Việc mở rộng giao lưu buôn bán, hợp tác với các nước trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế, du lịch, thương mại,... đã mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Từ đây, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho các vị trí đối ngoại gia tăng. Ngành kinh tế quốc tế ra đời nhằm cung cấp nguồn nhân lực đủ trình độ và khả năng để đảm nhận các vị trí làm việc với đối tác nước ngoài, giúp việc kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, phát triển mạnh.
Có những vị trí việc làm nào tốt ngành Kinh tế quốc tế?
Kinh tế quốc tế (International Economics) là một trong những ngành "Hot" được các bạn trẻ theo đuổi. Với ngành học này, sinh viên sẽ tập trung nghiên cứu về hoạt động kinh doanh và giao dịch giữa các quốc gia trên toàn cầu. Mục tiêu đào tạo của ngành là sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ có những kiến thức sâu rộng để áp dụng vào thực tiễn của doanh nghiệp, giúp thúc đẩy kinh tế, nâng cao vị thế của nước ta trên thị trường kinh doanh quốc tế.
Đặc biệt, những vị trí việc làm của ngành Kinh tế quốc tế đòi hỏi sự kết hợp giữa ngoại ngữ và lĩnh vực thương mại. Vì vậy, không chỉ cần giỏi về kinh tế mà khả năng tiếng Anh để trao đổi, kết nối quốc tế của nhân sự cũng luôn được chú trọng. Bên cạnh đó, nếu bạn yêu thích làm việc trong ngành Kinh tế quốc tế thì sự năng động là điều không thể thiếu.
Khi trở thành sinh viên ngành Kinh tế quốc tế, các bạn sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm để có thể đáp ứng nhu cầu công việc thực tế. Những kiến thức về quản trị kinh doanh, chính sách đối ngoại, luật quốc tế, nghiên cứu cách mở rộng hội nhập quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại, thanh toán quốc tế hay hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế,... đều được trang bị để sinh viên nắm vững, mang đến cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường.
Ngoài ra, đặc trưng công việc là làm việc với đối tác nước ngoài nên kỹ năng ngoại ngữ cũng được nâng cao, đào tạo cho sinh viên. Cùng với đó, để có thể hoàn thành tốt công việc thì nhân sự ngành Kinh tế quốc tế cũng được trau dồi các kỹ năng khác như đàm phán, giao tiếp, thuyết phục, tư vấn, làm việc nhóm,...
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế ra sao?
Với sự hội nhập của nền kinh tế thì không khó để sinh viên ngành Kinh tế quốc tế tìm việc làm sau khi ra trường. Các vị trí việc làm đa dạng nên tùy theo khả năng cũng như sở thích mà các bạn sẽ lựa chọn cho mình công việc phù hợp. Mức lương của các vị trí cao hay thấp cũng phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của người đảm nhận.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí liên quan như:
Mức lương của ngành Kinh tế quốc tế cao hay thấp?
Lựa chọn được môi trường đào tạo chất lượng cao sẽ đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng xin được việc làm. Bởi các nhà tuyển dụng luôn ưu ái cho ứng viên tốt nghiệp tại những ngôi trường có chất lượng đào tạo thuộc "Top đầu". Với ngành Kinh tế quốc tế, tổ hợp môn xét tuyển bao gồm A00 (Toán, Vật lý, Hóa học); A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh); D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh); D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp); D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
Cơ hội dành cho những bạn trẻ tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế rất nhiều, nhất là trong thời điểm hội nhập kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn có khả năng, nỗ lực học tập để có kinh nghiệm và kiến thức vững vàng. Ngay sau khi biết được học Kinh tế quốc tế ra làm gì cũng như trường nào đào tạo tốt, JOBOKO hy vọng bạn sẽ có thể cân nhắc lựa chọn đúng theo ngành nghề mong muốn. Kinh tế quốc tế chắc chắn sẽ là
ngành có tiềm năng phát triển tốt nên đừng bỏ lỡ cơ hội nếu yêu thích nó nhé.
MỤC LỤC:
I. Những thông tin tổng quan về ngành Kinh tế quốc tế
II. Ngành Kinh tế quốc tế học những gì?
III. Học Kinh tế quốc tế làm gì sau khi tốt nghiệp?
IV. Các trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế chất lượng
Đọc thêm: Ngành Kinh doanh quốc tế làm gì? học trường nào dễ xin việc?
Đọc thêm: Học luật thương mại quốc tế ra làm gì?