Khi nói tới các ứng dụng phổ biến nhất của trắc nghiệm MI (MI test - trắc nghiệm đa trí thông minh), người ta sẽ nghĩ ngay tới đào tạo và chọn nghề nghiệp. Hầu hết các cá nhân làm trắc nghiệm đa trí thông minh MI với mục đích để biết được thế mạnh của mình và có ý tưởng về việc sẽ chọn nghề nào thì phát huy tốt nhất ưu thế của bản thân. Tuy trắc nghiệm MI có ý nghĩa như vậy nhưng nhìn chung, bạn sẽ cần nắm được một số nguyên tắc nhất định để không vô tình chọn sai nghề.
Vai trò của kết quả trắc nghiệm MI trong lựa chọn nghề nghiệp
Trắc nghiệm đa trí thông minh MI là trắc nghiệm được xây dựng dựa trên lý thuyết MI của nhà tâm lý học Mỹ Howard Gardner, trong đó phân loại trí thông minh thành 9 loại (ban đầu là 7, sau đó tăng dần lên 9 kiểu khác nhau) gồm có:
So với IQ test, gần như thuần túy tập trung vào đánh giá khả năng tư duy logic và tính toán, lý thuyết đa trí thông minh của Gardner có vẻ toàn diện hơn. Đương nhiên, bản thân các trắc nghiệm tâm lý luôn có sai số và chắc chắn sẽ vấp phải một số tranh cãi, nghi vấn, đồng thời không ai có thể đảm bảo tính chính xác 100% - dù vậy thì theo thời gian, trắc nghiệm MI vẫn chứng minh được rằng phân loại đa trí thông minh đầy đủ và công bằng hơn với tất cả mọi người.
Khi nói đến những "lợi ích" mà trắc nghiệm đa trí thông minh MI mang lại, có 2 ứng dụng được biết đến rộng rãi nhất là trong học tập và định hướng nghề nghiệp. Ở các nước phát triển như tại Mỹ, người ta sẽ điều chỉnh các chương trình giảng dạy, đa dạng hóa và toàn diện các phương pháp tiếp cận để học sinh có cơ hội phát huy, thể hiện thế mạnh của mình. Trong khi đó, trắc nghiệm MI cũng được sử dụng để định hướng chọn ngành nghề.
Hiểu một cách đơn giản thì dựa theo trắc nghiệm MI, mỗi cá nhân sẽ có sự tự nhận thức về chính mình, hiểu được các nguyên tắc cơ bản như sau:
Qua việc tự đánh giá bản thân bằng trắc nghiệm MI, chúng ta có thể hiểu về mình cũng như hiểu về người khác (con cái, học trò,...) và tự định hướng. Kết quả đánh giá trắc nghiệm đa trí thông minh MI cũng sẽ đưa ra một số gợi ý lựa chọn ngành nghề, làm sao để chọn đúng các ngành mà bạn có thể học tốt và làm tốt, ví dụ có trí thông minh logic - toán học thì chọn các chuyên ngành kế toán, kiểm toán, CNTT, lập trình, kỹ sư, tài chính ngân hàng sẽ có phần tốt hơn chọn ngành triết học hay văn học.
Có thể thấy, làm trắc nghiệm MI để chọn ngành nghề tương lai là một trong những phương pháp được sử dụng khá rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn sẽ cần có sự chuẩn bị sẵn sàng và tham khảo thêm các ý kiến khác.
Khi làm trắc nghiệm MI để phục vụ mục đích hướng nghiệp, có rất nhiều yếu tố quan trọng mà bạn phải chú ý như:
Hướng dẫn cách làm trắc nghiệm MI để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
Ngay sau khi hoàn thành trắc nghiệm MI và gửi kết quả, hệ thống sẽ tính toán rồi gửi phân tích về máy cho bạn. Lúc này, việc của bạn sẽ gồm có:
Như đã đề cập, trắc nghiệm MI là một trong những cách tốt nhất để đưa ra quyết định chọn ngành nghề nhưng nếu muốn toàn diện, bạn sẽ cần tham khảo kết quả của một số bài kiểm tra, đánh giá khác như:
Định hướng, chọn ngành nghề chắc chắn là một trong những quyết định quan trọng nhất cuộc đời của mỗi người. Làm trắc nghiệm MI để chọn ngành là giải pháp hiệu quả, ý nghĩa nhưng cũng đồng thời cần có sự kết hợp với những bài kiểm tra, đánh giá khác để đảm bảo lựa chọn bạn đưa ra chính xác nhất, phù hợp nhất và giúp bạn phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp về lâu dài.
MỤC LỤC:
I. MI test là gì? Vì sao nhiều người dùng trắc nghiệm MI để chọn nghề nghiệp?
II. Yếu tố quan trọng nhất khi làm trắc nghiệm đa trí thông minh MI để hướng nghiệp
III. Ngoài MI test, nên làm trắc nghiệm nào khác khi chọn ngành?
Đọc thêm: Trắc nghiệm MI - ứng dụng tuyệt vời trong tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn lực
Đọc thêm: Nhà tuyển dụng có nên test ứng viên bằng trắc nghiệm MI?