Cách làm video giới thiệu bản thân chinh phục nhà tuyển dụng
Bằng cách tiếp cận mới này, bạn có thể được nhà tuyển dụng đánh giá cao, nhất là khi tìm việc làm trong các lĩnh vực, ngành nghề cần sự sáng tạo như truyền thông, marketing. Tuy nhiên, để làm video giới thiệu bản thân không hề đơn giản, đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm và thành thạo một số mẹo cơ bản đảm bảo video đáp ứng được kỳ vọng của nhà tuyển dụng như bao gồm thông tin cần thiết, hình ảnh chất lượng, âm thanh rõ nét và cho thấy hình ảnh tích cực nhất của ứng viên.
MỤC LỤC:
I. Vì sao nên làm video giới thiệu bản thân khi tìm việc làm?
II. Khi nào nên gửi video giới thiệu bản thân?
III. Cách làm video giới thiệu bản thân chinh phục nhà tuyển dụng
Ưu điểm của việc làm video giới thiệu bản thân
I. Vì sao nên làm video giới thiệu bản thân khi tìm việc làm?
CV xin việc hay sơ yếu lý lịch truyền thống thì gần như ai cũng biết nhưng điểm yếu của hình thức này là khá một chiều và khô khan. Thường thì nhà tuyển dụng dành rất ít thời gian, chỉ khoảng vài chục giây để đọc lướt qua CV của ứng viên - nhất là trong trường hợp họ nhận được quá nhiều hồ sơ ứng tuyển. Do đó, nếu có một hình thức giới thiệu bản thân khác đi mà trong đó bạn có thể tương tác nhiều hơn với nhà tuyển dụng thì tại sao lại không cân nhắc thử?
Video giới thiệu bản thân thực chất có thể được xem như một dạng video CV dưới hình thức sáng tạo và trực quan hơn. Với nhiều nhà tuyển dụng thì khi ứng viên làm video giới thiệu bản thân, họ sẽ đánh giá cao hơn hẳn hình thức CV xin việc truyền thống. Ấn tượng về ứng viên tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất nhiều vào những nội dung ứng viên chia sẻ trong video. Hơn nữa, với các công việc mà yếu tố ngoại hình và giọng nói, sự tự tin trước ống kính máy quay hay truyền thông, khách hàng được đánh giá cao thì việc gửi video giới thiệu bản thân sẽ cạnh tranh hơn so với lựa chọn chỉ chia sẻ thông tin trên giấy.
Dĩ nhiên, có một lưu ý là làm video giới thiệu bản thân thì thú vị và mới mẻ nhưng nhìn chung hình thức này còn khá mới và chắc chắn sẽ không bao giờ thay thế hoàn toàn được CV xin việc truyền thống. Bạn hãy nhớ rằng video giới thiệu chỉ nhằm mục đích thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhưng không đóng vai trò quan trọng nhất khi tìm việc làm.
Đọc thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn qua video call
II. Khi nào nên gửi video giới thiệu bản thân?
Không phải lúc nào ứng viên cũng nên tự chuẩn bị và gửi video giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng. Nếu không đúng thời điểm, đúng cách và đúng yêu cầu thì sự sáng tạo của bạn có thể gây tác dụng ngược và khiến nỗ lực xin việc thất bại. Chỉ nên gửi video xin việc trong các trường hợp như sau:
- Nhà tuyển dụng yêu cầu rõ ràng rằng ứng viên ứng tuyển cần làm và gửi video giới thiệu bản thân.
- Bạn ứng tuyển vào những ngành nghề đặc thù như: Truyền hình, truyền thông, báo chí (phóng viên), marketing hoặc tương tự - ứng viên được cho phép tự do sáng tạo và nhiều ý tưởng mới.
- Khi bạn tự tin vào khả năng nói trước máy quay cũng như khả năng chỉnh sửa video, chắc chắn rằng gửi video giới thiệu bản thân sẽ đạt hiệu quả tốt hơn là chỉ bằng CV xin việc truyền thống.
