Mẹo soạn thảo hợp đồng lao động

20/03/2020 13:35
Hợp đồng lao động là cơ sở đảm bảo cho sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động nêu rõ các quyền và nghĩa vụ mà hai bên phải duy trì. Tuỳ vào công ty và vị trí mà hợp đồng lao động có những điều khoản khác nhau.


Nếu bạn thuộc bộ phận nhân sự của công ty thì bạn cần nắm được các mẫu hợp đồng lao động. Do thường xuyên tuyển dụng nhân sự cho các vị trí trống của công ty nên chuyên viên, nhân viên nhân sự đòi hỏi phải biết cách soạn thảo các hợp đồng lao động, mẫu thư mời phỏng vấn hay thông báo trúng tuyển. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên nhân sự, tuyển dụng nên nếu không nắm rõ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Để giúp các bạn trẻ mới vào nghề không bối rối khi soạn hợp đồng lao động, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức bổ ích nhất.

Soạn thảo hợp đồng lao động cần lưu ý điều gì để tránh sai sót?

 

Những lưu ý để soạn hợp đồng lao động đúng chuẩn

1. Như thế nào là hợp đồng lao động hợp lệ?

Hợp đồng lao động có ý nghĩa quan trọng với cả người lao động và người sử dụng lao động. Nếu không đáp ứng được các quy định pháp lý, hợp đồng sẽ bị vô hiệu và dẫn đến nguy cơ bồi thường, chịu mức tiền phạt lớn. Tất cả các nhân viên đều phải nhận được hợp đồng lao động và được hưởng ít nhất mức lương tối thiểu cũng như điều kiện làm việc nhất định như những gì ghi trong hợp đồng đó. Hợp đồng lao động tồn tại khi có đầy đủ yếu tố sau:
  • Hợp pháp.
  • Người sử dụng lao động trả đầy đủ tiền lương cho người lao động.
  • Người lao động tự mình thực hiện công việc theo thoả thuận.

2. Các phần chính của hợp đồng lao động

Một hợp đồng lao động hợp pháp thường bao gồm các yếu tố sau:
  • Thời gian thử việc.
  • Thời hạn hợp đồng.
  • Quy định về thời gian nghỉ việc (thường là thông báo trước 15 ngày).
  • Mức lương.
  • Điều khoản tuyển dụng.
  • Ngày nghỉ phép.
  • Điều khoản cạnh tranh.
  • Điều khoản quan hệ.
  • Tuyên bố bảo mật.
  • Điều khoản cho các hoạt động phụ trợ.
  • Điều khoản bồi thường.
 

3. Hợp đồng lao động bằng văn bản

Thông thường, doanh nghiệp/tổ chức và người lao động đạt được thoả thuận việc làm qua quá trình thảo luận, trao đổi bằng lời nói. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp, hợp đồng lao động phải được soạn thảo bằng văn bản, có chữ ký của cả 2 bên.

4. Những thông tin bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động

Tất cả các nhà tuyển dụng đều có nghĩa vụ đưa hợp đồng lao động cho nhân viên trong vòng 1 tháng kể từ ngày bắt đầu làm việc. Những thông tin bắt buộc phải có bao gồm:
  • Họ tên và nơi cư trú của người sử dụng lao động.
  • Tên và nơi cư trú của nhân viên.
  • Nơi thực hiện công việc.
  • Mô tả công việc và hoạt động.
  • Thời gian bắt đầu việc làm và thời hạn của thỏa thuận (đối với hợp đồng tạm thời).
  • Tính số ngày nghỉ phép.
  • Mức lương và thời hạn thanh toán.
  • Thời gian làm việc thông thường mỗi ngày, mỗi tuần.
  • Thời gian thông báo nghỉ việc, sa thải.

Ngoài ra, có một số điểm bạn phải thông báo bằng văn bản cho nhân viên nếu liên quan trực tiếp tới công việc như việc tham gia các chương trình bảo hiểm, các khoản phí cần nộp, các nghĩa vụ khác, v.v.

5. Xác định danh tính

Khi ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cần yêu cầu người lao động nộp một bộ hồ sơ bao gồm bản photo có công chứng chứng minh nhân dân, bằng cấp, bảng điểm, chứng nhận sức khoẻ và sơ yếu lý lịch có xác minh của chính quyền. Những giấy tờ này cần lưu trữ và chỉ trả lại khi nhân viên đó nghỉ việc.

Bí quyết soạn thảo hợp đồng lao động chuẩn

6. Hợp đồng lao động với trẻ vị thành niên

Đối với các trường hợp chấp nhận học sinh làm thêm, chưa đủ tuổi theo Luật Lao động, người sử dụng lao động cần có sự cho phép của cha mẹ hoặc người giám hộ.

7. Điều chỉnh hợp đồng lao động

Có những trường hợp hi hữu, sau khi ký kết hợp đồng lao động được một thời gian, người lao động hoặc người sử dụng lao động cảm thấy có những nội dung không phù hợp hoặc thiếu sót, muốn sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản. Trên thực tế, cả hai bên không nên điều chỉnh hợp đồng lao động, thay vào đó, có thể kết thúc hợp đồng và làm một bản mới hoặc rời khỏi vị trí công việc đó. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, phụ thuộc vào tình huống cụ thể.

Dù bạn đảm nhận vị trí nào thì việc báo cáo hiệu quả làm việc mỗi ngày, mỗi tháng là điều không tránh khỏi. Do đó, tìm hiểu về các mẫu báo cáo công việc theo tháng, tuần, ngày sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như chuyên nghiệp khi được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ này. Với đa dạng các mẫu báo cáo theo từng vị trí, ngành nghề mà Joboko chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có thể tạo được cho mình bản báo cáo đẹp cả nội dung lẫn hình thức. 
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888