Thị trường tuyển dụng luôn thay đổi và cạnh tranh, phụ thuộc vào tình trạng phát triển, nhu cầu nhân lực trong từng lĩnh vực khác nhau. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao vì nhiều lý do như đà suy thoái của một số ngành nghề hoặc dịch bệnh, thiên tai... khiến "cuộc chiến" tìm việc làm trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đôi khi, sự xuất sắc cũng chưa giúp bạn có được công việc thực sự như ý và lúc này, điều quan trọng là bạn phải biết cách vượt qua những áp lực tâm lý khi tìm việc làm .
Cách để vượt qua áp lực tâm lý khi tìm việc làm
Người trưởng thành có nhiều áp lực hơn trẻ nhỏ vì bạn không chỉ sống cho mình mà còn cần chịu trách nhiệm với những người xung quanh. Tìm việc làm trước hết cũng vì lẽ đó. Đã là người lớn, bạn cần có công việc, có thể kiếm tiền tự lo cho mình, trang trải cho gia đình như bố mẹ, vợ con, anh chị em trong nhà. Khi không tìm được việc, bạn sẽ giảm thu nhập hoặc mất hẳn thu nhập. Nói cách khác, "cơm áo gạo tiền" cũng chính là nguyên nhân chính tạo nên áp lực lớn nhất khi bạn đi tìm việc làm.
Một số lý do khác ảnh hưởng đến tâm lý của bạn khi đi tìm việc làm mà thất bại hoặc quy trình bị kéo dài sẽ là:
Giải pháp đầu tiên giúp bạn vượt qua áp lực khi tìm việc làm là đừng chán nản vì bị nhà tuyển dụng từ chối, đây là thực tế không thể tránh khỏi và chắc chắn ứng viên nào cũng từng trải qua. Một vài thất bại khi tìm việc không phải "thảm họa" mà ngược lại, nó sẽ là bài học quý giá nếu bạn biết nhìn theo một hướng khác. Thay vì ủ ê vì gửi CV mà không nhận được hồi âm hay đi phỏng vấn ở đâu cũng không được nhận, bạn hãy tỉ mỉ phân tích nguyên nhân và coi đó như kinh nghiệm để thay đổi kịp thời.
Với nhiều người, cảm giác thất bại khi tìm việc làm ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần vì họ trở nên tự ti, cảm thấy mình kém cỏi. Bạn biết không? Thật ra dù là người tích cực nhất khi đối mặt với khó khăn, thất bại cũng sẽ đều buồn bực, ít nhiều cũng sẽ nản lòng. Thế nhưng, khoảng cách và sự khác biệt của người thành công với những người khác chủ yếu nằm ở bước mấu chốt này: Họ có thái độ sống tích cực, không mãi sa lầy vào cảm xúc tiêu cực. Thay vì tự trách bản thân mỗi khi gặp thất bại, bạn hãy dành thời gian trau dồi các kỹ năng còn thiếu sót để sẵn sàng chinh phục cả những nhà tuyển dụng khó tính nhất.
Một gợi ý khác cho bạn là hãy bám sát vào từng mục tiêu nhỏ mà bạn muốn hoàn thành mỗi ngày và lập kế hoạch chi tiết khi tìm việc làm. Ví dụ, bạn có thể xác định mỗi ngày sẽ dành 2 tiếng buổi sáng, 3 tiếng buổi chiều để tìm việc và liên hệ, gửi CV xin việc. Còn lại thời gian của bạn có thể dùng để học hỏi ngoại ngữ mới hoặc kỹ năng mới, đi hội thảo trong ngành để mở rộng các mối quan hệ (biết đâu sẽ hữu ích) hay đơn giản là để có thể "bình tĩnh", duy trì sự cân bằng của bản thân. Khả năng quản lý thời gian tốt cùng sự kiên trì theo sát mục tiêu sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong quá trình tìm việc làm của bạn đấy.
Áp lực tìm việc làm đôi khi cũng sẽ khiến bạn cảm thấy như bị cô lập. Chính vì vậy, hãy dành thời gian gặp gỡ và nói chuyện với bạn bè, người thân để không chỉ cải thiện tâm trạng mà còn giúp phát triển những kỹ năng mềm quan trọng. Ngoài ra, thử đăng ký tham gia các lớp học thêm hoặc một vài hoạt động tình nguyện, biết đâu cơ hội việc làm sẽ đến mà bạn không hay.
Bí quyết giúp ổn định tâm lý khi chưa tìm được việc làm phù hợp
Ba bữa ăn lành mạnh cùng 2 lít nước mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể bạn đầy đủ các chất dinh dưỡng để đối phó với căng thẳng trong suốt quá trình tìm việc. Đừng bao giờ để mình "phát ốm" khi đang tìm việc làm bạn nhé.
Như đã nói, áp lực tìm việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nên bạn cần phải đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và không thức quá khuya để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Các hoạt động thể chất rất tốt cho việc giải tỏa căng thẳng và khiến đầu óc trở nên minh mẫn hơn. Nếu có thời gian và điều kiện, hãy đến phòng tập chuyên nghiệp hoặc không thì chỉ cần tự tập ở nhà các bài thể dục cơ bản. Tất cả đều giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng để đón nhận bất kỳ thử thách nào.
Có thể thấy, tìm việc là cả một quá trình dài hơi, đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức nếu bạn muốn chạm tay vào vị trí mơ ước. Do đó, để không bị loại áp lực vô hình này ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần, hãy học cách đối phó với chúng. Mong rằng những gợi ý mà Blog việc làm JOBOKO.com vừa mang đến sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn trước khi tìm được công việc yêu thích của mình.
MỤC LỤC:
I. Áp lực tâm lý khi tìm việc làm đến từ đâu?
II. Cách vượt qua áp lực khi tìm việc làm
Đọc thêm: Làm gì khi không tìm được việc làm? cách tìm việc hiệu quả