Mô tả công việc của Chuyên Viên Kinh Doanh
03/01/2020 17:00
Chuyên viên kinh doanh là người làm việc với khách hàng, nhân viên kinh doanh và thậm chí là đội ngũ phát triển sản phẩm. Công việc cụ thể của họ khác nhau tùy theo ngành nhưng đa phần chuyên viên kinh doanh đóng vai trò kết nối giữa người tạo ra sản phẩm và người mua sản phẩm đó. Công việc của họ bao gồm xây dựng chiến lược kinh doanh, mở rộng cơ sở khách hàng và duy trì mối quan hệ kinh doanh với khách hàng.
Là một chuyên viên kinh doanh thì bạn cũng cần đòi hỏi phải có khá nhiều kiến thức chuyên sâu. Công việc buộc bạn phải trau dồi liên tục những kiên thức, thông tin về sản phẩm cũng như kỹ năng giao tiếp để thuyết phục được khách hàng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể tham gia vào đàm phán hợp đồng mua bán và có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm đã mua. Với những đơn hàng có giá trị lớn, chuyên viên kinh doanh thường sẽ gặp gỡ khách hàng trước khi giao sản phẩm và đặt ra các yêu cầu cụ thể, sau đó họ truyền đạt lại những yêu cầu này tới công ty để đảm bảo khách hàng hài lòng.
Những công việc cụ thể của chuyên viên kinh doanh
Bên cạnh đó nếu bạn đang muốn gửi CV xin việc nhân viên kinh doanh mà chưa biết phải tạo CV, hoàn thiện hồ sơ xin việc ra sao thì hãy cùng tham khảo chi tiết cách viết cv xin việc nhân viên kinh doanh. Qua đây chắc chắn các bạn hoàn toàn có thể ứng dụng cho quá trình xin việc của mình được dễ dàng và đem lại kết quả công việc tốt nhất.
MỤC LỤC:
1. Công việc của Chuyên viên kinh doanh
2. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng của Chuyên viên kinh doanh
3. Con đường đi từ nhân viên lên trưởng phòng kinh doanh
Những công việc cụ thể của chuyên viên kinh doanh
Trước khi trở thành một chuyên viên kinh doanh chính thức, để bắt tay vào công việc của chuyên viên kinh doanh thì bạn cần phải vượt qua vòng phỏng vấn với hàng trăm thí sinh. Vào ngày cuộc phỏng vấn diễn ra, mọi ứng cử viên đều rơi vào tâm trạng hồi hộp và lo lắng. Nhưng khi đã nắm bắt được các câu hỏi phỏng vấn chuyên viên kinh doanh thì việc đối mặt với nhà tuyển dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn giúp bạn có một tâm lý ổn định, lấy được điểm trước mắt nhà tuyển dụng.
1. Công việc của Chuyên viên kinh doanh
- Đạt được mục tiêu doanh số và hoạt động hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.
- Tối đa hóa hiệu quả bán hàng bằng cách thiết lập mối quan hệ và nắm bắt nhu cầu, thị hiếu, lối sống của khách hàng.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại, cập nhật cơ sở dữ liệu khách hàng.
- Điều chỉnh kỹ thuật bán hàng dựa trên sự tương tác và kết quả.
- Xem lại đơn hàng đang chờ và yêu cầu cụ thể của khách hàng để đảm bảo thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Đề xuất cải tiến quy trình bán hàng.
2. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng của Chuyên viên kinh doanh
- Kinh nghiệm làm việc ở vị trí Chuyên viên kinh doanh, Trợ lý kinh doanh hoặc lĩnh vực tương đương.
- Sử dụng thành thạo các quy tắc BRM & CRM cùng khả năng xây dựng mỗi quan hệ nghiệp vụ kinh doanh hiệu quả.
- Kỹ năng bán hàng, giao tiếp và thương lượng tốt.
- Kỹ năng quản lý, tổ chức và ưu tiên công việc.
- Có khả năng thuyết trình hướng tới nhu cầu của người nghe.
- Kỹ năng quản lý các mối quan hệ và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến phản hồi.
- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc lĩnh vực liên quan.
3. Con đường đi từ nhân viên lên trưởng phòng kinh doanh
Nếu bạn hiện đang là nhân viên/ chuyên viên kinh doanh muốn tìm hiểu con đường thăng tiến lên vị trí trưởng phòng kinh doanh thì hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ. Chức vụ cao, trách nhiệm sẽ càng nặng nề. Dưới đây là một số thông tin hữu ích, chỉ ra cho bạn con đường đúng đắn.- Để thành công ở vai trò trưởng phòng kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo quan trọng hơn nhiều khả năng bán hàng.
- Khi bạn sẵn sàng hướng dẫn và đào tạo nhân viên kinh doanh mới, chia sẻ chiến thuật bán hàng với đồng nghiệp, bạn cho thấy khả năng quản lý và dẫn dắt một nhóm.
- Phối hợp hiệu quả với nhân viên phòng Marketing và phòng ban khác vì mục tiêu chung.
- Khả năng giao tiếp tốt và xây dựng mạng lưới quan hệ nghề nghiệp rộng.
Bên cạnh đó nếu bạn đang muốn gửi CV xin việc nhân viên kinh doanh mà chưa biết phải tạo CV, hoàn thiện hồ sơ xin việc ra sao thì hãy cùng tham khảo chi tiết cách viết cv xin việc nhân viên kinh doanh. Qua đây chắc chắn các bạn hoàn toàn có thể ứng dụng cho quá trình xin việc của mình được dễ dàng và đem lại kết quả công việc tốt nhất.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.