Lợi nhuận ròng là gì? tính thế nào? làm gì để thúc đẩy?
Tổng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận, lợi nhuận ròng... đều là những báo cáo mà bộ phận tài chính kế toán phải xử lý theo tháng, theo quý và theo năm tài chính. Tuy nhiên, ở các vai trò khác, nhân viên trong doanh nghiệp có thể không hiểu đúng, đặc biệt là với câu hỏi lợi nhuận ròng là gì. Biết cách tính lợi nhuận ròng, người quản lý và các bộ phận có thể phối hợp để gia tăng hiệu suất công việc và hiệu quả kinh doanh, giúp công ty phát triển, hoàn thành các mục tiêu chung.
MỤC LỤC:
1. Lợi nhuận ròng là gì?
2. Cách tính lợi nhuận ròng
3. Làm sao để gia tăng lợi nhuận ròng trong kinh doanh?
Hiểu thế nào về lợi nhuận ròng?
1. Lợi nhuận ròng là gì?
1.1. Định nghĩa lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng trong tiếng Anh được gọi là Net Profit, đôi khi còn được hiểu là thu nhập ròng (Net Income). Lợi nhuận ròng là tổng thu nhập của công ty sau khi trừ đi tất cả các chi phí. Các khoản chi phí được trừ bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh bình thường cũng như khấu hao và thuế. Lợi nhuận ròng thường được gọi là "lợi nhuận cuối cùng" của doanh nghiệp, được coi như chỉ số thực tế về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Mặc dù định nghĩa lợi nhuận ròng là gì về cơ bản không khác so với định nghĩa thu nhập ròng, nhưng có một số khác biệt trong cách sử dụng ở các công ty, tổ chức khác nhau. "Lợi nhuận" được tính ở các giai đoạn khác nhau trong báo cáo tài chính của công ty với các định nghĩa khác nhau, nên "lợi nhuận ròng" có thể xuất hiện trên báo cáo tài chính trong ngữ cảnh cụ thể là "lợi nhuận ròng sau thuế" để phân biệt giữa các khoản mục hạch toán và không bao gồm thuế.
Đọc thêm: Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần chuẩn
1.2. Vì sao cần tính lợi nhuận ròng?
Cho dù bạn có phải là kế toán viên hay không, việc hiểu lợi nhuận ròng là gì và biết cách tính toán lợi nhuận ròng đều sẽ hữu ích. Nguyên nhân là do, để biết và dự đoán về tình hình kinh doanh của công ty nói chung, nhân viên đều nên biết về một số thuật ngữ và cách tính toán tài chính cơ bản nhất. Việc xác định lợi nhuận ròng cũng có thể hữu ích vì một số lý do khác như xác định sự ổn định tài chính của công ty - mặc dù nó sẽ không cung cấp cho bạn tất cả các chi tiết nhưng bạn vẫn sẽ hiểu hơn về cách thức hoạt động và hiệu quả thực tế.
Lợi nhuận ròng thấp hoặc âm là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau như doanh số bán hàng giảm, yếu kém trong quản lý chi phí, tiếp thị không hiệu quả, định giá không chính xác, trải nghiệm dịch vụ khách hàng kém của nhân viên và hơn thế nữa. Lợi nhuận ròng cao hoặc có chỉ số dương có thể là do một số biến số thuận lợi.
Dĩ nhiên, điều quan trọng khác bạn cần lưu ý là lợi nhuận ròng sẽ thay đổi tùy thuộc vào ngành bạn đang làm việc và công ty.
Mục đích của việc tính lợi nhuận ròng
2. Cách tính lợi nhuận ròng
2.1. Công thức tính lợi nhuận ròng
Sau khi hiểu rõ lợi nhuận ròng là gì, bạn có thể sử dụng các công thức khác nhau sau đây để tính lợi nhuận ròng:
- Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu - Tổng chi phí.
Hoặc công thức khác là::
- Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp - Chi phí.
Nếu bạn muốn tính tỷ suất lợi nhuận ròng, hãy chia lợi nhuận ròng cho tổng doanh thu và nhân với 100. Công thức như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng/tổng doanh thu) x 100.
2.2. Các bước cần thực hiện khi tính toán lợi nhuận ròng
Trước khi thực hiện tính toán theo công thức kể trên, bạn sẽ cần tiến hành quy trình chuẩn bị bằng cách xác định các số liệu sau:
- Xác định tổng doanh thu: Để tính toán lợi nhuận ròng, bạn cần xác định tổng doanh thu. Hiểu đơn giản, tổng doanh thu là tổng số tiền thu được từ việc kinh doanh, bán hàng. Nếu bạn không biết tổng doanh thu, hãy nhân số lượng hàng hóa bán được với giá hàng hóa.
- Xác định tổng chi phí: Tổng chi phí đề cập đến số tiền được chi tiêu trước thu nhập ròng. Để tính điều này, hãy trừ thu nhập ròng khỏi tổng doanh thu.
- Trừ cả hai giá trị: Khi đã có cả hai giá trị trên, bạn có thể tính lợi nhuận ròng. Để thực hiện việc này, hãy trừ tổng chi phí khỏi tổng doanh thu.
Đọc thêm: Cách tính doanh thu chuẩn nhất
Hướng dẫn cách tính lợi nhuận ròng chuẩn, chính xác
3. Làm sao để gia tăng lợi nhuận ròng trong kinh doanh?
Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sẽ là tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận ròng. Không chỉ ban quản lý, những người lãnh đạo mà các nhân viên cũng phải cân nhắc tiến hành các biện pháp để có thể gia tăng lợi nhuận ròng. Một số giải pháp gồm có:
- Loại bỏ các sản phẩm hoặc dịch vụ không tạo ra lợi nhuận: Nếu công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ không mang lại lợi nhuận, hãy xem xét loại bỏ khỏi chiến dịch quảng cáo, tiếp thị hay thúc đẩy kinh doanh. Điều này sẽ đảm bảo bạn không lãng phí không gian hoặc bất kỳ chi phí phát sinh nào liên quan tới sản phẩm, dịch vụ đó.
- Xem xét lại việc định giá: So sánh giá bán sản phẩm, dịch vụ với thị trường, đặc biệt là với đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn bán giá quá thấp, hãy cân nhắc định giá lại để tăng lợi nhuận, nếu đã bán giá hợp lý thì có thể cân nhắc bán theo combo, các chương trình kích cầu... để tăng số lượng hàng hóa bán được..
- Giảm chi phí liên tục: Hầu như doanh nghiệp nào cũng sẽ tìm cách hạn chế, cắt giảm chi phí liên tục, kể cả với việc tiết kiệm năng lượng, văn phòng phẩm, chi phí khác.
- Xem xét thay đổi: Điều này có thể bao gồm nhiều thứ như thương lượng với các nhà cung cấp hoặc thậm chí là cân nhắc thay đổi nguồn cung với chất lượng tốt và mức giá cạnh tranh.
Qua các thông tin JobOKO vừa chia sẻ, bạn đã hiểu rõ lợi nhuận ròng là gì và biết cách tính lợi nhuận ròng sao cho chính xác? Gia tăng lợi nhuận ròng không dễ, sẽ đòi hỏi kết hợp nhiều kế hoạch, các phòng ban cùng thực hiện... nhưng để công ty phát triển lâu dài, đó sẽ là mục tiêu hàng đầu cho đội ngũ quản lý và công nhân viên.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.