Nhìn chung, về cơ bản thì ứng viên nên tránh làm video giới thiệu bản thân và gửi khi không được yêu cầu. Hơn nữa, nếu muốn gửi thì bạn cũng nên gửi kèm với CV ứng tuyển (hồ sơ xin việc) và thư xin việc, hãy coi video như một tài liệu bổ sung thay vì có tính chất quyết định hoàn toàn. Việc lược bỏ CV truyền thống có thể khiến bạn bị loại ngay do nhà tuyển dụng khó có thể thấy được tất cả thông tin họ muốn biết về bạn chỉ bằng một đoạn video ngắn.
Sử dụng video giới thiệu bản thân để gửi tới nhà tuyển dụng trong những trường hợp nào?
III. Cách làm video giới thiệu bản thân chinh phục nhà tuyển dụng
Như đã đề cập, nhà tuyển dụng thường chỉ đọc lướt CV xin việc của ứng viên và dừng lại, xem kỹ hơn khi tìm thấy những thông tin họ cần. Với CV thông thường cũng vậy mà video giới thiệu bản thân cũng thế. Bạn phải làm sao cho video đủ thu hút để nhà tuyển dụng kiên nhẫn theo dõi hết nội dung, nắm được thông tin.
Vài giây đầu tiên của video chính là thời điểm nhà tuyển dụng có ấn tượng đầu tiên về bạn. Ngay cả trước khi lắng nghe những gì bạn nói, họ đã chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, trang phục và cách bạn giới thiệu bản thân qua lời nói. Bạn nên truyền đạt ít nhất 3 điều:
- Sống động.
- Chuyên nghiệp.
- Tự tin.
Bên cạnh đó, đây là lúc bạn không chỉ giới thiệu bản thân mà còn trình bày rõ mục đích của mình là "khoe" thế mạnh và chứng minh bạn là ứng viên phù hợp nhất với công việc. Để làm video giới thiệu bản thân hoàn hảo nhất, bạn cần chú ý:
1. Chọn không gian ghi hình
Đầu tiên, khi nói về cách làm video giới thiệu bản thân, điều đầu tiên là bạn phải lựa chọn xem mình sẽ ghi hình trong không gian nào. Mặc dù không nhất thiết phải có không gian hoành tráng hay đặc biệt như trong những video chuyên nghiệp của người nổi tiếng nhưng đơn giản nhất, bạn nên chọn căn phòng sạch sẽ và yên tĩnh với phông nền là tường trắng hoặc màu nhưng không có các đồ trang trí cầu kỳ hay những món đồ chất đống, rơi trên sàn... Ánh sáng, độ chói của đèn, khoảng cách của bạn với máy quay (điện thoại) cũng cần được kiểm soát. Đừng ở quá gần hay quá xa ống kính vì như vậy video sẽ rất khó xem.
2. Lên kịch bản cho lời giới thiệu bản thân
Bạn sẽ không thể làm video giới thiệu bản thân chất lượng nếu chỉ nói những gì xuất hiện trong đầu mà không có sự cân nhắc từ trước. Tốt nhất, bạn hãy dành thời gian vạch ra những ý chính. Bạn sẽ nói gì, điều gì nên nói trước và điều gì nên để lại sau cùng, nhấn mạnh vào đâu?... Tất cả đều nên được chuẩn bị để khi quay video bạn sẽ trình bày mạch lạc, rõ ràng ý tứ của mình, thông tin được đưa ra hợp lý vào thu hút hơn.
Cần chuẩn bị những gì trước khi quay video giới thiệu bản thân?
3. Luyện tập trước khi quay
Gần như tất cả ứng viên đều không ai có khả năng chỉ một lần đã quay thành công video giới thiệu bản thân nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng nếu liên tiếp gặp vấn đề. Để không ngấp ngứng, đứng chếch máy quay hay nói bằng giọng quá to, quá nhỏ hay phát âm sai, hụt hơi... thì lời khuyên của JobOKO là bạn hãy thực hành trước đó. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy nhờ người thân, bạn bè theo dõi và chỉnh cho bạn những phần làm chưa tốt.
