Tốt nghiệp đại học thường là giai đoạn mang lại nhiều cảm xúc lẫn lộn. Một mặt, bạn vui vì vừa kết thúc một chương cũ, chuẩn bị bắt đầu một cuộc sống mới, mặt khác, có rất nhiều điều không chắc chắn đang chờ đợi ở tương lai. Đặc biệt là khi bạn chưa tìm được
việc làm theo ngành nghề mong muốn và tạm thời thất nghiệp. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được việc làm đầu tiên sau khi tốt nghiệp.
Nhiều bạn trẻ mới ra trường do còn thiếu kinh nghiệm nên việc tìm việc làm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nếu biết cách khắc phục được
những sai lầm lớn nhất của sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc thường mắc thì bạn sẽ nhanh chóng có được công việc như mong muốn. Hãy cùng Joboko tìm hiểu bài viết sau để có lời khuyên hữu ích cho mình nhé.
Tư vấn việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp
1. Tìm ra định hướng, mục tiêu của bản thân
Để bắt đầu tìm việc, bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về mục tiêu công việc. Bạn không cần phải vạch ra toàn bộ con đường sự nghiệp của mình. Trên thực tế, trong vài năm đầu sau khi tốt nghiệp, bạn có thể học hỏi, khám phá các lĩnh vực và loại hình tổ chức khác nhau để sau đó quyết định
mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thu hẹp phạm vi tìm kiếm ở mức độ nhất định.
Ví dụ, có ngành nghề hoặc công ty cụ thể nào mà bạn đặc biệt quan tâm? Công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp có thể không phải là công việc mơ ước nhưng nó vẫn sẽ là trải nghiệm quý giá và bước đệm quan trọng cho bạn.
2. Lập kế hoạch tìm kiếm việc làm
Mục tiêu mà không có kế hoạch thì sẽ chỉ mãi là mong muốn. Nếu như bạn chỉ nói rằng mình muốn có một công việc, bạn sẽ không thể hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp của mình. Bạn cần lập kế hoạch chi tiết để tìm việc. Chẳng hạn như, phân chia thời gian hoàn thành CV, lọc thông tin công việc, doanh nghiệp, gửi CV, tham gia phỏng vấn, v.v.
3. Đừng ngại tham gia các đợt thực tập
Nếu bạn gặp khó khăn khi xin vào các vị trí mong muốn, hãy sẵn sàng ứng tuyển vào vai trò hỗ trợ hành chính hoặc hỗ trợ khách hàng, thậm chí là thực tập. Hãy nhớ, bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm làm việc, chưa có đủ kỹ năng cần thiết, vì vậy các kỳ thực tập có thể giúp bạn thực hành nhiều hơn.
Ngày nay, nhiều vị trí tuyển dụng đều đòi hỏi 1 hoặc nhiều năm kinh nghiệm liên quan. Nếu bạn không thực tập trong thời gian học đại học, bạn sẽ gặp bất lợi khi cạnh tranh cho vị trí nhân viên chính thức khi mới tốt nghiệp. Một lợi ích khác của thực tập là nó giúp bạn kết nối, có thêm nhiều mối quan hệ quý giá. Nếu nỗ lực và may mắn, bạn có thể từ thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức trong một khoảng thời gian không quá dài. Chính vì vậy,
sinh viên không đi thực tập là một sai lầm.
4. Cập nhật sơ yếu lý lịch
Nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ nhưng không nhận được bất kỳ lời mời phỏng vấn nào, vấn đề hàng đầu nằm ở sơ yếu lý lịch của bạn. Là một ứng viên đang trong quá trình tìm kiếm việc làm, CV và thư xin việc là tài liệu quan trọng giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Hãy nhớ, bạn không nên đề cập đến những thông tin cá nhân chi tiết từ trung học, thay vào đó, chỉ tập trung làm nổi bật thế mạnh hàng đầu của bạn như điểm tốt nghiệp, chuyên ngành,
kỹ năng lãnh đạo, kinh nghiệm thực tập và bất kỳ giải thưởng nào bạn đạt được khi học đại học.
5. Kiểm soát nội dung trên mạng xã hội
Kể từ khi mạng xã hội Facebook, Twitter và Instagram trở nên phổ biến, việc kiểm tra trang cá nhân của ứng viên đã trở thành thông lệ tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng. Họ muốn tìm hiểu thêm về tính cách, xu hướng hành động của ứng viên. Những phát hiện của nhà tuyển dụng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội việc làm của bạn.
Rất nhiều ứng viên mới tốt nghiệp không biết đến điều này và vô tư giữ lại những bài đăng không phù hợp trên trang cá nhân. Hãy chắc chắn rằng sự hiện diện trực tuyến không phải nguyên nhân khiến quá trình tìm việc thất bại.
Cách tốt nhất là bạn hãy kiểm tra lại những trang mạng xã hội của mình, gỡ bỏ các nội dung dễ gây hiểu lầm hoặc không phù hợp, thậm chí tăng cài đặt bảo mật hay đổi tên người dùng để tránh nhà tuyển dụng tìm ra bạn. Bên cạnh đó, bạn hãy lập một hồ sơ chuyên nghiệp trên LinkedIn để giới thiệu bản thân đến nhà tuyển dụng tiềm năng.
Sinh viên mới ra trường cần có kinh nghiệm tìm việc đúng đắn
6. Xây dựng mối quan hệ để có thông tin tham vấn uy tín
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, một sinh viên mới tốt nghiệp có khả năng
tìm việc làm thành công cao gấp 10 lần nếu có giấy giới thiệu hoặc thông tin tham vấn uy tín. Ngay từ khi còn trong trường đại học, bạn hãy cố gắng kết nối, xây dựng một mạng lưới chuyên nghiệp, có giá trị. Bạn có thể tham gia vào các sự kiện cựu sinh viên của trường, các nhóm trên LinkedIn, hiệp hội chuyên nghiệp và các hội nghị thương mại.
Sinh viên mới ra trường thường sẽ khó xin việc bởi các công ty cho rằng họ chưa có nhiều kinh nghiệm, tuyển dụng sẽ phải đào tạo lại từ đầu nên mất nhiều thời gian mà công việc thì cần phải xử lý gấp. Hơn nữa, nếu có được tuyển dụng thì bạn cũng khó có thể góp mặt vào các dự án lớn của công ty bởi định kiến còn non trẻ, không có kinh nghiệm. Vậy sinh viên mới ra trường làm thế nào để
vượt qua định kiến tuổi tác ở nơi làm việc? Đây là vấn đề mà nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp băn khoăn. Để có lời khuyên hữu ích, bạn đọc hãy truy cập vào bài viết được chia sẻ để biết cách xử lý trong trường hợp này nhé.