố cục trang trí màu). Trong đó, môn Vẽ được nhân hệ số 2. Vì vậy, nếu không giỏi vẽ thì rất khó, hay nói cách khác là gần như không thể theo học ngành này.

Năng khiếu vẽ là điều kiện bắt buộc đối với những người muốn làm công việc kiến trúc sư, thiết kế. Bộ môn vẽ cũng là môn học không thể thiếu trong quá trình đào tạo những ngành nghề này. Ngay cả khi công nghệ đã phát triển và có nhiều phần mềm, công cụ hỗ trợ thì đây vẫn là một kỹ năng cực kỳ thiết yếu. Công nghệ sẽ không thể thay thế hoàn toàn con người trong quá trình sáng tạo mà chỉ có thể hỗ trợ để hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo đó.

Trên đây là những chia sẻ về Kiến trúc sư thi khối nào? trường nào? có những vị trí việc làm nào. Hy vọng đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin quan trọng bổ ích, giúp các em học sinh sinh viên khi có đam mê theo đuổi ngành nghề này sẽ có được định hướng tốt nhất để phát triển sự nghiệp tương lai sau này cho mình. Ngoài ra, các bạn cần biết được kiến trúc sư đòi hỏi những tố chất gì để lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng và phẩm chất của bản thân nhé.

MỤC LỤC:
I. Những việc làm kiến trúc HOT
II. Ngành kiến trúc khi khối nào, xét tuyển tổ hợp môn nào?​​
III. Các trường đào tạo kiến trúc sư nổi tiếng​
IV. Những vị trí việc làm của Kiến trúc sư​
V. Kiến trúc sư có thể xin việc làm ở đâu?
VI. Muốn thi vào trường kiến trúc cần có những sự chuẩn bị gì?​
VII. Không giỏi vẽ có thi Kiến trúc được không?​

Xem Thêm: Việc làm Kiến trúc sư

Đọc thêm: Top trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất ở Việt Nam

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888