4. Thể hiện phong cách, cá tính của bạn
Mục tiêu lớn nhất khi bạn làm video giới thiệu bản thân là cho thấy hình ảnh trực quan, rõ nét nhất, thể hiện cá tính, phong cách cá nhân tốt nhất để phù hợp với công việc và văn hóa công ty. Từ cách chọn trang phục đến biểu cảm, hãy làm sao cho thật chuyên nghiệp và thú vị bạn nhé.
Hơn nữa, phần nội dung nên đúng trọng tâm, càng ít đề cập tới các thông tin sáo rỗng càng tốt. Chỉ cần trình bày một chút về họ tên và nền tảng học vấn, sau đó hãy chuyển sang những phần quan trọng hơn: Kinh nghiệm, kỹ năng, mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty... Bạn cũng đừng ngại nhấn mạnh những thế mạnh hay động lực đã truyền cảm hứng cho bạn theo đuổi sự nghiệp.
Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng muốn thấy hình ảnh một ứng viên chân thực nhất thay vì ai đó đọc lại hết nội dung trong CV xin việc. Hầu hết nhà tuyển dụng sẽ xem video lâu hơn một chút nếu video giới thiệu bản thân có câu chuyện khiến họ tò mò về ứng viên.
5. Kiểm soát thời gian, độ dài video giới thiệu bản thân
Làm video giới thiệu bản thân, bạn phải nắm rõ được thời gian tối đa (và tối thiểu) để video không quá dài cũng không quá ngắn. Sẽ thật tệ nếu bạn chỉ giới thiệu về mình trong vòng 15 giây về họ tên, tuổi và kết thúc. Tuy nhiên, cũng sẽ là quá dài nếu bạn định nói quá 60 giây (hơn 1 phút). Nhìn chung, đoạn video tốt nhất nên ở trong khoảng 45 giây, tối đa là 60 giây thôi nhé.
Xác định thời gian cũng giúp bạn chia nội dung từng phần nói hợp lý hơn, đồng thời điều chỉnh tốc độ nói không quá nhanh cũng không quá chậm. Đừng rề rà, cũng không nên cho thấy rằng bạn đang mất bình tĩnh hay thiếu kiên nhẫn.
Hướng dẫn các bước làm video giới thiệu bản thân chuẩn, chuyên nghiệp
6. Tự chỉnh sửa video bằng các phần mềm hỗ trợ
Khi làm video giới thiệu bản thân, bạn không thể chỉ quay rồi gửi ngay cho nhà tuyển dụng. Trước đó, hãy xem và cắt ghép, chỉnh sửa, thậm chí thêm hiệu ứng và phụ đề nếu cần. Tùy vào thiết bị bạn sử dụng, nếu edit video bằng máy tính thì có thể dùng các phần mềm sửa video miễn phí Powtoon, InVideo hoặc phần mềm có tính phí với nhiều chức năng hơn như Pinnacle Studio, Adobe Premiere Elements, Final Cut Pro X. Ngoài ra, nếu bạn chỉnh luôn bằng điện thoại thông minh thì cũng có thể cân nhắc tải các app chỉnh đơn giản, chủ yếu là với độ sáng, thời gian và âm thanh sao cho sắc nét, chất lượng.
Khi tìm việc làm, bạn có thể sẽ phải cạnh tranh với hàng chục hoặc hàng trăm ứng viên khác. Biết cách làm video giới thiệu bản thân có thể là một phương pháp cực kỳ hiệu quả giúp bạn vượt qua vòng đầu tiên và có cơ hội phỏng vấn, trúng tuyển. Hãy kiên nhẫn và chuyên nghiệp để tạo video đẹp, thuyết phục nhất bạn nhé!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.